Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
Tân Kỳ là một huyện miền núi phía tây Nghê ̣ An, với tổng diê ̣n tı́ch tự nhiên của huyê ̣n là 725,815 km2, với dân số trung bình năm 2018 là 137 312 người, mâ ̣t đô ̣ dân số trung bı̀nh 189 người/km2. Huyê ̣n gồm có 21 xã và 1 thi ̣ trấn. Trung tâm huyê ̣n đóng ta ̣i thi ̣ trấn Tân Kỳ, cách trung tâm thành phố Vinh 80 km, rất thuận lợi cho việc giao thương của nhân dân trong huyện.
Tân Kỳ có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế là cầu nối giao thương giữa các huyện miền tây xứ Nghê ̣. Thiên nhiên ưu đãi cho huyện Tân Kỳ nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng để phát triển ngành kinh tế Nông- lâm nghiê ̣p - thủy sản, công nghiệp chế biến, khai thác và thương mại di ̣ch vu ̣.
Kết cấu ha ̣ tầng kinh tế - kỹ thuâ ̣t đã được cải thiê ̣n đáng kể, cu ̣ thể hê ̣ thống đường giao thông đã được xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Các tuyến giao thông chı́nh như: đường mòn Hồ Chı́ Minh, Quốc lộ 15, tı̉nh lô ̣
598A và 598B... hiê ̣n nay 100% các xã trên đi ̣a bàn huyê ̣n đều đã có điê ̣n; nguồn cung cấp điê ̣n đươ ̣c đảm bảo từ lưới điê ̣n quốc gia. Hê ̣ thống thông tin liên la ̣c thường xuyên được nâng cấp, mở rô ̣ng và hiê ̣n đa ̣i hóa.
Những năm gần đây huyện Tân Kỳ cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư kinh doanh như dự án: Nhà máy may Minh Anh Với quy mô đầu tư 500 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 9 ha, Nhà máy sẽ giải quyết việc làm từ 5.000 - 6.500 lao động địa phương, góp phần tăng nguồn thu ngân sách đáng kể cho địa phương. Nhà máy ga ̣ch Tuynel, dự án nông nghiệp công nghệ cao FLC tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng với tổng diện tích khoảng 300 ha...góp phần làm cho kinh tế của huyê ̣n ngày càng sôi đô ̣ng.
Sau đây là tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2018.
Bảng 3.2. Tı̀nh hı̀nh kinh tế - xã hội huyện Tân Kỳ, giai đoa ̣n 2016-2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
I. Chỉ tiêu kinh tế
1. Tổng giá tri ̣ sản xuất tỷ đồng 4.812,73 5.178,50 5.649,49 - GTSX Nông- lâm- ngư nghiê ̣p tỷ đồng 1.415,45 1.652,06 1.739,27 - GTSX Công nghiệp- Xây dựng tỷ đồng 1.864,08 2.056,08 2.330,62 - GTSX Thương mại - Dịch vu ̣ tỷ đồng 1.533,20 1.470,36 1.579,60
2. Tốc độ tăng trưởng % 7,6 8,7 9,1
Trong đó:
- GTSX nông- lâm- ngư nghiê ̣p tăng % 4,23 4,20 5,28
- GTSX Công nghiệp- Xây dựng tăng % 9,15 10,30 13,35
- GTSX Thương mại - Dịch vu ̣ tăng % 6,21 -0,04 7,42
3. Cơ cấu kinh tế
- Nông, lâm, ngư nghiệp % 32,94 31,9 30,79
- Công nghiệp- Xây dựng % 38,73 39,7 41,25
- Thương mại - Dịch vụ % 28,33 28,4 27,96
4. Thu nhâ ̣p bình quân đầu người triệu đồng 26 27 29
II. Chỉ tiêu xã hội
1. Dân số trung bı̀nh người 135 215 137 312 138 688
2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 11,73 12,14 10,25
3. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo % 1,3 1,35 1,20
4. Số trường đạt chuẩn quốc gia trường 42 48 49
5. Số bác sỹ/vạn dân bác sỹ 3,1 3,29 3,3
6. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ (% 100 100 100
III. Chỉ tiêu môi trường
6. Tỷ lệ độ che phủ rừng % 35,9 36,2 37,6
7. Tỷ lệ dân nông thôn dùng nước hợp
vệ sinh % 96,3 98,6 98,8
Tı̀nh hı̀nh giá tri ̣ sản xuất các năm được thể hiê ̣n qua biểu đồ sau: 0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 2016 2017 2018 NÔNG NGHIỆP CN - XD TM-DV
Biểu đồ 3.1. Giá trị sản xuất huyện Tân Kỳ, giai đoa ̣n 2016-2018
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tân Kỳ (2018) Qua bảng 3.2. và Biểu đồ 3.1. cho thấy tı̀nh hı̀nh kinh tế - xã hội qua các năm 2016, 2017, 2018 như sau: Tổng giá trị sản xuất qua các năm là: năm 2016 theo giá cố định là 4.812,73 tỷ đồng tăng 7,6% so cùng kỳ năm 2015; năm 2017 theo giá cố định là 5.178,50 tăng 8,7% so cùng kỳ năm 2016; năm 2018 theo giá cố định là 5.649,49 tăng 9,1% so cùng kỳ năm 2017. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cụ thể giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp (năm 2016 là 32,94%, năm 2017 là 31,90%, năm 2018 là 30,79%)...
Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2018 đạt 9,1%, bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 8,44%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 6,6% của giai đoạn 2013-2015. Tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện/GDP năm 2018 đạt 34,2%, đảm bảo mục tiêu đề ra từ 33-34%.
Giá trị sản xuất theo giá so sánh của các ngành qua các năm 2016, 2017, 2018 đều tăng lên hàng năm. Ngành nông - lâm nghiê ̣p - thủy sản năm 2016 tăng 4,23% so cùng kỳ năm 2015; năm 2017 tăng 4,2% so cùng kỳ năm 2016; năm 2018 tăng 5,28% so cùng kỳ năm 2017.
Ngành Công nghiê ̣p - xây dựng theo giá so sánh các năm đạt được như sau: Năm 2016 đa ̣t 1.864,08 tỷ đồng tăng 9,15% so cùng kỳ năm 2015; năm 2017 đạt 2.056,08 tỷ đồng tăng 10,03% so cùng kỳ năm 2016, năm 2018 đạt 2.330,62 tỷ đồng tăng 13,35 % so cùng kỳ năm 2017.
Ngành Thương mại - dịch vụ theo giá so sánh các năm đạt được như sau: Năm 2016 đa ̣t 1.533,20 tỷ đồng tăng 6,21% so cùng kỳ năm 2015; năm 2017 đạt 1.473,36 tỷ đồng giảm -0,04% so cùng kỳ năm 2016, năm 2018 đạt 1.579,60 tỷ đồng tăng 7,42% so cùng kỳ năm 2017.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, luân canh tăng vụ, đưa công nghệ mới vào sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuâ ̣t, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản... đươ ̣c thể hiện qua giá trị sản phẩm thu hoa ̣ch trên 1 ha đất trồng trọt và đất mặt nước nuôi trồng thủy sản theo bảng dưới đây:
Bảng 3.3. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta đất trồng trọt
ĐVT: Triệu đồng
Năm Đất trồng trọt Mặt nước nuôi trồng thủy sản
2016 36,80 43,29
2017 38,23 54,72
2018 38,56 55,36
Nguồn: Chi cu ̣c Thống kê huyê ̣n Tân Kỳ (2018) Qua bảng 3.3. cho ta thấy giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản, cụ thể như sau: giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt qua các năm, năm 2016 là 36,8 triệu/ha tăng 2,56% so cùng kỳ năm 2015; năm 2017 là 38,23 triệu/ha tăng 3,88% so cùng kỳ năm 2016; năm 2018 là 38,56 triệu/ha tăng 0,86% so cùng kỳ năm 2017. Giá trị thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản các năm, năm 2016 là 43,29 triệu đồng/ ha tăng 5,36% so cùng kỳ năm 2016; năm 2017 là 54,72 triệu đồng/ ha tăng 26,4% so cùng kỳ năm 2016; năm 2018 là 55,36 triệu đồng/ ha tăng 1,17% so cùng kỳ năm 2017.
Dồn điền, đổi thửa là hướng đi tất yếu nhằm tạo những “cánh đồng mẫu lớn”, nâng cao giá trị canh tác… Thực tế, sau dồn điền đổi thửa, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã "bứt phá”, đạt nhiều kết quả khả quan. Dù vậy, để hiệu quả như kỳ vọng, vẫn còn nhiều việc phải làm về định hướng sản xuất vùng, miền; xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ...
