Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 54 - 60)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến sử dụng đất quận

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2016, tình hình kinh tế trên địa bàn thành phố nói chung và Quận Hàng Mai nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế có phục hồi nhưng còn chậm chưa thực sự ổn định vững chắc, nguy cơ lậm phát vẫn tiềm ẩn, nợ xấu còn cao… Tính đến cuối năm 2016 trên địa bàn Hoàng Mai có 8.380 doanh nghiệp trong đó có 897 doanh nghiệp giải thể, 392 doanh nghiệp ngừng kinh doanh, 4732 doanh nghiệp kê khai lỗ… Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu xã hội vẫn thực hiện đúng kế hoạch đề ra; Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn được duy trì tăng trưởng ở mức khá và cao hơn so với năm 2015. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) trên địa bàn Quận cả năm 2016 đạt 27.197,6 tỷ đồng, tăng 8,9% so với năm 2015 và đạt 101,4% kế hoạch. Trong đó: Công nghiệp – xây dựng đạt 13.879,3 tỷ đồng; thương mại – dịch vụ 13.241 tỷ đồng; nông nghiệp - thủy sản đạt 77,6 tỷ đồng.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông - thủy sản

Kinh tế nông nghiệp của quận phát triển tập trung vào một số phường có đất vùng bãi như Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam và một phần của phường Thanh Trì, Hoàng Liệt, Đại Kim, Định Công. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận tập trung chủ yếu vào rau hoa màu, nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất nông nghiệp của quận giảm đáng kể trong thời gian qua. Năm 2016 Quận đã hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi 21,6ha cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao gồm: 16,1 ha rau an toàn (tại Yên Sở 9ha; Lĩnh Nam 1,5 ha; Trần Phú 5 ha); 4 ha cây cảnh (tại Yên Sở 2ha; Lĩnh Nam 1 ha; Trần Phú 1 ha). Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) do Quận quản lý cả năm 2016 đạt 77,6tỷ đồng.

b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong năm qua có sự chuyển biến khá, số cơ sở sản xuất và nhiều doanh nghiệp sản xuất từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, tình hình sản xuất tiêu thụ hàng hóa có diễn biến tích cực do 19/20 ngành công nghiệp

giá trị sản xuất tăng, một số ngành có tỷ trọng lớn giá trị sản xuất tăng cao như: sản xuất thuộc da tăng 19,3%, sản xuất giấy tăng 17,2%, thiết bị điện tăng 9%. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) trên địa bàn Quận cả năm 2016 khu vực công nghiệp – xây dựng 13.879,3 tỷ đồng.

c. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh

tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và then chốt trong kinh tế của quận. Đãchú

trọng phát huy các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, cải tạo, sắp xếp lại hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ dân sinh. Quản lý thị trường chặt chẽ hơn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với tiềm

năng, thế mạnh của quận nên hoạt động thương mại - dịch vụ được mở rộng và

phát triển tốt; văn minh thương mại từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn. Năm 2016 có 5.798 doanh nghiệp (trong đó DN kinh doanh TM-DV chiếm 75% tổng số). Vốn đầu tư ước đạt 8.680 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 89% tổng vốn đầu tư.

Công tác tài chính, kế hoạch đầu tư, kho bạc, ngân hàng: Tăng cường các

biện pháp thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách; quản lý thu, chi ngân sách gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các địa phương, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc chủ trương tiết kiệm chi thường xuyên.

Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị, địa phương trong việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách đảm bảo đúng quy định của Luật Ngân sách. Tổng thu ngân sách năm 2016 đạt 13.241 tỷ đồng, đạt 101,1% dự toán thành phố giao.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2016, dân số quận Hoàng Mai là

396.705 người; mật độ bình quân toàn quận là 9.837 người/km2, dân số phân bố

không đồng đều, mật độ dân số cao nhất là phường Tân Mai 44.978 người/km2,

tiếp đến là các phường Tương Mai, Giáp Bát; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp

nhất là phường Yên Sở 1.999 người/km2; Trần Phú 1.793 người/km2.

- Lao động, việc làm: Năm 2016 toàn Quận giải quyết cho khoảng 5.270 lao

động có việc làm. Cho vay vốn 10,32 tỷ đồng, hỗ trợ sản xuất 468 hộ gia đình, giải quyết 756 lao động.

