Tình hình quản lý, sử dụng đất đai quận Hoàng Mai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 62)

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

4.2.1.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện

Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, UBND quận đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong quận thực hiện việc quản lý và sử dụng đất. Cụ thể: Quận uỷ đã ban hành chương trình số 03-CTr/QU ngày 15/4/2006 về việc đẩy mạnh công tác quản lý đất đai, quản lý đô thị, trật tự xây dựng giai đoạn 2006-2010; để tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình của Quận uỷ, hàng năm UBND Quận lập Kế hoạch cụ thể hoá chương trình của Quận, đề ra những nhiệm vụ cụ thể chỉ đạo các cấp, các ngành của Quận thực hiện. Quận uỷ có Chỉ thị số 02/CT-QU ngày 31/5/2005 về việc đẩy nhanh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dung đất ở, quyền sở hữu nhà ở; Chỉ thị số 04 –CT/QU ngày 25/10/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn Quận. Chỉ thị số 26/CT-QU

ngày 2/11/2009 của Quận uỷ Hoàng Mai về tăng cường công tác quản lý đô thị hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; Kế hoạch số 120/KH- UBND, ngày 12/11/2009 của UBND Quận về tổ chức thực hiện xử lý vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng, quản lý đô thị.

Bên cạnh đó UBND quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và cấp phường. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng.... kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố và Sở Tài nguyên Môi trường, UBND quận đã cùng các đơn vị giáp ranh tổ chức triển khai thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của quận đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Đo đạc, lập bản đồ địa chính: Quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở 09 xã của huyện Thanh Trì và 05 phường của quận Hai Bà Trưng. Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 (theo đơn vị hành chính cấp xã) là 4032,3890 ha trong đó diện tích đã đo đạc lập bản đồ địa chính là 3940,0721 ha theo ba loại tỷ lệ bản đồ được đo vẽ giai đoạn 1994 – 1996, cụ thể với 09 xã tách từ huyện Thanh Trì thì có bản đồ tỷ lệ 1/500: diện tích đo là 1908.3350 ha (đất thổ cư); bản đồ tỷ lệ 1/1000: diện tích đo là 1603.7724 ha (đất nông nghiệp). Với 05 phường tách từ quận Hai Bà Trưng: có đồng nhất một loại bản đồ tỷ lệ 1/200: diện tích là 427.9647 ha.

Từ năm 2005 đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp phường, quận bằng công nghệ số. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất được xây dựng thông qua việc lập kế hoạch sử dụng đất của quận.

4.2.1.4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Năm 2003 UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2000-2005 của huyện Thanh Trì

trong đó có 09 xã của huyện Thanh Trì nay chuyển thành phường thuộc quận Hoàng Mai từ 1/1/2004 (Hoàng Liệt, Yên Sở, Thịnh Liệt, Định Công, Đại Kim, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Trần Phú, Thanh Trì).

Từ khi quận Hoàng Mai đi vào hoạt động (1/1/2004), Thành phố chỉ đạo Sở quy hoạch kiến trúc phối hợp với UBND Quận tiến hành lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch chung về phát triển đô thị của Quận) và được Thành phố phê duyệt tại quyết định số 225/2005/QĐ-UB ngày 16/12/2005.

Năm 2007, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức triển khai lập kế hoạch sử dụng đất thời kỳ (2007-2010) của UBND quận và được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 2258/QĐ-UBND ngày 14/5/2009.

Năm 2013, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức triển khai lập quy hoạch hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015), và đã được phê duyệt tại Quyết định số 371/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội.

Từ khi thành lập quận đến nay, UBND quận Hoàng Mai rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện tại, trên địa bàn quận và các phường đều đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất và quy hoạch chung xây dựng chi tiết ở tỷ lệ 1:2.000.

Hàng năm phường và quận đều lập kế hoạch sử dụng đất đai làm cơ sơ để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chế ở một số loại đất.

4.2.1.5. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

* Giao đất: Thực hiện Luật Đất đai và Nghị định 64/NĐ-CP của Chính phủ về việc giao đất lâu dài ổn định cho nhân dân, dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố, quận đã tiến hành công tác giao đất cho các đối tượng sử dụng đất trên địa bàn, trong đó: Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho 288 tổ chức và 618,0 ha. Giao đất có thu tiền sử dụng đất cho 66 tổ chức và 116,7 ha.

* Cho thuê đất: Năm 2016 UBND quận đã cho 91 tổ chức thuê đất. Tổng diện tích cho thuê đất là 83,9 ha.

* Thu hồi đất: Công tác thu hồi đất cũng được UBND quận tiến hành rất kiên quyết và kịp thời, đáp ứng những dự án lớn trên địa bàn như dự án cầu Thanh Trì và đường vành đai 2,5, 3, các khu đô thị...

4.2.1.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong những năm qua việc quản lý bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn quận còn rất nhiều vấn đề bất cập. Việc bồi thường, hỗ trợ không sát giá thị trường dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo của người dân còn nhiều. Việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã còn gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ giao mặt bằng để thực hiện các dự án.

