4.6.2. Kết quả tinh chế kháng thể từ dịch nước báng
Kháng thể đơn dòng từ dịch nước báng được tinh chế bằng cột tinh chế IgG HiTrap protein GHP của Amersham Biociences. Các kháng thể đơn dòng đặc hiệu với progesterone đều thuộc kháng thể IgG, điều này phù hợp với nghiên cứu của Yücel and Çirakoğlu (1999, 2000).
Kết quả đo mật độ quang OD450nm dùng để xác định hàm lượng protein tổng số có trong mẫu dịch nước báng tinh chế. Các phân đoạn 3, 4, 5 và 6 cho kết quả OD450nm cao, các phân đoạn cịn lại có OD450nm thấp hơn (Hình 4.4).
Từ độ OD450nm thu được quy đổi ra hàm lượng IgG cho thấy, kháng thể tinh chế tập trung ở các phân đoạn 3, 4, 5 và 6 với nồng độ lần lượt là 2.106 mg/ml 2.228mg/ml, 1.705mg/ml và 1.216mg/ml. Trong đó, phân đoạn 4 thu được nhiều nhất với hàm lượng 5.615mg.
Hình 4.4. Đồ thị biểu diễn các phân đoạn thu được khi tinh chế kháng thể đơn dòng từ dịch nước báng
Tổng lượng kháng thể đơn dòng IgG thu được là 20.63mg. Như vậy, với 10ml dịch nước báng thô, nồng độ IgG thu được là 2.063mg/ml (Bảng 4.8).
Bảng 4.8. Hàm lượng kháng thể đặc hiệu progesterone sau tinh chế
Phân đoạn OD450nm Nồng độ IgG (mg/ml) Hàm lượng IgG (mg)
1 0,034 0,025 0,063 2 0,297 0,22 0,554 3 2,843 2,106 5,307 4 3,008 2,228 5,615 5 2,302 1,705 4,297 6 1,642 1,216 3,065 7 0,504 0,373 0,941 8 0,235 0,174 0,439 9 0,162 0,120 0,302 10 0,024 0,018 0,045
4.6.3. Kết quả chạy điện di kháng thể IgG thu được trên gel SDS-PAGE
Kết quả tinh chế còn thể hiện ở độ tinh sạch của kháng thể sau tinh chế. Để kiểm tra độ tinh sạch của kháng thể đơn dòng sau tinh chế được tiến hành kiểm tra bằng phương pháp điện di SDS-PAGE. Các mẫu 3,4,5 và 6 tương ứng với các phân đoạn 3, 4, 5 và 6 có hàm lượng IgG nhiều hơn các mẫu khác. Ở các mẫu còn lại hàm lượng kháng thể thấp hơn. Các mẫu tinh sạch đều cho băng điện di rõ ràng cho thấy kháng thể tinh chế được có độ sạch cao (Hình 4.5).
8 7 6 5 4 3 2 9