Dù đạt nhiều kết quả tích cực song, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện thời gian qua còn chậm và chưa vững chắc. Năng suất, sản lượng cây trồng tuy tăng khá nhưng chất lượng sản phẩm còn hạn chế; chưa hình thành
nhiều vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn. Nhiều địa phương đã có quy hoạch vùng chuyển đổi nhưng việc thực hiện chưa tốt. Hầu hết các mô hình chuyển đổi còn nhỏ lẻ, manh mún. Việc nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả chưa cao…
Bảng 3.4. Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây
ĐVT: Ha
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng số 29.977 31.023 30.916 Cây hàng năm 26.944 27.878 28.315 Trong đó: Cây lương thực có hạt 13.538 14.182 14.682 Lúa 9.471 9.172 9.387 Ngô 4.067 5.010 5.295 Cây CN hàng năm 7.873 6.399 6.415 Mía 6.975 5.431 5.706 Vừng 216 172 181 Lạc 598 704 751 Đậu tương 84 86 74
Cây lâu năm 3.033 3.145 2.601
Nguồn: Chi cục Thống kê huyê ̣n Tân Kỳ (2018) Qua bảng 3.4 cho thấy diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây qua các năm được chuyển đổi từ trồng cây lâu năm sang cây trồng hàng năm, cụ thể: năm 2016 diện tích cây trồng hàng năm là 26.944 ha, chiếm 89,88%, diện tích cây trồng lâu năm là 3.033ha chiếm 10,12%; năm 2017 tổng diện tích đất là 31.023 ha tăng 1.046 ha diện tích cây trồng hàng năm là 27.878 ha, chiếm 89,86%, diện tích cây trồng lâu năm là 3.145 ha chiếm 10,12%; năm 2018 diện tích cây trồng hàng năm là 28.315 ha, chiếm 91,58%, diện tích cây trồng lâu năm là 2.601 ha chiếm 8,42%.
Dân số- Lao đô ̣ng
Thực hiê ̣n về công tác dân số trong tình hình mới chính là việc chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển, giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề dân số về quy mô, cơ cấu, phân bố chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế, xã hội.
Bảng 3.5. Dân số, lao động và việc làm của huyện Tân Kỳ, giai đoạn 2016- 2018
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Tổng dân số toàn huyện Người 135.878 137.312 138.661
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ‰ 11,73 12,14 13,11
Tỷ suất sinh thô ‰ 16,85 17,17 18,15
Số người trong độ tuổi lao động Người 77.960 81.986 83.682
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề % 38,6 39,12 40,21
Lao động nông nghiệp Người 60.818 61.520 62.635
Tỷ lệ LĐNN trong tổng số ĐTLĐ % 78,01 75,03 74,28
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Tân Kỳ (2018) Bên cạnh đó, duy trì vững chắc mức sinh thay thế vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số. Số người trong độ tuổi lao động ổn định và tăng dần qua các năm (chiếm từ 52,3 - 59,71% tổng dân số); cụ thể: năm 2016 là 77.960 người (chiếm khoảng 57,37% dân số), năm 2017 là 81.986 người (chiếm khoảng 59,71% dân số), năm 2018 là 83.682 người (chiếm khoảng 60,35% dân số). Huyện rất quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao và tăng dần qua các năm.
Trên đây là tình hình dân số - lao động của huyện qua các năm. Từ chỉ tiêu này cho ta thấy dân số của huyện qua 3 năm và một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng dân số. Bên cạnh đó nắm được tình trạng lao động của huyện cũng như chất lượng lao động (lao động đã qua đào tạo), tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động.
Năm 2016
Tổng giá trị sản xuất cả năm theo giá so sánh đạt 4.812,73 tỷ đồng, tăng 7,6% so cùng kỳ năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 32,94% tăng 4,23% so cùng kỳ; Công nghiệp - xây dựng chiếm 38,73%, tăng 9,15%; Thương mại - dịch vụ chiếm 28,32%, tăng 6,21% so cùng kỳ năm 2015.
Về sản xuất nông lâm ngư nghiệp tiếp tục phát triển
Tổng giá trị sản xuất cả năm theo giá so sánh đạt 1.415,45 tỷ đồng, tăng 4,23% so cùng kỳ năm 2015, trong đó: Nông nghiệp cả năm là 1.352,41 tỷ đồng, tăng 4% so với 2015.
