L ỜI CẢM ƠN
2.2.3. Bài học kinh nghiệm chot ỉnh Hòa Bình trong quản lý quy hoạch cán bộ
Một là, tổ chức tốt việc nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của TW, kế
hoạch của BTV Tỉnh uỷ, văn bản hướng dẫn của cơ quan tổ chức cán bộ các cấp
về công tác QHCB.
Hai là,đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân:
- BTV Tỉnh ủy cần có sự lãnh đạo tập trung, sâu sát về công tác QHCB
bằng chương trình, kế hoạch cụ thể; phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí uỷ
viên để chỉ đạo thực hiện QHCB ở các cơ quan, đơn vị, địa phương. Định kỳ BTV
Tỉnhuỷ xem xét xác nhận, phê duyệtQHCB của các cơ quan đơn vị.
- BTC Tỉnh ủy phải bám sát quan điểm, định hướng của TW, nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu
nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Mặt khác phải thường xuyên phối
hợpvới cáccơ quan có liên quan, giúp BTV Tỉnhuỷ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra,
thẩm định QHCB của các cơ quan, ban, ngành và các đảng bộ trực thuộc Tỉnh
uỷ, kịp thời phối hợp xem xét giải quyết những vướng mắc trong QHCB.
- BTV cấp uỷ các huyện, thành phố; người đứng đầu các cơ quan, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh phải chịu trách nhiệm trước BTV Tỉnh uỷ về công tác QHCB ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Ba là, trong quá trình tiến hành xây dựng QHCB
- Phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh
đạo tập trung của cấp uỷđi đôi với phát huy trách nhiệm củangười đứng đầu các
cơ quan, đơn vị. Đồng thời mở rộng dân chủ, khách quan trong việc phát hiện
nguồn, trong đánh giá cán bộ, giới thiệu vào quy hoạch. Danh sách cán bộ đưa vào quy hoạch phải được thảo luận tập thể, bỏ phiếu kín, quyết định theo đa số.
- Phải làm tốt công tác rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ hiện có đảm bảo
đúng thực chất, chính xác. Khắc phục tình trạng nể nang “dĩ hoà vi quý” trong
sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cấp ủy. Đề cao trách nhiệm, tính tự giác của cán bộ, đảng viên trong tự phê bình và phê bình.
- Chú trọng xâydựng tiêu chuẩn các chức danh cánbộ làm cơ sở cho việc xem xét giới thiệu cán bộ, đánh giá cán bộ đưa vào quy hoạch. Đồng thời có sự kết hợp hài hoà giữa tiêu chuẩn và cơ cấu về độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ chuyên môn được đào tạo với kiến thức năng lực thực tiễn của cán bộ, bảo đảm sựkế thừa giữa các thế hệ cán bộ.
- Trong xây dựng quy hoạch phải quán triệt phương châm “động” và
“mở” khắc phục cho được những biểu hiện cục bộ, khép kín trong từng ngành,
từng địa phương.
Bốn là, QHCB phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp và phải kết hợp
chặt chẽ với các khâu khác trong công tác cán bộ như ĐTBD để tạo nguồn quy
hoạch từ xa, ĐTBD đội ngũ cán bộ dự nguồn. Mặt khác cần tiếp tục đẩy mạnh
công tác luân chuyển cán bộ theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ
Chính trị, để rèn luyện cán bộ trong thực tiễn, từng bước đáp ứng yêu cầu tiêu
chuẩn chức danh quy hoạch. Chỉ đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu để
bầu vào các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý những đồng chí trong diện quy
hoạch và đãđủ tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
Năm là, định kỳ hàng năm phải rà soát, bổ sung QHCB bảo đảm dân chủ,
khách quan, đúng quy trình đểđưa vào quy hoạch những nhân tố mới nhất là cán
bộ trẻ có nhiều triển vọng, đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch những
đồng chí không còn điều kiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng công tác
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Vịtrí địa lý
Trên bản đồ Việt Nam, tỉnh Hoà Bình nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 4.662,53 km2. Xét về vị trí địa lý, Hoà Bình là vùng đệm trung gian giữa một bên là vùng đồng bằng Bắc Bộ và một bên là núi cao, rừng rậm của miền Tây Bắc, được thông giao qua quốc lộ6 (đường bộ) và sông Đà (đường thủy) ở phía bắc. Hoà Bình giáp ranh thủđô Hà Nội và có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ của khu vực và cảnước.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình
Vềđịa giới hành chính: Phía bắc giáp tỉnh Phú Thọ
Phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình Phía đông giáp thủđô Hà Nội, Hà Nam Phía tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hoá.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng tây bắc - đông nam, chia thành 2 vùng: Vùng núi cao Tây Bắc: bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuống huyện Tân Lạc, Lạc Sơn.
