PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH CÁN BỘ
4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
- Căn Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-11-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước chỉrõ, đẩy mạnh công tác QHCB nhằm:
+ Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế
thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ
vững đoàn kết nội bộ và sựổn định chính trị.
+ Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để ĐTBD, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong HTCTvững vàng về chính trị, trong sáng vềđạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độvà năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về
sốlượng, đồng bộ vềcơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05-6-2012 của Bộ Chính trị khóa XI về
đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm
2020 và những năm tiếp theonhấn mạnh: Quán triệt và thực hiện có hiệu quả và
khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; trong đó, đẩy
mạnh công tác QHCB nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp,
các ngành đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, có tầm nhìn chiến lược cho cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, trước hết là quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và
Nhà nước đủ phẩm chất, năng lực, bảo đảm 3 độ tuổi, có tính kế thừa, phát triển,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Theo đó, mục tiêu chung của công tác QHCB diện BTV Tỉnh ủy quản lý nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện nói riêng của tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 nhằm tạo nguồn cán bộ phong phú, đa dạng, đủ về số lượng, cao về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, dự kiến sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ diện lãnh đạo chủ chốt cấp huyện theo một trình tự hợp lý, khoa học, có tính đồng bộ, khả thi, tạo thuận lợi cho việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển, điều động ... cán bộ; vừa góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ diện
BTV Tỉnh ủy quản lý có đủ số lượng, phẩm chất, trình độ, năng lực, sức trẻ, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa thế hệ cán bộ, vừa tạo động lực, phát huy vai trò chủ động, tích cực của đội ngũ cán bộ được quy hoạch trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở tỉnh Hòa Bình.
- Căn cứ thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị nói chung (nguồn quy hoạch); đội ngũ cán bộđã được phê duyệt quy hoạch các chức danh lãnh đạo diện BTV Tỉnh ủy quản lý và quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp huyện nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020- 2025 là cơ sở thực tiễn để đề xuất giải pháp trong công tác QHCB. Bên cạnh đó cũng cần xem xét đến tình hình kinh tế-xã hội, phong tục, tập quản của từng địa
phương, vùng miền làm căn cứđề xuất giải pháp đảm bảo sát thực, hiệu quả.