- Thu nhập, mức sống: Quận đã tranh thủ mọi nguồn vốn hỗ trợ từ trung

giảm nghèo, các chương trình phát triển kinh tế được quan tâm đúng mức. Phát triển kinh tế, đời sống của cư dân trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt, điều kiện sống, văn hóa tinh thần... được cải thiện đáng kể.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật * Lĩnh vực Quản lý đô thị và quản lý quy hoạch

Tập trung chỉ đạo phối hợp với các sở, ngành của thành phố đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch. Hoàn thành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 một số khu ở phường Yên Sở, Vĩnh Hưng và Thanh Trì để đấu giá quyền sử dụng đất. Phê duyệt thiết kế 13 ô quy hoạch diện tích khoảng 240 ha ở phường Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Thanh Trì, Trần Phú; điều chỉnh quy hoạch công viên Yên Sở, nhà máy xử lý nước thải, khu đô thị Nam vành đai 3, khu đối ứng C2 phường Trần Phú, Yên Sở, một số dự án ở phường và các đơn vị trên địa bàn… Đôn đốc các chủ đầu tư lập quy hoạch điều chỉnh cục bộ, rà soát hiện trạng sử dụng đất, báo cáo UBND thành phố cho phép điều chỉnh cục bộ QHCT 1/500 các dự án, đảm bảo khả thi trong công tác GPMB; KĐT Đại Kim, Thịnh Liệt, Trũng Kênh, ô đất CCTP Đền Lừ III, các ô đất KTDP phường Thịnh Liệt...

Triển khai đồ án quy hoạch điều chỉnh khu công nghiệp, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 (theo hướng dẫn của Sở quy hoạch Kiến trúc), lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu chức năng đô thị Vĩnh Hưng – Thanh Trì, các ô đất KTĐP (thuộc KĐT Nam Hồ Linh Đàm), khu đấu giá quyền sử dụng đất Yên Sở (1/2000). Lập quy hoạch điều chỉnh chợ Hoàng Liệt, chợ xanh Định Công, chợ Thanh Trì. Đã quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 các dự án trung tâm văn hóa thể thao phía đông, trường THCS Mai Động; mầm non Hoàng Liệt... phê duyệt tổng thể mặt bằng 1/200 các khu đấu giá quyền sử dụng đất xen kẹp tại phường Thanh Trì, Yên Sở, Trần Phú, Thạnh Liệt, Hoàng Liệt. Ngoài ra rà soát hạ tầng xã hội trong các khu đô thị, khu nhà ỏ, khu tái định cư....

* Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, GPMB

- Tập trung thực hiện lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2010 – 2015 đã được Quận ban hành kế hoạch 176/KH-UBND ngày 08/11/2012 và KH 57/KH- UBND ngày 02/4/2013 của UBND Quận. Đến hết năm 2016 tổng số dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 108 dự án (92 dự án vốn quận, 16 dự án vốn thành phố). Công tác đầu tư XDCB trong năm 2016 được thực hiện quyết liệt, trong đó 10 dự án chuyển tiếp giai đoạn thi công hoàn thành đúng tiến độ.

- Năm 2016 triển khai công tác GPMB 109 dự án với diện tích thu hồi gần 1201 ha đất (đã thu hồi 602 ha) liên quan đến khoảng 22.000 hộ dân. Phê duyệt khoảng 2.300 phương án BT-HTTĐC, tổng số tiền phê duyệt khoảng 650 tỷ đồng, xét duyệt và bàn giao 110 căn hộ TĐC tại dự án 2,5 Đền Lừ - Quốc lộ 1A, KTĐP Pháp Vân - Tứ Hiệp. Hoàn thành dự án đường 2,5 đoạn từ khu đề lừ II đến đường Trương Định - Giáp Bát, bãi xe Đền Lừ, sân đỗ máy bay phòng chống khủng bố phường Hoàng Liệt, Tái định cư X2 Trần Phú. Cơ bản hoàn thành các dự án: khu A công viên Yên Sở, Công viên Tuổi trẻ, khu đất đối ứng C2, hồ Tân Mai, KĐT Tây Nam Kim Giang 1, đường quanh khu tưởng niệm doanh nhân Chu Văn An...

