Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ. Không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên, chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục bộ (quy hoạch ngành), một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất).

2.1.6.6. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất cả nước với quy hoạch sử dụng đất của các địa phương

Quy hoạch sử dụng đất cả nước và quy hoạch sử dụng đất các địa phương hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cả nước là căn cứ định hướng để xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất, được xây dựng dựa vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Mặt khác, quy hoạch sử dụng dất cấp dưới là nền tảng bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất cấp trên.

2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.2.1. Khái niệm tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất quy hoạch sử dụng đất

Khái niệm về “tiêu chí” (hay tiêu chuẩn) đánh giá trong quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề khó, còn nhiều tranh luận và chưa có một định nghĩa chính thống nào. Theo từ điển tiếng Việt: “Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại sự vật, một khái niệm...”. Như vậy, từ khái niệm nêu trên đối với tiêu chí đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất có thể nhìn nhận như sau:

- Để nhận biết, cần có một hệ thống các chỉ tiêu: có thể là chỉ tiêu tổng hợp hay theo từng yếu tố, chỉ tiêu định tính hoặc định lượng;

- Còn để xếp loại (tức là phân mức đánh giá) cần có chuẩn để so sánh: có thể là một chuẩn mực hay ngưỡng để đánh giá dựa trên các định mức, chỉ số cho phép, đơn giá hoặc quy ước nào đó được chấp nhận...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 28 - 29)