Kinh nghiệm quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 34 - 37)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện của một số

2.2.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình trong công tác quy hoạch cán bộ

- Quy hoạch cán bộ là khâu then chốt trong công tác cán bộ, phải được tổ

chức đảng lãnh đạo thực hiện bằng nghị quyết của cấp ủy và được sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm cho từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ để có cơ sở thực hiện tốt hơn trong nhiệm kỳ tiếp theo. Trong đó, vai trò của cấp ủy viên và cán bộ lãnh đạo các cấp hết sức quan trọng. Nơi nào lãnh đạo quan tâm, có tầm nhìn chiến lược, có quan điểm đúng đắn về công tác quy hoạch cán bộ thì việc quy hoạch, đào tạothuận lợi và đạt kết quả tốt.

- Công tác quy hoạch cán bộ phải mang tính chiến lược, gắn liền với công tác đào tạo, luân chuyển cán bộ, đánh giá và sử dụng cán bộ thành một quy trình liên tục. Công tác quy hoạch phải tiến hành hằng năm, quy hoạch từ cấp dưới lên, thực hiện tốt phương châm “mở” và “động” trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật và nghiệp vụ, bảo đảm quy trình, dân chủ, công khai, bổ sung những nhân tố mới, nhất là cán bộ nữ, cán bộ trẻ có triển vọng, đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch và xử lý nghiêm những cán bộ sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống, thoái hóa, biến chất, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ ở mức thấp, những đồng chí có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, uy tín giảm sút.

- Quy hoạch phải gắn với đào tạo cán bộ và phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, ngành, đơn vị; xem đây là căn cứ chính để xây

dựng đội ngũ cán bộ về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, chất lượng chính trị đồng

thời gắn liền với sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy. Đặc biệt xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt từ huyện đến cơ sở, theo định hướng ngày càng trẻ hoá đội ngũ cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn cán bộ, kết hợp các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính

kế thừa và phát triển. Việc thực hiện quy hoạch cán bộ phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch cán bộ và kịp

thời sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi những quy định và tiêu chuẩn chức danh cán bộ cho phù hợp yêu cầu phát triển của từng thời kỳ (Đào

Duy, Thế Minh, 2017).

2.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình trong công tác quy hoạch cán bộ

Sau 3 năm thực hiện hướng dẫn số 17 -HD/BTCTW ngày 23/4/3003 của

Ban Tổ chức Trung ương về quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác quy hoạch cán bộ ở các cấp, các ngành trong tỉnh Thái Bình có nhiều chuyển biến tích cực. Các cơ quan, đơn vị đã có kế hoạch xây dựng quy hoạch cán bộ cấp mình, đồng thời hướng dẫn, đôn đốc cấp dưới xây dựng quy hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý, đảm bảo quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu, nội dung, quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ. Nhiều nơi đã thực sự đổi mới về nội dung và làm cách làm quy trình, do

- Vềcông tác đánh giá cán bộ chuẩn bị xây dựng kế hoạch: Các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, phân loại cán bộ theo

định kỳ hàng năm. Việc đánh giá thực hiện trước khi xây dựng quy hoạch, bổ

nhiệm cán bộ. Trên cơ sở tiêu chuẩn chung của cán bộ theo Nghị quyết Trung

ương 3 khóa VIII, một sốnơi đã xây dựng được tiêu chuẩn cụ thểlàm cơ sở đánh

giá cán bộ và thực hiện cơ bản quy trình đánh giá cán bộ theo các bước: bản thân cán bộ tự đánh giá; cấp ủy, lãnh đạo cơ quan nơi cán bộ công tác và cấp ủy nơi

cư trú nhận xét đánh giá; các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu để ban

thường vụ cấp ủy thảo luận, dự kiến nhận xét, đánh giá và thông tin trở lại cho cán bộ được đánh giá. Sau khi có ý kiến phản hồi từ cán bộ được đánh giá, tập thể ban thường bị cấp ủy kết luận nhận xét, đánh giá đối với cán bộ; thông báo cho cấp ủy, lãnh đạo đơn vị và cán bộ được đánh giá biết và lưu hồ sơ cán bộ

theo phân cấp quản lý. Căn cứ vào việc đánh giá cán bộ, các cấp ủy, cơ quan, đơn

vị đã thực hiện phân loại cán bộ theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; có chiều hướng khảnăng phát triển, giữ mức cũ hoặc cần bố trí sắp xếp lại.

- Về thực hiện quy trình quy hoạch và kết quả công tác quy hoạch: Các cấp, các ngành đã chú trọng thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ; từng bước mở rộng dân chủ trong phát hiện, giới thiệu nguồn qua các hội nghị cán bộ, ban chấp hành đảng bộ. Ban tổ chức cấp ủy đã tổng hợp danh sách trích ngang chi tiết cán bộ được các hội nghị giới thiệu và chuẩn bị các thông tin cần thiết để

cung cấp cho các tổ chức có thẩm quyền nghiên cứu và quyết định quy hoạch cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.

Trong thời gian qua, việc xây dựng quy hoạch cán bộở tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quảđáng nể:

Ở cấp huyện, thành phố, nguồn bí thư, chủ tịch HĐND, phó bí thư, chủ

tịch UBND các huyện, thành phố gồm 56 đồng chí với độ tuổi bình quân là 46 và 100% có trình độ đại học và cao đẳng. Nguồn đại biểu HĐND gồm 161 người (nữ 13 người chiếm 8,07%) với tuổi bình quân là 45,2 và 61,2% số người đạt

trình độđại học, cao đẳng.

Nhờ thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, tỉnh Thái Bình đã chủ động xây dựng được đội ngũ cán bộlãnh đạo, quản lý vềcơ bản đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tỉnh.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã và đang phấn đấu, quyết tâm thực hiện mục tiêu mà

Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra (Phạm Đức Tiến, 2005).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình trong quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)