Công tác xã hội hóa được tập trung chỉ đạo, đã lựa chọn được các nhà thầu đầu tư vào trung tâm thương mại Trương Định, trường mầm non Đồng Tầu và các chợ dân sinh ở phường Lĩnh Nam, Thanh Trì… đồng thời có hàng chục dự án thuộc các lĩnh vực có sử dụng đất được thành phố chấp thuận địa điểm đang được lập dự án đầu tư vào quận với số vốn hàng ngàn tỷ đồng.

-Thực trạng phát triển giao thông:

Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận lợi, có 3 loại hình chính là đường thủy, đường sắt và đường bộ.

Đường thủy: Có tuyến sông Hồng, có cảng Khuyến Lương với diện tích khoảng 5 ha, có một cầu cảng với khả năng thông qua 200.000 tấn hàng hóa/năm, tuy nhiên hiện tại việc khai thác cảng Khuyến Lương còn rất thấp so với khả năng thực tế. Bên cạnh đó, dọc theo tuyến sông Hồng là một số bến, bãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân

Đường sắt: quận có ga Giáp Bát, vừa là ga hành khách vừa là ga hàng của tuyến đường sắt Bắc - Nam với diện tích khoảng 11 ha, chiều dài 800 m.

Đường bộ: Hiện tại, trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường bộ quan trọng chạy qua, cụ thể:

- Đường Giải Phóng với chiều dài 3,5 km, mặt cắt ngang đường rộng 39 - 43 m, cao độ mặt đường 5,8 - 6 m.

- Tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ: mặt cắt ngang đường rộng 23 m, gồm hai lòng đường có dải phân cách ở giữa.

- Tuyến đường Pháp Vân - Khuyến Lương (thuộc dự án đường Vành đai 3 cầu Thanh Trì.

- Đường Nguyễn Tam Trinh có chiều dài khoảng 4,8km, mặt cắt ngang đường rộng 11 - 13m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7 - 8 m.

- Đường Lĩnh Nam có chiều dài khoảng 3,2km, mặt cắt ngang đường rộng 11,5 - 14,5m.

- Đường trên đê sông Hồng có chiều dài khoảng 7,5km, mặt đường đê rộng 5,5 - 8m, kết cấu đường bê tông nhựa.

- Các tuyến đường Kim Giang (1,6 km), đường khu nhà ở Đền Lừ (1km), Định Công (1,25km)... đã và đang được xây dựng trong khu đô thị.

- Các tuyến phố như Trương Định, Kim Đồng, Tân Mai, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn An Ninh, Lương Khánh Thiện, Đoàn Kết... lòng đường xe rộng 5 - 7m, kết cấu nhựa bê tông tốt.

- Các tuyến đường liên phường (đường liên xã cũ) có mặt cắt ngang đường rộng 7 - 11 m, đáp ứng tốt nhu cầu người dân.

- Hệ thống đường trong khu phố, thôn xóm tương đối hoàn chỉnh, kết cấu chủ yếu là bê tông và gạch, bề rộng mặt đường 3,5 - 5,5m.

- Hệ thống các điểm bến bãi đỗ xe như:

+ Bến xe liên tỉnh phía Nam (trên đường Giải Phóng) với quy mô 3,57 ha. Đây là bến xe được đầu tư xây dựng tương đối tốt, hiện đã sử dụng hết công suất với lưu lượng 300 - 400 xe/ngày, đáp ứng lượng hành khách 8.000- 10.000 người/ngày.

+ Bến xe tải Yên Sở nằm trên mặt đường Pháp Vân - Khuyến Lương diện tích 1,5 ha, hiện chưa khai thác hết công suất.

+ Bến đỗ xe tải Kim Ngưu thuộc phường Hoàng Văn Thụ với quy mô diện tích 1,56 ha mới được đầu tư xây dựng.

+ Các bãi đỗ xe trong các khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ... đều đã xây dựng, quy mô và chất lượng tốt.

