Kết quả bố trí, sử dụng cán bộ theo quy hoạch nhiệm kỳ 2015-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 77 - 85)

Số cán bộ được bố trí công tác 41 20,5 - Bí thư 6 23,1 - Phó Bí thư 9 25,0 - Chủtịch HĐND huyện 5 22,7 - Chủ tịch UBND huyên 6 24,0 - Phó chủ tịch HĐND huyện 4 12,9 - Phó chủ tịch UBND huyện 11 18,3

Nguồn: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình (2017) Tuy nhiên, do đặc thù là tỉnh miền núi, gần 75% là người đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán, sinh hoạt cũng như trình độ nhận thức xã hội không đồng đều, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, vì vậy việc bố trí các chức danh không phải là người địa phương theo quy định của Trung ương

còn nhiều khó khăn, kết quả thực hiện còn hạn chế.

Như vậy, sau khi quy hoạch thì tỉnh cũng quan tâm đến công tác bố trí, sử

dụng cán bộ. Theo kết quả bổ nhiệm công tác nhiệm kỳ 2015-2020 thì có 41 cán

bộ huyện được bố trí công việc chiếm 20,5% tổng số cán bộ được quy hoạch. Trong đó bí thư huyện ủy có 6 đồng chí được bổ nhiệm, Phó bí thư có 9 đồng chí, chủ tịch HĐND huyện có 5 đồng chí, Chủ tịch UBND huyện có 6 đồng chí,

phó chủ tịch UBND huyện có 11 đồng chí và phó chủ tịch HĐND huyện có 4

đồng chí được bố trí công tác theo như quy hoạch. Nhưvậy, so với số lượng quy

hoạch thì tỷ lệ cán bộ được bố trí còn tương đối thấp, nhưng do yêu cầu công việc hiện nay thì tỷ lệ này cũng tương đối ổn định.

4.1.3.6. Đánh giá chung về công tác quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp

huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

a. Những thuận lợi

Công tác quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có những thuận lợi cơ bản sau đây:

Một là, trong mọi thời kỳ cách mạng, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ

luôn được Đảng ta đặc biệt coi trọng. Bước đầu vào thời kỳ đổi mới, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xây dựng Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Thực hiện Chiến lược cán bộ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Tổ chức Trung ương đã ra các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn thực hiện công

tác cán bộ, trong đó có công tác QHCB. Đó là: Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày

30-11-2004 của Bộ Chính trị “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Kết luận số 24- KL/TW ngày 05-6-2012 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ đến năm 2020 và những năm tiếp theo...; Hướng dẫn số 15- HD/TCTW ngày 05-11-2012 của Ban Tổ chức Trung ương về công tác quy

hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 30-

11-2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 24-KL/TW ngày 05-6-2012

của Bộ Chính trị khóa XI; Kết luận số 12-KL/TW, ngày 23-3-2017 của Bộ Chính

trị khóa XII về sửa đổi bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ.

Đây là những cơ sở hết sức thuận lợi cho các cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành công

tác quy hoạch cán bộ và quản lý quy hoạch cán bộ.

Hai là, thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, các nghị

quyết, quyết định của của Bộ Chính trị, Ban Bíthư, đặc biệt là Nghị quyết Trung

ương 4 khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị

quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trên cơ sở các

quy định của Trung ương, cấp ủy các cấp từ tỉnh đến huyện sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình cụ thể trong QHCB, gắn liền quy hoạch với các khâu khác của công tác cán bộ.

Ba là,đội ngũ cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý và cán bộ quy hoạch trong

diện BTV Tỉnh ủy quản lý, cán bộ nguồn quy hoạch các chức danh trên đã, đang có

những bước trưởng thành trong thực tiễn đổi mới. Trình độ học vấn, chuyên môn của đội ngũ cán bộ dần được nâng lên theo hướng chuẩn hóa; có năng lực, có trình độ

chuyên môn, được ĐTBD đầy đủsẽ là nguồn cán bộ hết sức phong phú tạo nguồn

quy hoạch và cũng là điều kiện thuận lợi trong việc quản lý, sử dụng quy hoạch.

