Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
3.2.2.1. Phương pháp tổng hợp
Kết quả của giai đoạn điều tra thông tin ban đầu cho chúng ta các dữ liệu thô về các đặc trưng riêng biệt của từng đơn vị tổng thể. Các dữ liệu này mang tính chất
rời rạc, rất khó quan sát để đưa ra các nhận xét chung cho cả hiện tượng nghiên cứu và cũng không thể sử dụng ngay vào phân tích và dự báo thống kê được.
3.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
a. Thống kê mô tả
Từ các số liệu thu thập được tổng hợp xây dựng các bảng số liệu thống kê về chất lượng thông tin thống kê vào luận văn. Các bảng số liệu thống kê mô tả bao gồm: Tình hình nguồn nhân lực, điều kiện KTXH, tình hình thu thập thông tin thống kê, báo cáo thống kê định kỳ, điều tra thống kê. Nhằm mục đích thu thập và hệ thống hóa số liệu, tính các số đặc trưng thực nghiệm và tìm qui luật phân phối thực nghiệm của hiện tượng cần nghiên cứu, mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn và chính xác nhất.
b. Thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh là đối chiếu các hiện tượng kinh tế, xã hội được thể hiện định lượng có nội dung và tính chất tương tự nhau: Số lần, số phần trăm. So sánh cũng được sử dụng ở các dạng như: So sánh giữa thực hiện với kế hoạch, so sánh các giai đoạn khác nhau, so sánh các đối tượng tương tự nhau, so sánh các yếu tố hiện tượng các biệt ... của quản lý thông tin thống kê, từ đó giúp cho đối tượng quan tâm có căn cứ để đề ra quyết định lựa chọn. Đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó, cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
Phương pháp phân tích so sánh trong luận văn là tài liệu của năm trước. (kỳ trước, kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu quản lý chất lượng thông tin thống kê. Các mục tiêu đã dự kiến nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán và định mức và là kết quả đã đạt được.