PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT
4.1.3. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
4.1.3.1. Về công tác quản lý quy trình quy hoạch cán bộ chủ chốt
a. Về công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch
Trước khi thực hiện quy trình quy hoạch, ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố tiến hành các công việc sau:
(1) Chỉ đạo cấp dưới xây dựng quy hoạch cấp ủy cơ sở, ban thường vụ cấp uỷ, cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, phường, thị trấn; các phòng, ban, đơn vị trực thuộc huyện, thành phố làm cơ sở để phát hiện nguồn quy hoạch cán bộ cấp huyện, thành phố.
(2) Rà soát đội ngũ cán bộ và đánh giá cán bộ:
- Rà soát đội ngũ cán bộ về chất lượng, số lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu
ngành nghề, độ tuổi, cán bộ xuất thân từ công nhân, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số.
- Đánh giá cán bộ diện ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố quản lý
theo các nội dung quy định.
- Trên cơ sở yêu cầu xây dựng quy hoạch và tiêu chuẩn cán bộ đưa vào
quy hoạch, tiến hành phân loại cán bộ theo chiều hướng phát triển: cán bộ có triển vọng đảm nhận chức vụ cao hơn; cán bộ tiếp tục giữ chức vụ đương nhiệm;
cán bộ cần đào tạo, bồi dưỡng thêm; cán bộ không đủ điều kiện giữ chức vụ hiện tại trong khóa tới (về độ tuổi, trình độ, năng lực, uy tín...).
Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ về công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch
Chỉ tiêu Chưa tốt Tốt Rất tốt Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Xác định yêu cầu nhiệm vụ và thực tế đội ngũ cán bộ
11 12,2 64 71,1 15 16,7
Công tác dự báo nhu cầu cán bộ 25 27,8 57 63,3 8 8,9
Kế hoach sát với thực tiễn và có
tính khả thi
9 10 60 66,7 21 23,3
Kế hoạch quy hoạch có tính hợp
lý.
13 14,4 59 65,5 18 20,0
Đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi trong quy hoạch CB
28 31,1 51 56,7 11 12,2
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Theo kết quả điều tra về đánh giá công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện hiện nay cho thấy. Đa số cán bộ được quy hoạch đánh giá là tốt. Về việc xây dựng kế hoạch đã xác định yêu cầu nhiệm vụ và thực tế đội ngũ cán bộ thì có 88,8 % cán bộ đánh giá tốt và rât tốt và có
12,2% đánh giá chưatốt. Về công tác dự báo nhu cầu cán bộ thì có 27,8 % cán
bộ đánh giá là chưa tốt. Nhiều ý kiến còn cho rằng công tác xây dựng kế hoạch quy hoạch còn chưa bám sát vào nhu cầu của cán bộ, quy hoạch một số chức danh còn chưa hợp lý. Về đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi để quy hoạch còn nhiều cán bộ đánh giá chưa tốt chiếm 31,1%. Do số lượng cán bộ trong diện quy hoạch trên độ tuổi 50 còn chiếm tỷ lệ nhiều, cán bộ trẻ chưa được ưu tiên để cho vào kế hoạch quy hoạch.
b. Quản lý về công tác đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là một vấn đề hết sức hệ trọng và rất tế nhị, nhạy
trí, sử dụng cán bộ đúng hay sai mà còn là một nhân tố dễ gây ra những tâm
tư, thắc mắc, mất đoàn kết nội bộ. Do đó, công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại cán bộ phải thật sự khoa học, khách quan, công tâm, theo một quy trình chặt chẽ.
Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các bước trong quy trình xây dựng quy hoạch; tập
trung đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực thực tiễn; uy tín; sức khoẻ; chiều hướng, triển vọng phát triển của từng cán bộ. Tuy nhiên, một số cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch tự nhận xét, đánh giá nhưng chưa thực sự thẳng thắn nghiêm túc tự phê bình; vẫn còn tình trạng chi ủy nơi cư trú của cán bộ, tập thể lãnh đạo và chi ủy nơi cán bộ công tác nhận xét,
đánh giá chưa đầy đủ, chưa đảm bảo khách quan, dân chủ, còn nể nang, né
tránh, đánh giá chưa đúng thực chất về năng lực thực tiễn của cán bộ, chưa
chỉ ra được ưu điểm, khuyết điểm của từng cán bộ, chưa tập trung phân loại mức độ tiến bộ, sở trưởng, khảnăng, mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ.
