Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 29 - 39)

1.2 Qui định của wto về hàng rào phi thuế quan và các trường hợp ngoại lệ

1.2.3 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời

Các biện pháp thương mại tạm thời là những biện pháp hạn chế nhập khẩu mà các quốc gia được phép áp dụng trong những trường hợp nhất định , nếu thỏa

mãn được một số điều kiện nhất định. Các biện pháp này bao gồm: chống bán phá giá (anti-dumping measures) và chống trợ cấp/đối kháng(countervailing measures)

1.2.31. Trợ cấp và các biện pháp đối a. Những quy định chung:

Trong thương mại thế giới, buôn bán công bằng và ngay thẳng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy tự do hóa thương mại, góp phần bảo đảm sự ổn định và minh bạch trong thương mại. Thỏa thuận về trợ cấp và chống trợ cấp đã đạt được trong thời kỳ GATT, sau đó Hiệp định này đã tiếp tục được sửa đổi, hoàn thiện và cấu thành nên hệ thống pháp lý của WTO ngày nay. Không giống như Hiệp định tiền nhiệm, Hiệp định mới về trợ cấp của WTO chứa đựng định nghĩa về trợ cấp và đưa ra khái niệm về “trợ cấp đặc thù” hay còn gọi là “trợ cấp riêng”. Chỉ các trợ cấp đặc thù hay trợ cấp riêng mới chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc được quy định trong hiệp định này.

Trợ cấp xảy ra khi một số lợi ích được chuyển giao nhờ có sự hỗ trợ của chính phủ về giá hay thu nhập, hay có sự đóng góp tài chính của chính phủ cũng như các tổ chức công cộng, chẳng hạn như chuyển giao trực tiếp các khoản tiền hay bảo lãnh tín dụng; hoặc bỏ qua các khoản tiền lẽ ra phải thu cho ngân sách nhà nước, chẳng hạn như các ưu đãi về thuế (trừ thuế gián thu); hoặc chính phủ cung cấp hàng hóa và dịch vụ không thuộc nhóm cơ sở hạ tầng hay thông qua việc mua hàng hóa.

Hiệp định cũng quy định trợ cấp riêng là loại trợ cấp chỉ dành cho một ngành hoặc một số ngành, một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp nhất định và các cơ quan có thẩm quyền hay các văn bản pháp luật không chỉ ra một cách rõ ràng, công khai các tiêu chuẩn khách quan để đạt được trợ cấp.

Trợ cấp áp dụng giới hạn cho các doanh nghiệp nhất định nằm trong một vùng địa lý xác định thuộc phạm vi thẩm quyền của nhà chức trách cấp trợ cấp thì cũng được coi là trợ cấp riêng. Việc xác định trợ cấp riêng phải được chứng minh rõ ràng trên cơ sở chứng cứ thực tế.

b. Những quy định cụ thể của WTO về các loại trợ cấp và các biện pháp đối kháng áp dụng cho mỗi loại trợ cấp

Các quy định về trợ cấp của WTO trong Hiệp định này áp dụng đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, bao gồm 3 loại trợ cấp: Trợ cấp đèn đỏ(trợ cấp bị cấm). Trợ cấp đèn vàng( trợ cấp có thể đối kháng ) và trợ cấp đèn xanh( trợ cấp không thể đối kháng hay còn gọi là trợ cấp có thể chấp nhận được.

Trợ cấp đèn đỏ - Trợ cấp bị cấm:

Trợ cấp này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho một ngành sản xuất non trẻ vươn lên chiếm lĩnh thị trường hoặc vì các mục đích kinh tế khác. Tuy nhiên, có một số hình thức trợ cấp bị cấm trong WTO. WTO đặc biệt cấm các thành viên không được sử dụng các biện pháp trợ cấp gắn với thành tích xuất khẩu(trợ cấp xuất khẩu) cũng như các trợ cấp gắn với việc ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng nhập khẩu(tức là trợ cấp để sản xuất ra những sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu). Tại Điều 3 Hiệp định SCM quy định những trường hợp sau coi như trợ cấp trực tiếp cho hàng xuất khẩu:

- Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu, hoặc cung cấp đầu vào với những điều kiện ưu đãi;

- Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đối với sản phẩm xuất khẩu vượt quá mức thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước, hoặc hoàn lại thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu quá mức;

- Chương trình bảo hiểm xuất khẩu với phí bảo hiểm không đủ trang trải chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm (Đối với hàng hóa xuất khẩu bắt buộc phải mua bảo hiểm nhưng phí mua bảo hiểm của nhà xuất khẩu quá nhỏ so với sức mua cần thiết được quy định coi như một dạng trợ cấp);

- Tín dụng xuất khẩu thấp hơn đi vay của Chính phủ cũng coi như Nhà nước trợ cấp cho xuất khẩu với lãi xuất thấp

Tất cả các trường hợp trên đều coi như trợ cấp ở dạng đèn đỏ và bị cấm sử dụng. Do vậy, khi các quốc gia chậm và đang phát triển muốn hỗ trợ cho hàng xuất

khẩu phải nắm kỹ để tránh bị các nước nhập khẩu dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt.

Trợ cấp đèn vàng- Trợ cấp có thể đối kháng:

Trợ cấp đèn vàng là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lĩnh vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lý được định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của cơ quan thẩm quyền cấp phép.Trợ cấp loại này được thực hiện nhưng chỉ dừng ở mức không gây „tác động bất lợi cho các nước thành viên”. Tác động bất lợi được nêu rõ trong Hiệp định SCM gồm:

- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất rong nước.Ví dụ: như trợ cấp (thuế…) để nhập khẩu đã làm ảnh hưởng tới công nghiệp sản xuất ngành hàng đó gây ra thất nghiệp, sản lượng sản xuất giảm sút

- Làm vô hiệu hóa và suy yếu các ưu đãi thuế quan đã đạt được trong đàm phán thương mại.

- Làm tổn thất tới quyền lợi của nước khác.

Đây là những trường hợp được phép trợ cấp nhưng các doanh nghiệp ở các quốc gia thành viên cần phải chú ý khi thực hiện vì tính nhạy cảm của nó. Ví dụ như trợ cấp cho một khu vực địa lý bị lũ lụt, nhưng vẫn gây ra khiếu kiện giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, vì mỗi nước chấp nhận vùng lũ lụt theo mức thiệt hại khác nhau….

Trợ cấp đèn xanh- Trợ cấp không thể đối kháng( trợ cấp có thể chấp nhận được): Đây là loại trợ cấp không phải là trợ cấp riêng (quy định ở phần trên)

hoặc cũng có thể là trợ cấp riêng nhưng liên quan tới các vấn đề sau:

- Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu như : chi phí nhân sự, chi phí công cụ, thiết bị, đất đai nhà cửa sử dụng cho hoạt động nghiên cứu;chi phí tư vấn và dịch vụ hoàn toàn cho hoạt động nghiên cứu; chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu; các chi phí điều hành khác phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu.

- Trợ cấp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một nước thành viên. Vùng khó khăn đó phải được xác định ranh giới một cách rõ ràng về địa lý với những đặc điểm kinh tế và hành chính nhất định. Vùng đó được coi là vùng khó khăn trên cơ sở những tiêu thức vô tư và khách quan, nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ những nhân tố không mang tính nhất thời; các tiêu thưc đó phải được nêu rõ trong luật, quy chế hay những văn bản chính thức khác để có thể cho phép kiểm tra được luật

- Hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó chỉ là biện pháp nhất thời không kéo dài, có giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp và không bao gồm chi phí thay thế hay vận hành những khoản đầu tư đã được hỗ trợ. Khoản hỗ trợ này cũng có thể được cấp cho mọi doanh nghiệp ứng dụng thiết bị mới hay quy trình sản xuất mới. Tuy nhiên, nếu một nước thành viên nào đó trong WTO có lý do để chứng minh được rằng, trợ cấp loại này đã dẫn tới những tác hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của nước thành viên đó thì họ có thể khiếu nại lên Ủy ban về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO. Nếu Ủy ban này xác định điều khiếu nại trên là đúng thì có thể khuyến nghị với nước đang áp dụng trợ cấp điều chỉnh chương trình trợ cấp sao cho triệt tiêu được tác động xấu của nó tới các thành viên khác. Ủy ban phải có kết luận trong vòng 120 ngày kể từ ngày vấn đề được đưa ra trước Ủy ban. Trong trường hợp các khuyến nghị nói trên không được tuân thủ trong vòng 6 tháng, Ủy ban sẽ cho phép bên khiếu nại được áp dụng những biện pháp đối kháng tương xứng với tính chất và mức độ của tác động đã được xác định

Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm các loại sau:

- Hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu phát triển R&D do công ty tiến hành;

- Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường, miễn là trợ cấp 1 lần, không lặp lại và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó ( Ví du: như nâng cấp cơ sở hạ tầng )

- Hỗ trợ những ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn. Vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách rõ ràng về địa lý với những đặc điểm kinh tế và hành chính nhất định(một trong những tiêu thức xác định vùng khó khăn là chi tiêu GDP bình quân đầu người không vượt quá 85% GDP bình quân đầu người của khu vực)

c. Một số trường hợp ngoại lệ được áp dụng trợ cấp:

Bên cạnh những yêu cầu của những nước phát triển đòi bỏ trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu của một số nước trên thế giới thì Tổ chức thương mại thế giới cũng có những ưu đãi đối với những nước đang phát triển. Cụ thể là:

- Các nước có thu nhâp bình quân đầ người thấp hơn 1000USD/ năm được phép trợ cấp sản phẩm công nghiệp còn những thành viên đang phát triển khác chỉ được duy trì chế độ này 8 năm kể từ ngày WTO có hiệu lực (loại bỏ vào năm 2003) - Các nước chậm phát triển (LCD) được phép trợ cấp cho sản xuất thay thế hàng nhập khẩu 8 năm còn những quốc gia đang phát triển khác chỉ được áp dụng 5 năm kể từ khi WTO có hiệu lực. Ngoài ra, WTO còn quy định những nước có thu nhập lớn hơn 1000USD đã đạt trình độ cạnh tranh thì phải bỏ dần trợ cấp trong 2 năm, còn LDC và những nước có thu nhập thấp hơn 1000 USD thì bỏ dần trong 8 năm.

- Khi bất cứ nước nào đánh thuế đối kháng với các nước đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi:

+ Trợ cấp không vượt quá 2% trị giá của nó( còn đối với các nước LDC , đang phát triển thấp hơn 100USD ; hoặc những nước đang phát triển đã bỏ trợ cấp thì con số tương đương là 3%.

+ Khối lượng nhập khẩu chỉ được trợ cấp 4% trị giá hàng nhập khẩu còn với 1 nhóm nước thì là 9% (nhưng riêng từng nước trong nhóm không vượt quá 4%)

Tuy nhiên, các nước thành viên của WTO sẽ không được áp dụng một trong các loại trợ cấp đã nêu ở trên.

 Nếu một thành viên của WTO chứng minh được rằng một nước thành viên khác đang áp dụng hay duy trì một khoản trợ cấp dẫn đến thiệt hại, làm vô hiệu hóa, suy giảm hay gây phương hại nghiêm trọng một ngành sản xuất của mình thì thành viên này có quyền khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.

 Nếu cơ quan này xác định điều khiếu nại trên là đúng thì thành viên đang thực hiện hay duy trì trợ cấp phải rút bỏ ngay trợ cấp đó hoặc phải có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại từ việc trợ cấp đó gây ra cho các thành viên khác.

 Nếu không, cơ quan giải quyết tranh chấp cho phép bên khiếu nại có quyền thực hiện biện pháp đối kháng. Thuế đối kháng phải được đánh với mức thuế phù hợp với từng trường hợp và trên cơ sở không phân biệt đối xử.

1.2.3.2. Những qui định về chống bán phá giá và tự vệ a. Những qui định về chống bán phá giá

Theo Hiệp định chống bán phá giá (Agreement on Anti-Dumping Practise), “Phá giá nghĩa là sản phẩm được đưa ra bán ở một nước thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm ấy và ở sản phẩm bị xem là bán phá giá nếu giá xuất của sản phẩm ấy thấp hơn giá của sản phẩm tương tự như thế được tiêu thụ ở thị trường nội địa trong điều kiện buôn bán thông thường”

Trong trường hợp ở thị trường nội địa không có sản phẩm tương tự thì Hiệp định quy định:

- Có thể đem sản phẩm ấy so sánh với sản phẩm xuất sang một thị trườn thứ 3; hoặc so sánh với giá bán hình thành trên cơ sở gồm: giá thành cộng (+) so với số chi phí hợp lý cho quản lý, cho nghĩa vụ bán hàng ,chi phí khác cộng (+) lãi kinh doanh

- Nói một cách khác , nếu căn cứ vào sự so sánh giá xuất khẩu (P w) và giá tiêu thụ nội địa tại nước xuất khẩu (pd) mà Pd>Pw của sản phẩm tương tự thì có thể coi như phá giá hàng hóa.

Đây là biện pháp nhằm giành giật thị trường, đặc biệt là thị trường mới nên GATT trước kia và nay là WTO lên án mạnh mẽ. Do vậy các nước thành viên có quyền dùng biện pháp thuế chống phá giá đối với các mặt hàng nhập khẩu được chứng minh đã bán phá giá.

b) Những qui định về biện pháp tự vệ:

Khi một mặt hàng nhập khẩu nào đó tăng lên đột biến gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho một ngành sản xuất, WTO cho phép các thành viên bị thiệt hại có thể sử dụng các biện pháp tự vệ tạm thời kể cả hạn chế định lượng để khắc phục thiệt hại do nhập khẩu gây ra.

WTO qui định, một nước chỉ có thể áp dụng các biện pháp tự vệ sau khi đã có sự điều tra để xác định tổn hại nghiêm trọng của các nhà chức trách có thẩm quyền. Hiệp định về các biện pháp tự vệ cũng chỉ rõ:

- “Tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là sự suy giảm toàn diện đáng kể tới vị trí của ngành công nghiệp nội địa.

- “Đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng” được hiểu là tổn hại nghiêm trọng rõ ràng sẽ xảy ra.

Trong quá trình điều tra, việc xác định liệu một hàng hóa nhập khẩu có gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa phải dựa trên cơ sở thực tế( chứ không chỉ là sự phỏng đoán, viện dẫn hay khả năng xa).

WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp tự vệ chỉ ở mức độ cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục những tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện thuận lợi điều chỉnh ngành công nghiệp có liên quan . Nếu các nước thành viên sử dụng biện pháp hạn chế số lượng thì không được giảm khối lượng hàng nhập khẩu xuống thấp hơn mức nhập khẩu trung bình trong 3 năm gần đây trừ khi chứng minh được rõ ràng rằng mức hạn chế thấp hơn đó là cần thiết để ngăn cản hay khắc phục những thiệt hại rất nghiêm trọng đang diễn ra.

Các thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong khoảng thời gian cần thiết để ngăn chặn hay khắc phục những tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh.Thời gian này không được phép vượt quá 4 năm. Mặc dù vậy, WTO

cũng nới rộng trong trường hợp đặc biệt cho phép thời hạn có thể kéo dài tới 8 năm tùy thuộc vào sự đánh giá của các nhà chức trách có thẩm quyền, nếu việc kéo dài là cần thiết nhằm tiếp tục bảo vệ hay điều chỉnh những tổn thất.Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được, WTO cho phép một thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời ( chưa cần có sự điều tra của WTO) dựa trên xác định sơ bộ những chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)