Núi cao trung bình không quá 1.000 m, ngọn núi cao nhất là Pu Canh (cao 1.373
m). Độ cao trung bình của núi giảm dần xuống phía đông nam như: núi ở xã Bắc
Sơn (huyện Tân Lạc) cao 1.136 m, núi ở xã Phú Lương (huyện Lạc Sơn) cao 934
m, núi ở xã Tự Do (huyện Lạc Sơn) cao 820 m,... Núi ở vùng này có cấu tạo bởi
đá xâm nhập, chủ yếu là đá granít và gaborô.
Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam: bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ. Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa
địa hình cáttơ và địa hình xâm thực, do đó có nhiều hang động, đất thường bị mất
nước. Núi cao trung bình 200 - 500 m, bị chia thành nhiều khối rời rạc.
Về thổ nhưỡng: Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đất đai Hoà Bình chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao trung bình, gồm đất feralít vàng đỏ có hàm lượng mùn 6 - 7%; do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi thấp, gồm đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ
thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 - 80%. Vùng ven sông Đà và các suối khác do hàng năm được bồi một lớp phù sa khá dày nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu.
Hệ thống sông, suối: Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối ở Hòa Bình thường dốc và ngắn. Mùa hè mưa nhiều, mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến nông nghiệp và giao thông trong vùng.
3.1.3. Khí hậu
Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng:
nóng, ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trong năm 230C; lượng mưa
trung bình 1.800 mm/năm; độ ẩm tương đối 85%; lượng bốc hơi trung bình năm
Mùa hè: bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 9. Nhiệt độ trung bình trên 250C, có ngày lên tới 430C. Lượng mưa trung bình trong tháng trên 100 mm, thời điểm cao nhất là 680 mm (năm 1985). Mưa thường tập trung vào tháng 7, 8.
Lượng mưa toàn mùa chiếm 85 - 90% lượng mưa cảnăm.
Mùa đông: bắt đầu từ tháng 10 năm trước, kết thúc vào tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình trong tháng dao động trong khoảng 16 - 200C. Ngày có nhiệt
độ xuống thấp là 30C. Lượng mưa trong tháng 10 - 20mm.
Do đặc điểm địa hình, Hoà Bình còn có các kiểu khí hậu Tây Bắc với mùa
đông khô và lạnh, mùa hè nóng ẩm (ở vùng núi cao phía Tây Bắc); kiểu khí hậu
đồng bằng Bắc Bộ thời tiết ôn hoà hơn (ở vùng đồi núi thấp).
3.1.4. Về tình hình kinh tế - xã hội
3.1.4.1. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015 -2017
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 8,16%; ngành nông, lâm,
thủy sản tăng 3,79%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 11,8%, ngành dịch vụ
tăng 6,83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản; cụ thể ngành công
nghiệp - xây dựng tăng từ 44,61% năm 2015 lên 48,59% vào năm 2017, tương
ứng ngành nông, lâm, thủy sản giảm từ 23,13% xuống còn 20,03%. Quy mô nền
kinh tế được nâng lên, GRDP (giá cố định năm 2010) năm 2017 đạt 20.020 tỷ
đồng, gấp 1,42 lần so với năm 2013; GRDP bình quân đầu người năm 2017 đạt
40,5 triệu đồng gấp 1,27 lần so với năm 2015, cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc và bằng 75,7% của cả nước.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng khá: Tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2017 đạt 505 triệu USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 51,4%; nhập khẩu đạt 413,8 triệu USD, tăng bình quân hàng năm khoảng 63,81%.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2017 đạt 3.188 tỷ đồng, tăng
bình quân 13,03%/năm.