Bốn là, sự nghiệp đổi mới đã và đang là môi trường thuận lợi cho việc rèn

luyện, thử thách và trưởng thành của đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có đội

ngũ cán bộđã được quy hoạch, có triển vọng. Họ sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tiễn đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, kinh qua

các vị trí công tác trong cả HTCT và trong lao động, sản xuất, từ cơ sở. Đó là

những nguồn cán bộ tốt để quy hoạch và quản lý sử dụng quy hoạch các chức

danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Hòa Bình.

b. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, công tác QHCB và quản lý sử dụng

quy hoạch cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Hòa Bình còn có những khó khăn chủ yếu sau:

Một là, Hòa Bình là một tỉnh miền núi, kinh tế phát triển chậm, do đó

những khó khăn về kinh tế - xã hội một mặt tạo cơ hội rèn luyện, trưởng thành,

thể hiện tài năng, cống hiến của đội ngũ cán bộ, công chức của HTCT, đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, một mặt tạo ra áp lực cho các cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ quan quản lý nhà nước chạy theo giải quyết, xử lý những khó khăn, vướng mắc trước mắt đó nên thời gian, trí tuệ tập trung đổi mới,

nâng cao chất lượng công tác cán bộ nói chung, công tác QHCB, quản lý sử dụng

quy hoạch cán bộ nói riêng của các cấp ủy, tổ chức đảng bị hạn chế. Thực tế cho thấy, những khó khăn về đời sống kinh tế - xã hội là cơ hội, là thử thách để đánh giá trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ nhưng nhiều khi lại được nhìn nhận là nguyên nhân khách quan chủ yếu dẫn đến những hạn chế về kết quả hoàn thành

nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt. Do đó,

việc đánh giá năng lực cán bộ khi đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo chủ

chốt cấp huyện cũng như việc sử dụng quy hoạch trong công tác cán bộ của tỉnh có mặt không sát thực tế.

bộ nói chung và công tác cán bộ nói riêng. Thực tế những năm đổi mới đã cho thấy, sự phát triển của kinh tế thị trường một mặt tạo nhiều cơ hội và sự phát triển năng động của nền kinh tế, các thànhphần kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, sự đa dạng, phong phú và năng động của nền kinh tế cũng tác động dẫn đến sự đa dạng, phong phú về các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người,

con người với xã hội, trong đó, có mối quan hệ lợi ích của không ít cán bộ, đảng

viên, nhất là cán bộ có chức, có quyền. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI đã chỉ ra phần lớn là kết quả của những tác động tiêu cực đó. Những quan hệ lợi ích ở các mức độ, tính chất khác nhau dẫn đến những biểu hiện lệch lạc trong hầu hết các khâu của công tác cán bộ như: đánh giá, tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ... Các khâu của công tác cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó công tác QHCB cũng có thể có những tiêu cực, lệch lạc như các khâu khác của công tác cán bộ như: chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy quan hệ,

chạy thành tích... để được vào quy hoạch, giữ nguyên quy hoạch và được bố trí vào các vị trí chức danh đã được quy hoạch.

Ba là, phong tục tập quán, tâm lý cục bộ địa phương, vùng miền vẫn còn tồn tại khá đậm nét ở tỉnh Hòa Bình, đó chính là nguyên nhân của tình trạng “khép kín”,

không muốn có sự “mở” "động" trong quy hoạch. Những hạn chế, vướng mắc trong

quá trình QHCB và quản lý quy hoạch cán bộchưa được tháo gỡ do nếp nghĩ, nếp làm mang tính thủ cựu, chủ quan cản trở những sự đổi mới trong QHCB. Ảnh hưởng của tư tưởng thành phần giai cấp, khắt khe về lịch sử chính trị, lối suy nghĩ “sống lâu

lên lão làng”, “trọng nam khinh nữ”, “con ông cháu cha, cơ cấu vùng miền...”, “cả đời phấn đấu không bằng một lần cơ cấu”… ít nhiều tạo tâm lý tiêu cực trong quá trình phấn đấu của nguồn cán bộ quy hoạch và sự đánh giá, lựa chọn, bỏ phiếu giới thiệu quy hoạch của những người có trách nhiệm trong công tác QHCB.

Bốn là, sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của

Đảng và nhân dân ta. Từ lâu, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta trên nhiều phương diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chúng muốn xóa bỏ vai trò nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xóa bỏ mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH

ở nước ta, xóa bỏ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng và mục tiêu cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng ta. Để thực hiện được mục tiêu đó, một mặt chúng đã, đang và sẽ tiếp tục ra sức tuyên truyền, xuyên tạc, lôi

kéo, mua chuộc cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ có chức, quyền.. để gây chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong HTCT nước ta, trong đó tập trung vào những cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở cả Trung ương và địa phương; mặt khác,

chúng còn tìm mọi cách để lôi kéo, khống chế một số cán bộ phản bội sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, bất cứ cán bộ, đảng viên nào cũng có thể trở thành đối tượng lôi kéo, mua chuộc của chúng nếu không nâng cao lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị và tinh thần cảnh giác cách mạng. Sự chống phá của các thế lực thù địch có thể dẫn đến sự dao động, mất niềm tin hoặc sự thoái hóa, biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một số cán bộ được vào quy hoạch, đây là là nguy cơ

tiềm ẩn rất tai hại trong xây dựng đội ngũ cán bộ của HTCT nước ta nói chung, của tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Năm là,những hạn chế, yếu kém chậm được khắc phục trong đội ngũ cán bộ

