Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thống kê
- Chính sách của Đảng và Nhà nước về Thống kê: Các chı́nh sách của Đảng và Nhà nước ta ̣o môi trường pháp lý tốt sẽ tạo dựng được mối quan hệ công tác thông suốt và lành mạnh hơn giữa người làm thống kê, người cung cấp số liệu đầu vào và các đối tượng sử dụng số liệu thống kê. Môi trường pháp lý là điều kiện cần đảm bảo cho ngành Thống kê tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê về tính trung thực, khách quan, chính xác đầy đủ, đảm bảo tính độc lập về chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣.
- Phương pháp Thống kê: Chúng ta có 4 phương pháp thống kê, đó là: Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự báo.
+Thu thập và xử lý số liệu:
Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể.
+ Nghiên cứu các hiện tượng trong hoàn cảnh không chắc chắn:
Trong thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố gắng. Ví dụ như nghiên cứu về nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao, để nắm được các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn.
+ Điều tra chọn mẫu:
Trong một số trường hợp để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế (chi phí, thời gian) và tính kịp thời, hoặc không thực hiện được. Chính điều này đã được ra cho thống kê xây dựng các phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép, đó là phương pháp điều tra chọn mẫu.
+ Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng:
Giữa các hiện tượng thông thường có mối liên hệ với nhau. ví dụ: mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác
động đến lượng vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự báo; Dự báo là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động, trong hoạt động dự báo người ta có thể chỉ ra thành nhiều loại:
(1) Dự báo dựa vào định lượng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trước khi ra quyết định phù hợp.
(2) Dự báo dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy:
Dự báo nội suy là chúng ta dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận. Ví dụ như chúng ta xem xét mối liên hệ giữa lượng sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc các yếu tố đầu vào như vốn, lao động và trình độ khoa học kỹ thuật.
Dự báo dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tượng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự báo sự phát triển của hiện tượng. Ví dụ như để đánh giá kết quả hoạt động của một công ty người ta xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của họ qua nhiều năm.
Ngoài ra, người ta còn có thể phân chia dự báo thống kê ra thành nhiều loại khác.
- Người làm công tác chuyên môn Thống kê: Trong điều kiện nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với một thế giới đầy biến động, Chính phủ Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương ngày càng có nhu cầu cao trong việc sử dụng số liệu thống kê phục vụ công tác xây dựng, giám sát và đánh giá việc thực hiện các chính sách dựa trên bằng chứng cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Tương tự, các doanh nghiệp đang hàng ngày cần số liệu thống kê phục vụ tác nghiệp và xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất - kinh doanh. Các nhà nghiên cứu, lập chính sách không thể phân tích, đánh giá và dự báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong tương lai nếu thiếu các nguồn thông tin thống kê tin cậy, kịp thời. Chính vì vậy, chúng ta đang rất cần những người có đủ kiến thức và kỹ năng làm công việc này. Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của người làm thống kê được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao năng lực và
trình độ chuyên môn của cán bộ thống kê là nâng cao chất lượng đào tạo thống kê tại các trường đại học và gắn kết mối quan hệ giữa đơn vị đào tạo chuyên ngành thống kê và cơ quan sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo.
- Người sử dụng số liê ̣u Thống kê: Nếu người sử dụng không biết có những loại số liê ̣u thống kê gì, không biết số liê ̣u ở đâu và làm thế nào để tiếp cận được, khi đó số liê ̣u thống kê không có giá trị. Vì vậy, cần đưa ra các giải pháp và hệ thống phù hợp để phổ biến số liê ̣u, đồng thời đảm bảo tất cả các loại số liê ̣u thống kê phải có trong hệ thống danh mục sản phẩm của Ngành. Bên cạnh đó phải có sự phản hồi của người sử du ̣ng số liê ̣u thống kê, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội phát triển.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo công tác Thống kê: Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là một trong những giải pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng công tác thống kê. Chẳng hạn tin học hóa và áp dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong toàn bộ quy trình hoạt động thống kê sẽ nâng cao tính kịp thời của số liê ̣u thống kê. Cần đưa ra kế hoạch xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của Ngành trên tất cả các lĩnh vực. Từ trang bị máy tính, mua sắm phần mềm, đến đào tạo và ứng dụng công nghệ tin học vào các công việc chuyên môn. Từ việc lắp đặt, duy tu đến việc nâng cấp và tăng cường năng lực hệ thống mạng và nâng cấp ma ̣ng land nô ̣i bô ̣ của ngành. Từ việc sửa sang, duy tu đến việc xây dựng kế hoạch nâng cấp và hiện đại hóa công sở.