- Thực trạng phát triển thủy lợi, nước sạch

+ Hệ thống thủy lợi, thoát nước: Trên địa bàn quận, hệ thống tiêu thoát nước qua các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với tổng chiều dài trên 22 km cùng hệ thống hồ Yên Sở (130 ha), Linh Đàm (75 ha), Định Công (25 ha), Đền Lừ (4 ha) làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và trạm bơm Yên Sở cùng một số tuyến sông, kênh mương như sông Gạo, mương Đại Kim, mương

Tân Mai, mương Hoàng Văn Thụ, mương Hoàng Mai, mương Trần Phú, mương bao hồ Yên Sở, kênh Yên Sở... và hệ thống cống rãnh trong các khu dân cư.

Hiện nay, hệ thống thoát nước chính trên địa bàn quận đã và đang được cải tạo trong dự án thoát nước giai đoạn 1 của thành phố. Trong giai đoạn 1 trên địa bàn quận đã thực hiện xây dựng cụm điều hòa Yên Sở (3 hồ với diện tích 130 ha), xây dựng trạm bơm tiêu Yên Sở, hệ thống kênh bao hồ Yên Sở, kênh dẫn dòng và kênh thoát nước ra sông Hồng. Hệ thống sông tiêu thoát chính đã được xây dựng cải tại, kè sông và xây dựng đường dọc sông như: sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... Chuẩn bị tiếp tục triển khai giai đoạn 2 sẽ cải tạo hệ thống kênh mương với sự trợ giúp của JICA Nhật Bản.

- Nước sạch: Hiện trong quận có 3 nhà máy nước của thành phố là nhà máy

nước Tương Mai với công suất thực tế 27.000 m3/ngày; NMN Pháp Vân 25.000

m3/ngày; NMN Nam Dư 82.000 m3/ngày. Trong giai đoạn 2005 - 2010 đầu tư hệ thống cấp nước sạch cho 02 phường là Vĩnh Hng và Thanh Trì bằng nguồn ngân sách Quận; phối hợp công ty nước sạch Hà Nội và WIWACO lập dự án nớc sạch tại 07 phường (Định Công, Thanh Trì, Vĩnh Hng, Thịnh Liệt, Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam). Số hộ sử dụng nước sạch đạt 90%.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội

- Giáo dục – đào tạo: Ngành giáo dục hoàn thành tốt nhiệm vụ với nề nếp,

kỷ cương của ngành được duy trì, chất lượng giáo dục được nâng lên. Công tác phổ cập giáo dục được duy trì và giữ vững ở các cấp học. Quận được thành phố xếp loại xuất sắc trong hội thi giáo viên dạy giỏi. Cơ sở vật chất các trường đáp ứng được nhu cầu dạy và học; có 9 trường hoàn thành công tác sửa chữa và xây dựng mới đưa vào hoạt động. hoàn thành chỉ tiêu xây dựng trường Tiểu học Vĩnh Hưng và MN tư thục Pháp Vân đạt chuẩn quốc gia năm 2013.

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Mạng lưới y tế từ trung tâm Quận đến

các phường đều được xây dựng, nâng cấp, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Y học cổ truyền được chú ý, đã phát huy tác dụng phòng và chữa bệnh cho mọi người. Triển khai đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, chủ động phòng ngừa và khống chế thành công các dịch bệnh có quy mô rộng trên địa bàn. Giám sát, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ý thức nhân dân đã chuyển biến. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế hiệu quả hơn, xã hội hóa bước đầu được thực hiện. Giữ vững 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đang làm hoàn tất thủ tục đầu tư xây dựng trạm y tế Vĩnh Hưng, Đại Kim, Mai Động.

- Văn hóa - thông tin: Tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước trên các hệ thống thông tin (khoảng 11.270 buổi). Phong trào xây dựng KDC văn hoá, gia đình văn hoá ngày một phát triển (năm 2016 có 86,4% gia đình văn hóa, 81,2% tổ dân phố văn hóa, 55% đơn vị đạt chuẩn văn hóa). Tổ chức tốt công tác tuyên truyền do vậy các hoạt động về lễ hội, việc cưới, việc tang đều đi vào nền nếp. Năm 2013 đã hoàn thành cải tạo đình Trung Lập, khởi công xây dựng 11 nhà hội họp, cải tạo di tích cửa đình Lĩnh Nam, ao đình Hoàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 54 - 60)