và công tác QHCB diện BTV Tỉnh ủy quản lý nói chung, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyên nói riêng ở tỉnh vẫn còn diễn ra nếu các cấp ủy đảng không có biện pháp thiết thực, khả thi để khắc phục. Cụ thể là: những hạn chế, yếu kém, thiếu công tâm, khách quan trong đánh giá cán bộ để đưa vào quy hoạch và sử dụng quy hoạch dẫn đếntình trạng người có năng lực, chuyên tâm vào công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng ít “quan hệ” khó, hoặc không vào được quy hoạch, không được bố trí, sử dụng theo quy hoạch, ngược lại, có những cán bộ năng lực chuyên môn kém, nhưng năng động, tháo vát trong xử lý các mối quan hệ lại có cơ hội được giới thiệu vào quy hoạch, thậm trí kịp thời bổ sung quy hoạch những vị trí quan trọng; tình trạng quy hoạch “treo”, “chạy quy hoạch”, “cài cắm” người thân vào quy hoạch, sự khép kín trong quy hoạch, hoặc tình trạng “tráng men” thực tiễn khi luân chuyển sau quy hoạch để bổ nhiệm chức vụ cao hơn đâu đó vẫn còn, từđó làm giảm vai trò, tác dụng của

công tác QHCB và bố trí, sử dụng theo quy hoạch.

Sáu là, mặc dù Đảng, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách trong ưu

tiên, hỗ trợ tạo nguồn cán bộ, song chưa thể đáp ứng nhu cầu đẩy mạnh việc thực hiện nhiều khâu trong quy trình QHCB. Chính sách ĐTBD cán bộ còn bất cập khi số lượng cán bộ quy hoạch thì nhiều nhưng chỉ tiêu đào tạo hạn chế. Các chế độ hỗ trợ giải quyết vấn đề khó khăn về ăn, ở, tài liệu học tập cho cán bộ đi học, hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên còn bất cập, không khuyến khích, thậm chí cản trở sự phấn đấu của cả người học lẫn người dạy.

Chính sách luân chuyển để đào tạo cán bộ trong thực tiễn vướng về điều kiện, phương tiện ổn định cuộc sống của cán bộ nơi được luân chuyển đến v.v..

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH CHỐT CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

4.2.1. Công tác đánh giá cán bộ

Thực hiện Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày, 25/9/2014 của Ban Tổ chức

Trung ương về kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ

chức cơ sở đảng, đảng viên hằng năm; Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày

09/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Trong công tác kiểm điểm lãnh đạo quản lý hằng năm, thực hiện đúng nguyên tắc

"người đứng đầu kiểm điểm trước, các thành viên lãnh đạo khác kiểm điểm sau".

Về tiêu chí để phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụcủa cán bộ lãnh đạo quản lý,

ngoài tiêu chí chung, yêu cầu phải đánh giá: Khả nănglãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực phụ trách; các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành bao nhiêu phần trăm nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm phải đánh giá mức độ hoàn thành tương ứng. Trong đánh giá thành tích của lãnh đạo không được cao hơn thành tích của tậpthể.

Từ năm 2015 đến nay, trong công tác đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành thảo luận và bỏ phiếu kín để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Quan điểm của tỉnh là căn cứ kết quả đánh giá để điều chuyển hoặc phân công công tác khác đối với cán bộ được đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ; bước đầu đã tạo được hiệu ứng tốt trong đội ngũ cán bộ, công chức và trong chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý.

Tuy nhiên về đánh giá cán bộ có lúc có nơi thực hiện chưa tốt, chưa chú

trọng công tác đánh giá trước khi quy hoạch;đánh giá cán bộ hằng năm mới chú

ý đánh giá cán bộ đương chức, còn cán bộ trong quy hoạch chưa được đánh giá đầy đủ. Trong đánh giá cán bộ hằng năm còn có tình trạng nặng về ưu điểm, nhẹ về khuyết điểm; kết quả phân loại cán bộ lãnh đạo, quản lý chưa tương xứng, phù hợp với kết quả và mức độ hoàn nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị (rất ít cán bộ xếp loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ).

Việc đánh giá cán bộ song trùng quản lý (ngành dọc và địa phương) chưa có sự

phối hợp chặt chẽ dẫn đến có nơi chưa đồng bộ và thống nhất; chưa thực hiện

đúng nguyên tắc đánh giá cán bộ, công chức (chuyên môn)trước khi cấp ủy đánh

giá cán bộ; việc lấy ý kiến đánh giá, góp ý cho cán bộ còn hình thức, chưa có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý quy hoạch cán bộ chủ chốt cấp huyện trên địa bàn tỉnh hòa bình (Trang 77 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)