* Về Nông nghiệp: Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được chú trọng, cơ cấu cây trồng có chuyển dịch theo hướng tích cực; Xây dựng và nhân rộng các mô hình, như: Mô hình cánh đồng mẫu lúa 36 ha, mô hình tưới nhỏ giọt trên cây mía với tổng diện tích thực hiện 19,3 ha, mô hình chăn nuôi bò sữa, bò thịt ... Mặc dù sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhưng đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
- Cây lương thực: Tổng diện tích là 13.574 ha, trong đó: Cây lúa là 9.507 ha, (tăng 1.120 ha) với năng suất đạt 54,2 tạ/ha (tăng 0,6 tạ/ha); Cây ngô là 4.067 ha với năng suất đạt 32,5 tạ/ha (giảm 12 tạ/ha). Tổng sản lượng lương thực là 64.070 tấn, tăng 7,5% so cùng kỳ năm 2015.
- Cây công nghiệp: Diện tích cây mía là 6.974,8 ha (trồng mới là 2.178 ha) với năng suất là 591,7 tạ/ha (giảm 20 tạ/ha); Diện tích cây lạc là 609,5 ha với năng suất 16,8 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha); Cây sắn 2.659 ha với năng suất là 220 tạ/ha (giảm 5 tạ/ha). Cây cao su 1.965 ha, giảm 529 ha so cùng kỳ năm 2015.
Ngành chăn nuôi là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông nghiệp cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế, tình hình chăn nuôi phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật nuôi) và tình hình thị trường liên quan. Chăn nuôi có lịch sử từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống từ bao năm qua. Hiện nay, theo xu thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chăn nuôi cũng có những bước đi mới và đạt được một số kết quả nhất định.
Về chăn nuôi, thú y: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn ổn định, đã xảy ra một số dịch bệnh nhỏ lẻ, nhưng đã khống chế, bao vây không để lây lan ra diện rộng; Số lượng và chất lượng tổng đàn tăng, đàn bò tăng 6,9% (bò lai Sind tăng 15%); trâu tăng 2,1%; lợn tăng 3,5%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng cả năm đạt 9.646 tấn, tăng 5,1% so với 2015.
Về lâm nghiệp: Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng tiếp tục được quan tâm, đã trồng mới được 1.833 ha rừng tập trung, trồng cây phân tán là 301 nghìn cây, tổng sản lượng gỗ khai thác là 27.889 m3 tăng 12,9% so cùng kỳ năm 2015; Tiếp tục khoanh nuôi bảo vệ 29.602 ha rừng, chăm sóc rừng tái sinh 3.605 ha; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 35,9%.
Về Thủy sản: Tổng sản lượng khai thác nuôi trồng cả năm ước đạt 1.443 tấn, tăng 4,6% với giá trị sản xuất là 23.786 triệu đồng tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2015.
Về xây dựng nông thôn mới: Thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, phân bổ xi măng 4.698 tấn cho các xã làm đường bê tông giao thông nông thôn. Kết quả: 2 xã Tân Long và Tân An hoàn thành 19/19 tiêu chí, bình quân toàn huyện đạt 11,86 tiêu chí/xã, tăng 1,48 tiêu chí so cùng kỳ năm 2015.
Về công nghiệp - Xây dựng: Tổng giá trị sản xuất cả năm đạt 1.864,08 tỷ đồng, tăng 9,15% so với 2015, trong đó: công nghiệp là 1.295,59 tỷ đồng, tăng 14,6% so cùng kỳ năm 2015)
- Về công nghiệp - TTCN: Tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy ngói lợp và gạch ốp lát Cotto tại xã Nghĩa Dũng với công suất ngói lợp 22 triệu viên/năm và gạch cotto trang trí 2 triệu m2/năm. Tiếp tục chỉ đạo, khuyến khích các tổ chức, chủ lò chuyển đổi công nghệ, đặc biệt Nhà máy gạch ngói Tuynel đã đi vào hoạt động và đã sản xuất được 37 triệu viên, ngoài ra các sản phẩm khác có mức tăng khá như: Sỏi tăng 11,5%, Đá trắng tăng 14,8%, Điện thương phẩm tăng 24,5% ...
- Về đầu tư xây dựng: Năm 2016, tổng nguồn vốn đã được bố trí là 150.762 triệu đồng, bằng 93,7% so với cùng kỳ, đã giải ngân trong 11 tháng