Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 30 - 32)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt

2.1.4.1. Cơ chế, chính sách

- Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước

+ Hơn 30 năm đổi mới, nước ta đã có nhiều chuyển biến về chất trên mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo môi trường thuận lợi để công tác quy hoạch cán

bộ có điều kiện thực hiện tốt.

+ Những định hướng chiến lược về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức được Đảng quan tâm, chú trọng đã tác động vào quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch cán bộ của các cấp, các ngành, địa phương trong cả nước.

+ Chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách phát triển nguồn

nhân lực được Đảng, Nhà nước ban hành, tạo động lực to lớn cho các địa phương trong cả nước vươn lên mạnh mẽ, tạo cơ chế, chính sách trong tạo nguồn cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

2.1.4.2. Công tác đánh giá cán bộ

Đánh giá cán bộ là việc làm thường xuyên, liên tục của mỗi cơ quan, đơn

vị. Thông qua đánh giá cán bộlàm cơ sở đánh giá năng lực trình độ chuyên môn

của cán bộ để bố trí sắp xếp nhiệm vụ cho phù hợp với năng lực sở trường công tác của mỗi người, đồng thời là cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác. Trong quy hoạch cán bộ, công tác đánh giá cán bộ còn

làm cơ sởđể đưa vào hoặc đưa ra khỏi quy hoạch, bảo đảm tính kế thừa, liên tục

không để xảy ra tình trạng thiếu hụt cán bộ.

2.1.4.3. Năng lực của bộ máy thực hiện quy hoạch

- Trình độ cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến QHCB. Từng loại cán bộ cần

được tiêu chuẩn hóa về trình độ chính trị, văn hóa, KHCN và hiểu biết về xã hội.

- Tâm lý cục bộ địa phương, vùng miền, vẫn còn tồn tại khá đậm nét ở các

cơ quan, đơn vị, địa phương là nguyên nhân của tình trạng “khép kín” trong quy hoạch cán bộ.

- Sự tác động của những “nhóm lợi ích” là một thực tế khiến công tác quy

hoạch cán bộ bị lệch chuẩn mục tiêu, tính dân chủ, công khai, minh bạch trở nên hình thức.

2.1.4.4. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ

Công tác luân chuyển, điều động cán bộảnh hưởng nhất định đến quản lý quy hoạch cán bộ. Việc luân chuyển, điều động cán bộ tạo điều kiện cho cán bộ được quy hoạch vào các vị trí chủ chốt có thời gian để rèn luyện, thử thách ở các vị trí khác nhau. Luân chuyển cán bộ là khâu đột phá bởi vì nếu làm tốt công tác luân chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá cán bộ, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tuy nhiên, luân chuyển cán bộ chỉ có thể trở thành khâu đột phá và phát huy tác dụng tốt khi nó được kết hợp chặt chẽ đồng bộ với các khâu khác của công tác cán bộ. Cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần được luân

chuyển để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường cán bộ. Tuy

nhiên, việc luân chuyển, điều động cũng tạo tâm lý cho cán bộđược luân chuyển,

điều động ở những giác độ nhất định:

- Việc luân chuyển, điều động nằm trong lộ trình thời gian nhất định theo quy hoạch tạo tâm lý yên tâm, phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụđược giao.

- Việc luân chuyển, điều động không theo quy hoạch dễ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý cán bộđược luân chuyển, điều động.

Ngoài ra, công tác luân chuyển, điều động cán bộ cũng cần dựa trên yếu tố khách quan theo yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tổ chức cán bộ và cần tôn trọng kết quả quy hoạch cán bộđã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)