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội: ước đạt 30.190 tỷ đồng, trung bình
hàng năm tăng khoảng 19,42%. Trong đó đầu tư lĩnh vực thủy lợi chiếm 48%; giao thông chiếm 20%; giáo dục, y tế chiếm 18,5%; thương mại, văn hóa, xã hội,… chiếm 13,5%.
- Duy trì diện tích trồng cây lương thực, phát triển nhanh diện tích trồng cây ăn quả đặc biệt là cây cam, cây bưởi; tăng cường công tác quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng và trồng rừng mới, thực hiện vượt mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp đạt khoảng
3,79%/năm. Duy trì diện tích gieo trồng cây lương thực hàng năm khoảng 40 nghìn ha, sản lượng lương thực cây có hạt đạt 36 vạn tấn/năm, bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.
- Cơ cấu cây trồng chuyển biến tích cực theo hướng tăng các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, giá trị trên đơn vị diện tích canh tác ao; nhiều sản phẩm đã được cấp thương hiệu, chỉ dẫn địa lý. Phát triển vùng trồng cây ăn quả tập trung như Cam ở Cao Phong, Bưởi ở Tân Lạc... Trồng rừng bình quân 8.300 ha/năm, độ che phủ rừng năm 2017 đạt 51,2%. Chăn nuôi phát triển ổn định, tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2017 đạt 19,9% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đến năm 2017, có 45 xã đạt chuẩn nông mới; trung bình toàn tỉnh 1 xã đạt 13,6 tiêu chí
(theo tiêu chí mới là 12 tiêu chí ).
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn
2015 - 2017 ước đạt 18,27%/năm. Tỷ trọng công nghiệp chế biến ngày càng tăng, tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản ngày càng giảm. Sản phẩm công
nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng; nhiều nhà máy, sản phẩm mới được sản xuất, đưa vào thị trường như: quần áo may sẵn; xi măng (công suất 2 triệu tấn/năm); linh kiện, thiết bị điện, điện tử; sản phẩm nhôm (sản lượng 20 nghìn tấn/năm); thức ăn chăn nuôi (300 ngàn tấn năm), gỗ MDF công suất 54.000 m3/năm. Lĩnh vực xây dựng phát triển khá ổn định ở mức 9,5%/năm.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân
hàng năm tăng 23,17%, đạt giá trị 22.368 tỷ đồng năm 2017. Về du lịch, trung
bình hàng năm có trên 2.000.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 198.000
lượt người tới tham quan, du lịch. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển, mức lưu chuyển hàng hóa tăng trên 5%/năm.
- Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp: Số dự án đầu tư vào tỉnh chưa
ổn định, năm tăng, năm giảm, bình quân mỗi năm có 57 dự án đầu tư vào tỉnh, cả giai đoạn 3 năm có 171 dự án (trong đó dự án FDI là 9 dự án). Đến hết năm 2017 có 495 dự án đăng ký đầu tư; số dự án triển khai thực hiện chưa nhiều, chỉ có
- Hàng năm có khoảng 412 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện
đăng ký thành lập mới. Cả giai đoạn 2015 – 2017 có 1.237 doanh nghiệp, chi
nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới. Đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 2.773 doanh nghiệp và hơn 538 chi nhánh, văn phòng đại diện, tổng số vốn đăng ký trên 29.379,44 tỷ đồng.