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá chất lượng cán bộ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý
Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ 248 74,9
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 81 24,5
Hoàn thành nhiệm vụnhưng còn hạn chế về năng lực 2 0,6
Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0
Tổng 331 100
Nguồn: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình (2017)
Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã nghiêm túc tổ chức quán triệt đầy đủ, kịp thời các quy định, hướng dẫn của Đảng, của Nhà nước về công tác kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức, tập thể
và cá nhân hằng năm; đồng thời đã tập trung chỉ đạo triển khai, cụ thể hóa
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ về công tác đánh giá cán bộ
Chỉ tiêu Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)
Quy trình tổ chức đánh giá có chặt chẽ, khoa học 78 86,7
Đánh giá có công tâm, minh bạch 70 77,8
Đánh giá có chuẩn xác và đúng với năng lực của CB 75 83,3
Đánh giá có khách quan, dân chủ 82 91,1 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Theo ý kiến đánh giá của cán bộ được điều tra thì đa số cán bộ đánh giá
công tác đánh giá cán bộ hiện nay của tỉnh là khá tốt, quy trình tổ chức đánh giá chặt chẽ, khoa học có 86,7% cán bộ đánh giá là tốt. Và công tác đánh giá cán bộ khá minh bạch, công tâm và đúng với năng lực của cán bộ hiện nay. Có 91,1% cán bộ đánh giá công tác đánh giá cán bộ khách quan và dân chủ. Như vậy, theo kết quả đánh giá của cán bộ thì công tác đánh giá cán bộ hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thực hiện một cách minh bách, dân chủ, đánh giá đúng người, đúng năng lực và phẩm chất chính trị của từng cán bộ.
Thực hiện Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ
về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Trong công tác kiểm điểm lãnh đạo quản lý hằng năm, thực hiện đúng nguyên tắc "người đứng đầu kiểm điểm trước, các thành viên lãnh đạo khác kiểm điểm sau". Về tiêu chí để phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo quản lý, ngoài tiêu
chí chung, yêu cầu phải đánh giá: Khả nănglãnh đạo, chỉđạo, điều hành cơ quan,
tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách; các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm phải đánh giá mức độ hoàn thành tương ứng
Từ năm 2015 đến nay, trong công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành thảo luận và bỏ phiếu kín để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Quan điểm của tỉnh là căn cứ kết quả đánh giá để điều chuyển hoặc phân công công tác khác đối với cán bộ được đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; bước đầu đã tạo được hiệu ứng tốt trong đội ngũ cán bộ, công chức và trong chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.
4.1.3.2. Quản lý công tác tổ chức thực hiện quy hoạch
a. Việc xác định nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch
Việc xác định nguồn, lựa chọn ứng viên để đưa vào diện quy hoạch là
khâu cơ bản trong công tác quy hoạch cán bộ, lãnh đạo quản lý. Vì mục đích của công tác quy hoạch cán bộ là nhằm chuẩn bị cán bộ kế cận để khi cần có thể bố
trí ngay vào các chức danh quy hoạch và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ đểđào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ một cách hợp lý, tạo sự chủđộng có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý cấp sở.
Trong công tác quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện hiện nay, đã chú
trọng đến việc lựa chọn cán bộđược đào tạo chính quy, toàn diện, được đánh giá là có đức, có tài, có triển vọng về khảnăng lãnh đạo, quản lý, đặc biệt bước đầu
đã chú trọng đến cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng đưa vào quy hoạch để có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trịtrước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên, việc xác định nguồn nhiều đơn vị chỉ thực hiện trong phạm vi
nội bộ đơn vị mình, chưa mở rộng sang các đối tượng khác ở ngoài cơ quan;
chưa thực sự mạnh dạn, còn có ý khắt khe, băn khoăn khi đưa cán bộ nữ, cán bộ
trẻ vào quy hoạch.
b. Công tác tổ chức tiến hành quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình
Căn cứ vào quy hoạch của cấp dưới và định hướng đối tượng giới thiệu vào quy hoạch do ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố thông qua, ban tổ chức cấp
ủy huyện, thành phố chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch, phối hợp với Ủy
ban Kiểm tra của cấp ủy, phòng Nội vụ huyện, thành phố tổng hợp các thông tin
cơ bản về cán bộ, đề xuất danh sách nhân sự có triển vọng dự kiến đưa vào
nguồn quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố; các
chức danh: bí thư, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy ban
nhân dân để báo cáo thường trực, ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố cho ý
kiến, trước khi đưa ra lấy ý kiến giới thiệu tại hội nghị cán bộ chủ chốt của huyện, thành phố.
Các thông tin cơ bản gồm: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, năm vào Đảng, chức vụ, ngạch bậc công chức, đơn vị công tác, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học;... tỷ lệ phiếu giới thiệu vào quy hoạch các chức danh ở cấp dưới.
Bước 1: Phát hiện, giới thiệu nguồn
(1) Hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu
- Thành phần:Ban chấp hành đảng bộ huyện, thành phố; bí thư, phó bí cấp
ủy cơ sở; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, UBND xã, phường, thị trấn; trưởng, phó
các phòng, ban, ngành (bao gồm cả các cơ quan ngành dọc của trung ương, của tỉnhđóng trên địa bàn và sinh hoạt đảng tại địa phương), Mặt trận tổ quốc, các tổ
chức đoàn thể, các đơn vịtrực thuộc huyện, thành phố. Ở những nơi có điều kiện
có thể mở rộng đến ủy viên thường vụ cấp ủy cơ sở.
- Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch ban chấp hành, ban
thường vụ, bí thư, phó bí thư huyện, thành ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND,
UBND.
Trình tự:
+ Ban Thường vụ cấp ủy chủ trì, quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn quy hoạch vào các chức danh.
+ Ban tổ chức của cấp ủy phát danh sách nhân sự có triển vọng, dự kiến nguồn đưa vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh lãnh đạo cấp huyện kèm theo các thông tin về cán bộ (phân theo 3 đối tượng).
Các đồng chí tham dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.
+ Các đại biểu dự Hội nghị dành thời gian nghiên cứu, xem xét, viết phiếu, bỏ phiếu giới thiệu; ban tổ chức cấp ủy thu phiếu, kiểm phiếu.
(2) Các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện, thành phố phát hiện giới thiệu nguồn quy hoạch:
+ Người thay thế cương vị mình (từ 2-3 người);
+ Nguồn quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh cán bộ lãnh đạo (nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giới thiệu của hội nghị cán bộ).
(3) Tổng hợp kết quả phát hiện, giới thiệu nguồn
+ Ban tổ chức cấp ủy tổng hợp kết quả giới thiệu quy hoạch của hội nghị cán bộ và của các đồng chí ủy viên ban chấp hành đảng bộ huyện, thành phố dự kiến danh sách quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh, báo cáo với ban thường vụ cấp ủy.
+ Ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố thảo luận, thống nhất, phương án và danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh cán bộ (nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giới thiệu của hội nghị
cán bộ) để đưa ra lấy ýkiến ban chấp hành đảng bộ huyện, thành phố.
Nếu số lượng, cơ cấu dự kiến đưa vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh lãnh đạo còn thiếu, ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố lựa chọn, giới thiệu thêm các đồng chí có số phiếu giới thiệu của hội nghị cán bộ từ cao xuống thấp hoặc phát hiện, giới thiệu bổ sung nguồn để đạt hệ số tối thiểu khoảng 1,5 - 2 lần số lượng ban chấp hành, ban thường vụ khóa
đương nhiệm và 2-3 dự nguồn cho một chức danh quy hoạch.
Bước 2: Tổ chức lấy ý kiến ban chấp hành đảng bộ
Hội nghị ban chấp hành đảng bộ huyện, thành phố nghiên cứu các phương án quy hoạch do ban thường vụ chuẩn bị, phân tích về chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham khảo các thông tin về cán bộ, tiêu chuẩn chức
danh cán bộ, kết quả giới thiệu quy hoạch đối với nhân sự; trên cơ sở đó các ủy
viên ban chấp hành ghi phiếu giới thiệu quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh cán bộ (nêu tại phần nội dung bỏ phiếu giới thiệu của hội nghị cán bộ).
Bước 3: Tổ chức hội nghị ban thường vụ thảo luận, quyết định quy hoạch
Trên cơ sở quy hoạch của cấp ủy cơ sở, các phòng, ban, ngành, đơn vị trực thuộc; kết quả giới thiệu ở bước 1, bước 2 và các phương án quy hoạch do ban tổ chức cấp ủy đề xuất, ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố thảo luận, phát hiện, giới thiệu bổ sung nguồn quy hoạch; lập danh sách và bỏ phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch các chức danh: ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy huyện, thành phố; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND,
UBND, ủy viên thường trực HĐND huyện, thành phố.
Tại hội nghị này, ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố có thể xem xét, giới thiệu cán bộ có trong quy hoạch ở nơi khác vào quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ và các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý của địa phương mình.
Những người được trên 50% tổng số ủy viên ban thường vụ đương nhiệm giới thiệu, được đưa vào danh sách quy hoạch.
Phấn đấu đạt một số cơ cấu định hướng đối với ban chấp hành đảng bộ huyện, thành phố như sau :
- Cơ cấu độ tuổi:
+ Dưới 35 tuổi: không dưới 15%
+ Từ 35 đến 50 tuổi: khoảng 60-65%
+ Trên 50 tuổi: khoảng 20-30%
- Cơ cấu nữ: không dưới 15% so với danh sách quy hoạch
- Cơ cấu ngành, nghề: theo định hướng phát triển kinh tế- xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và đặc điểm của từng địa phương;
- Cơ cấu dân tộc: phù hợp với cơ cấu dân tộc của huyện, thành phố
Trong trường hợp bỏ phiếu lần thứ nhất mà chưa đạt số lượng và cơ cấu cần thiết, ban thường vụ cấp ủy huyện, thành phố có thể bỏ phiếu bổ sung hoặc tổ chức các phiên họp tiếp theo để thảo luận, giới thiệu bổ sung cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ xuất thân từ công nhân, dân tộc ít người, khoa học, công nghệ, văn
hóa, nghệ thuật, con em công nông và gia đình có truyền thống cách mạng.