Điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.1.Điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội tác động đến sử dụng đất quận

4.1.1.Điều kiện tự nhiên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hoàng Mai nằm ở phía nam khu vực trung tâm thành phố Hà Nội.

Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’-21o35’ độ vĩ bắc và 105o44’-106o02’

độ kinh đông. Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân; phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên. Quận Hoàng Mai có tổng diện tích tự nhiên là 4.032,3878 ha, với 14 đơn vị hành chính cấp phường.

Với lợi thế nằm cửa ngõ phía Nam khu vực nội thành phố Hà Nội có các trục giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy (sông Hồng) là điều kiện thuận lợi để quận Hoàng Mai phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

* Địa hình: quận Hoàng Mai nằm ở vùng trũng phía nam thành phố, có độ cao trung bình khoảng 4 đến 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông: Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động,

Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2 m; Khu vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,20 đến 5,8m; Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê:

- Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thông Pháp Vân - Yên Sở, đường 70A và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, nên đã hình thành các tiểu vùng nhỏ có nhiều đầm, ruộng trũng. Địa hình này một mặt gây những khó khăn do tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, một số điểm ngập úng khi mưa to kéo dài, mặt khác cũng tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước.

- Vùng ngoài đê bao gồm một phần diện tích các phường Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở và Lĩnh Nam và một vùng bãi bồi ven sông Hồng với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê. Vùng này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu.

* Địa chất: căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên Xô cũ lập trức đây), quận Hoàng mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngoài đê sông Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng năm (vùng đất III).

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Hoàng Mai cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm

ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C,

mùa mưa tháng 7-9, lượng mưa trung bình là 1.676mm. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa ẩm ướt,

hướng gió chủ đạo là Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 230C tháng thấp nhất là 6-

80C, độ ẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95 %.

4.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Hồng, lưu lượng

Trên địa bàn Quận có 4 sông tiêu chính của thành phố chảy qua (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu). Sông Tô Lịch chảy qua địa phận các phường Định Công, Đại Kim và Hoàng Liệt; Sông Kim Ngưu là một nhánh tách ra từ sông Tô Lịch chảy qua phường Hoàng Liệt, Mai Động và Hoàng Văn Thụ; Sông Lừ chảy qua địa phận phường Định Công, bán đảo Linh Đàm nối với sông Tô Lịch; Sông Sét chảy địa phận phường Giáp Bát, Tương Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt chảy vào hồ Yên Sở. Hiện tại các sông nhiều quãng đã thu hẹp và bị lấp, ngày nay như những mương nước thải mà không còn là sông nên và không còn thông với Sông Hồng nữa. Ngoài ra, Hoàng Mai còn có rất nhiều hồ lớn như hồ điều hòa Yên Sở, hồ Linh Đàm, hồ công viên đền Lừ... các hồ có tác dụng lớn điều hòa khí hậu của quận.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra trên địa bàn quận có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: Loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các phường Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam.

- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Đất nằm rải rác ở những nơi trũng, lòng chảo, có ở phường Đại Kim.

- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Đất phân bố ở những dải đất thuộc ngoài đê sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Trần Phú.

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Đất phân bố ở những dải đất dọc theo bờ sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì.

- Đất cồn cát, bãi cát ven sông: Đất nằm ở ngoài bãi sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp chủ yếu do lượng mưa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận. hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu cùng hệ thống hồ đầm lớn như Yên Sở, Linh Đàm, Định Công có chức năng tiêu thoát nước nhưng do lượng nước thải của thành phố hầu hết chưa được xử lý nên hiện đang ô nhiễm, không sử dụng được cho sản xuất.

- Nguồn nước ngầm: trữ lượng nước ngầm trên địa bàn quận rất phong phú, có thể khai thác đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nước có trong

tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nước cách mặt đất tự nhiên từ 30 - 40 m, tuy nhiên nguồn nước ngầm trên địa quận chứa nhiều sắt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn quận Hoàng Mai có 2 loại khoáng sản chính là cát dọc theo ven sông Hồng thuộc địa phận các phường Thanh Trì và Lĩnh Nam, hàng năm có thể khai thác hàng vạn m3. Than bùn có rải rác ở các vùng hồ đầm Yên Sở và Linh Đàm với trữ lượng không nhiều, tầng dầy lớp than có thể khai thác rất mỏng, than có hiệu suất tỏa nhiệt không cao nên việc khai thác than bùn ít mang lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, trong quá trình thăm dò địa tầng đã phát hiện trên địa bàn phường Định Công có mỏ nước khoáng, hiện đã đưa vào khai thác song hàm lượng các nguyên tố vi lượng không cao và trữ lượng nước cũng không lớn.

d. Tài nguyên nhân văn

Quận Hoàng Mai có khoảng 79 công trình di tích và tín ngưỡng, trong đó có 28 công trình đã được xếp hạng và công nhận. Các công trình phân bố chủ yếu trên địa bàn các phường Trần Phú, Yên Sở, Lĩnh Nam, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Đại Kim. Hầu hết các phường trong quận hàng năm đều có lễ hội truyền thống với nhiều thể loại văn hóa dân gian, tiêu biểu như lễ hội cấp thủy ở Lĩnh Nam, lễ hội thủ thần Chu Văn An ở Đại Kim...

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

Quận Hoàng Mai có các hồ lớn như hồ Yên Sở, Linh Đàm với diện tích mặt nước lớn, tạo cho quận cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên cây xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và điều hòa không khí. Tuy nhiên, do là khu vực tiêu thoát nước của thành phố nguồn thải của thành phố chảy qua các con sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét vào hệ thống hồ điều hòa Yên Sở trong khi nước thải chưa được xử lý triệt để nên vấn đề ô nhiễm đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn quận.

Đã có rất nhiều nghiên cứu điều tra khảo sát chất lượng môi trường trên các con sông này, theo kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, tại sông Sét và sông Lừ, chỉ số về ô nhiễm BOD5 đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 6 - 8 lần. Còn sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là 10 - 12 lần. Hàm lượng COD, SS ở sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ cũng đã vượt qua ngưỡng ô nhiễm nặng tới hàng chục lần. Điều đáng lo ngại nhất là: kết quả khảo sát cho thấy phần lớn chức năng lọc sạch tự nhiên ở các dòng sông thoát nước này đã không còn, yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại của các dòng sông.

Ngoài ra môi trường không khí cũng đang ảnh hưởng khá nghiêm trọng do mức độ ô nhiễm của khí thải phương tiện giao thông và bụi từ các công trình đang xây dựng trên địa bàn quận. Từ năm 2000 đến nay, nồng độ bụi tăng dần, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 4,5 lần trong khu vực nội thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)