4.2.1.7. Quản lý việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Đến nay trên địa bàn quận có 1 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận. Hệ thống hồ sơ, quản lý hồ sơ được chuẩn hóa theo đúng quy định.

Công tác cấp GCNQSDĐ ở được Quận ủy, HĐND, UBND Quận đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và kịp thời có những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn, cụ thể là: Quận ủy đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-QU ngày 31/5/2005 về việc đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ ở, quyền sở hữu nhà ở; Trên cơ sở Chỉ thị của Quận ủy, HĐND Quận đã có Nghị quyết chuyên đề số 13/2005/NQ-HĐND ngày 5/7/2005 về thực hiện nhiệm vụ cấp giấy GCNQSDĐ ở. UBND Quận đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-UB ngày 19/9/2005 về một số biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ ở trên địa bàn. Trong giai đoạn 2004 – 2010 đã cấp được 34.221 GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà; 04 năm liền( 2004-2007) điều hoàn thành vượt mức kế hoạch Thành phố giao và Quận giao. Tính đến 31/12/2009 tổng số GCN đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức là 39.275 giấy với diện tích được cấp là 891,0297 ha. Cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân: diện tích đã được cấp GCN là 880,5763 ha với 38.266 giấy GCN QSDĐ, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tổ chức: diện tích đã được cấp GCN là 10,4561 ha với 911 giấy GCN QSDĐ.

4.2.1.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác kiểm kê, thống kê đất đai từ khi thành lập quận đến nay được tổ chức thực hiện thường xuyên theo đúng quy định đã đề ra. Công tác thống kê đất đai hàng năm của quận đã được thực hiện ở cả 2 cấp theo đúng quy định của ngành. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2005, đang thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg).

Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai của quận được triển khai khá tốt. Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

4.2.1.9. Quản lý tài chính về đất đai

Theo báo cáo của chi cục thuế quận số 3727/CCT-TrB ngày 02/8/2010 từ ngày 1/1/2010 chi cục thuế quận Hoàng Mai được giao nhiệm vụ thu tiền sử dụng đất của các dự án được giao đất trên địa bàn quận (từ trước 1/1/2010 do chi cục thuế quận Ba Đình thành phố Hà Nội). Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được quận căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của quận để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố hàng năm ban hành, tổ chức đấu giá QSDĐ.

4.2.1.10. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹ đất” của quận đã được thành lập và ngoài ra trên địa bàn quận còn có các tổ chức tư vấn về bất động sản. Tuy nhiên, thị trường bất động sản trên địa bàn quận nói chung và thị trường chuyển quyền sử dụng đất nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng QSDĐ.

4.2.1.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND quận quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

Tuy nhiên, trong những năm qua là thời điểm giá đất tăng cao, vì vậy tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý sử dụng đất đai rất khó khăn.

4.2.1.12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Từ khi thành lập quận năm 2003 đến nay, UBND Quận đã xây dựng kế hoạch số 34a/KH-UB ngày 30/3/2007 vế tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng và xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai, xây dựng trên địa bàn; Kế hoạch số 19/KH-BCĐ ngày 13/8/2007 của Ban chỉ đạo Quận về tiến độ xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng, đồng thời UBND Quận thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, thanh tra

về công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử đất ở, quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn các phường. Qua các cuộc kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp vi phạm về pháp luật đất đai, cụ thể như: Giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, sử dụng đất sai mục đích được giao vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhiều diện tích đất nông nghiệp còn để hoang hóa hoặc sử dụng kém hiệu quả (phường Yên Sở, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Hoàng Liệt), công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở có nhiều sai phạm (phường Định Công, Vĩnh Hưng, Thịnh Liệt…).

4.2.1.13. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Trong vài năm trở lại đây trên địa bàn quận triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngày càng phổ biến, trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp, các ngành công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, dứt điểm hạn chế tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài sự vụ.

4.2.1.14. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai

Hiện nay vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đã được quận quan tâm bằng việc tổ chức các hội nghị tuyên truyền pháp luật về đất đai nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đến các tầng lớp nhân dân trong các lĩnh vực về đất đai quản lý xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa từ cơ sở. Phổ biến các vấn đề về thu hồi đất về bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi nhà Nước thu hồi đất, vấn đề về đăng ký đất đai, điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất, chế độ sử dụng các loại đất, quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân sử dụng đất, điều kiện thực hiện, các quyền sử dụng đất, vấn đề giám sát, thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

4.2.1.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

Hiện tại quận chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công về đất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý sử

dụng đất thông qua Văn phòng Đăng ký QSDĐ và nhà của quận. Do vậy việc thực hiện đăng ký sử dụng đất, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất chưa theo kịp diễn biến sử dụng đất đai thực tế.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất quận Hoàng Mai năm 2016

Tổng diện tích đất tự nhiên tính đến 31/12/2016 là 4032,3017 ha của toàn Quận được chia thành các nhóm đất chính như trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất quận Hoàng Mai năm 2016

Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 4.032,30 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.084,08 26,88

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 746,28 18,51

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 740,65 18,37

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 296,68 7,36

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)