3.1.4.2. Phát triển kết cấu hạ tầng
+ Kết cấu hạ tầng giao thông: Nhiều công trình giao thông quan trọng đã
và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp như đường Hoà Lạc – thành phố Hoà Bình, mở rộng, nâng cấp quốc lộ 6, quốc lộ 21, quốc lộ12B, đường 433 (km 0 –
km 23), đoạn Đà Bắc – Phù Yên – Sơn La, đường 431 (Chợ Bến – Quán Sơn),
đường 438B – đi Ninh Bình, đường tỉnh 435, đường liên huyện vùng cao Lạc
Sơn,... Tiếp tục chú trọng công tác duy tu, bảo dưỡng hạ tầng giao thông, đồng thời đẩy mạnh phong trao phat triển giao thông gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần cải thiện chất lượng giao thông. Đến nay, toàn tỉnh có trên 11.238 km
đường giao thông các loại, chất lượng mặt đường cũng được nâng lên đáng kể;
trong đó, tỷ lệ mặt đường được nhựa hoá, bê tông hoá đạt 100% đối với quốc lộ,
đạt 98% đối với mạng đường khu vực 229, đạt 98% đối với đường tỉnh, đạt
73,7% đối với đường huyện, đạt 55% đối với đường xã, liên xã và đạt 91% đối với đường đô thị,...
+ Phát triển đô thị: Đô thị trung tâm thành phố Hòa Bình được đầu tư mở
rộng, triển khai xây dựng một số dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị như: chương trình
đô thị miền núi phía bắc – thành phố Hoà Bình, khu trung tâm đa chức năng
Quỳnh Lâm,... nhiều tuyến đường chính và đường nội thị đã được đầu tư như
đường Trương Hán Siêu, đường Chi Lăng kéo dài, đê Đà Giang, Quỳnh Lâm kết hợp giao thông, đường Lý Thái Tổ, đường Nguyễn Văn Trỗi…, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng đã được đầu tư đạt tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật đô thị. Hiện nay, đang tiếp triển khai đầu tư một số tuyến đường và Cầu Hòa Bình III bằng vốn ODA với tổng mức 29,7 triệu USD. Các thị trấn, huyện lỵ đều đã lập
và điều chỉnh quy hoạch, từng bước được đầu tư nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh có
11 thị trấn là đô thị loại V, hiện đang thực hiện nâng cấp 2 thị trấn Mai Châu và
Lương Sơn lên đô thị loại IV và thành phố Hoà Bình lên đô thị loại III; tỷ lệ đô
+ Hạ tầng khu, cụm công nghiệp: Đến nay, đã hoàn thành việc lập và công bố Quy hoạch chi tiết 08 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.880 ha đất; giao chủ đầu tư hạ tầng được 08 khu, cụm công nghiệp; trong đó có khu công nghiệp Lương Sơn và Bờ trái sông Đà đã cơ bản hoàn
thành các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ lấp đầy diện tích khu công nghiệp
Lương Sơn đạt 81,5% diện tích, khu công nghiệp bờ trái sông Đà đạt 57,3% diện
tích, khu công nghiệp Nam Lương Sơn khoảng 60,03% diện tích và khu công
nghiệp Mông Hoá khoảng 16,27% diện tích.
+ Hạ tầng công nghệ thông tin: Hạ tầng công nghệ thông tin từng bước
được đầu tư hoàn chỉnh; hạ tầng viễn thông phát triển nhanh. Mạng truyền dẫn đã
được cáp quang hóa đến 11 huyện, thành phố; 100% số xã có cáp quang đến
trung tâm, 99,5% số xã có trạm thông tin di động BTS; 100% xã, phường, thị trấn có dịch vụ điện thoại; 100% các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có máy chủ, mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng; 100% các cơ quan nhà nước từ cấp huyện, thành phố, Sở, ban, ngành có cổng thông tin
điện tử hoặc trang thông tin điện tử; 100% cán bộ công chức được cấp thư điện tử; 100% các cơ quan quản lý nhà nước, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố