Từ thực tiễn áp dụng các biện pháp phi thuế của các quốc gia Mỹ, EU và Trung Quốc để bảo hộ nền sản xuất trong nước, chúng ta có thể rút ra bài học tổng quan cho Việt Nam như sau:
- Thứ nhất: Việc áp dụng các biện pháp phi thuế của các quốc gia này đều tuân thủ theo những quy định của Tổ chức Thương Mại thế giới WTO. Để gia nhập WTO, Trung Quốc đã phải thực hiện việc cắt giảm các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu thông qua hạn chế số lượng và các rào cản trái với quy định của WTO.Tuy nhiên, Trung Quốc là một nước lớn về vị thế lẫn tầm ảnh hưởng với thương mại quốc tế đều khác hẳn Việt Nam.Việc học tập kinh nghiệm của Trung Quốc là cần thiết; tuy nhiên phải áp dụng một cách linh hoạt, tránh rập khuôn
- Thứ hai: Bảo hộ sản xuất trong nước dường như là nhu cầu không thể xóa bỏ với mọi quốc gia, ngay cả trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, khi tham gia vào các Tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các quốc gia buộc phải tuân thủ những quy định chung và áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan thích hợp trong giai đoạn mới sẽ giúp cho các quốc gia này vừa đạt được mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước vừa đạt được một số mục tiêu xã hội khác(an toàn sức khỏe, bảo vệ môi trường …) lại tránh được sự cạnh tranh không lành mạnh (kinh nghiệm của Mỹ, EU)
- Thứ 3: Bảo hộ được chuyển từ các biện pháp hạn chế định lượng sang các biện pháp tinh vi, mang tính kỹ thuật hơn. Ví dụ: Bảo hộ thông qua sử dụng hàng rào kỹ thuật, quy định về vệ sinh dịch tễ; sử dụng luật chống bán phá giá, quy định về đóng gói, nhãn mác xuất xứ của hàng hóa. .. đang là xu hướng chung của việc bảo hộ phi thuế quan. Các biện pháp vừa được WTO thừa nhận vừa giúp nước áp dụng đạt được mục tiêu bảo hộ tốt nhất.
CHƢƠNG 2
HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN CỦA VIỆT NAM TRƢỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO
2.1 Các rào cản phi thuế quan việt nam đã sử dụng trƣớc khi gia nhập WTO
2.1.1. Các biện pháp hạn chế định lượng
a) Cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
Đây là một trong số những biện pháp nhằm hạn chế số lượng một cách triệt để nhất, do vậy WTO không cho phép sử dụng, trừ một số ngoại lệ nhất định. Trong những năm vừa qua hầu hết các nước, trong đó có Việt Nam vẫn sử dụng và cơ bản đúng với quy định của Tổ chức thương mại thế giới.
Bảng 2-1: Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu từ 1996 – 2005
Mô tả hàng hoá „96 „97 „98 „99 „00 ‟01-
05 1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ
công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quan sự.
x x x x x x
2 Đồ cổ x x x x x x
3 Các loại ma tuý x x x x x x
4 Các loại hoá chất độc x x x x x x
5 Gỗ tròn, gỗ xẻ từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; củi,t han làm từ gỗ hoặc củi, có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
x x x x x x
6 Động vật hoang dã và động thực vật quý hiếm tự nhiên
x x x x x x
7 Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước
Mô tả hàng hoá „96 „97 „98 „99 „00 ‟01- 05 1 Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ
công nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1535/CP-KTTH ngày 28 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
x x x x x x
2 Các loại ma tuý x x x x x x
3 Các loại hoá chất độc x x x x x x
4 Sản phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động; đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách và trật tự, an toàn xã hội.
x x x x x x
5 Pháo các loại (trừ pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải và nhu cầu khác theo quy định riêng).
x x x x x x
6 Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác.
x x x x x x
7 Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: Hàng dệt may, giầy dép, quần áo, hàng điện tử, hàng điện lạnh; hàng điện gia dụng; hàng trang trí nội thất; hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.
8 Phương tiện vận tải tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng, hoạt động trong phạm vi hẹp, gồm: xe cẩn cẩu; máy đào
Mô tả hàng hoá „96 „97 „98 „99 „00 ‟01- 05 kênh rãnh, xe quét đường, tưới đường, xe chở
rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay và xe nâng hàng trong kho, cảng.
9 Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng gồm: - Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ đã qua sử dụng của ôtô, máy kéo và xe hai bánh, ba bánh gắn máy;
x x x x x x
- Động cơ đốt trong đã qua sử dụng có công suất từ 30CV trở xuống; các loại máy đã qua sử dụng gắn động cơ đốt trong có công suất từ 30CV trở xuống;
- Khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ đã qua sử dụng; Khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới; khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng;
- Xe đạp đã qua sử dụng;
- Xe hai bánh, ba bánh gắn máy đã qua sử dụng;
- Ôtô cứu thươngđã qua sử dụng;
- Ôtô vận chuyển hành khách từ 16 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả loại vừa chở khách vừa chở hàng, khoang chở khách và chở hàng chung trong một cabin), loại đã qua sử dụng; - Ô tô vận chuyển khách hàng trên 16 chỗ ngồi, loại đã qua sử dụng mà thời gian từ năm
Mô tả hàng hoá „96 „97 „98 „99 „00 ‟01- 05 sản xuất đến năm nhập khẩu vượt quá 5 năm;
- Ôtô vận chuyển hàng hoá có sức chở dưới 5 tấn (bao gồm cả loại vừa chở hàng vừa chở khách có khoang chở hàng và khoang chở khách không chung trong một cábin; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe vận chuyển hàng hoá cần cẩu để tự xếp hàng lên xe; xe vận chuyển hàng hoá có thiết bị tự đổ; xe có gắn thùng chở chất lỏng, chất khí, xe lạnh; xe bảo ôn), loại đã qua sử dụng mà thời gian từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu vượt quá 5 năm. 10 Sản phẩm, vật liệu có hứa amiăng thuộc
nhóm amphibole
x x x
11 Các loại máy mã chuyên dụng và các chương trình phần mềm mật mã sử dụng trong phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước
x
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các văn bản
Quyết định số 864/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/12/1995 về
chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1996.
Quyết định số 28/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/1/1997 về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1997.
Quyết định số 141/1998/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 23/1/1998
về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu năm 1998.
Quyết định số 254/1998/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
30/12/1998 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 1999.
30/12/1999 về điều hành xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2000.
Quyết định số 46/2001/QĐ - TTg ngày 4 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành xuất nhập khẩu giai đoạn 2001 – 2005.
Nhìn chung cả danh mục hàng cấm xuất khẩu (7 nhóm) lẫn hàng cấm nhập khẩu (11 nhóm) đều không vi phạm đến các quy định của WTO, vì đều có lý do như: bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động thực vật, môi trường thiên nhiên, hoặc an ninh trật tự xã hội.
b) Hạn ngạch.
Hạn ngạch là biện pháp mang tính định lượng theo ý chí chủ quan của chính phủ các nước. Mức độ quản lý chỉ đứng sau danh mục hàng cấm. Chính vì vậy mà WTO cùng như các tổ chức quốc tế khác không cho phép sử dụng.
Những năm trước đây Việt Nam cũng đã sử dụng biện pháp này khá phổ biến đối với cả hàng xuất lẫn hàng nhập khẩu. Nhưng sau năm 1995, bất đầu chuyển sang biện pháp chỉ quản lý hàng nhập. Theo Quyết định số 864/TTg ngày 30/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thì danh mục quản lý bằng hạn ngạch chỉ có 2 mặt hàng xuất khẩu:
- Gạo (với lý do an ninh lương thực quốc gia):
- Hàng dệt may xuất sang thị trường EU, Canada, Nauy. Đây là nhóm hàng chính do khu vực EU và các nước khác quản lý định lượng. Nhưng để tránh sự cạnh tranh trên những thị trường tiềm năng này trên chúng ta phải phân hạn ngạch cho các doanh nghiệp.
Từ năm 2001, theo Quyết định số 46/2001/QĐ - TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ, thì biện pháp mang tên là “hạn ngạch” coi như không còn, mặt hàng gạo đã được tự do xuất sau khi đã cân đối với nhu cầu an ninh lương thực quốc gia. Còn mặt hàng dệt may chuyển sang quản lý theo giấy phép của Bộ Thương mại.
Song thực tế những biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu.
Bảng 2-2: Một số biện pháp tương đương hạn ngạch
Năm Tên gọi Danh mục mặt hàng
1996 Các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân
1. Xăng dầu 2. Phân bón 3. Xi măng 4. Đường 5. Thép xây dựng 1997 Các mặt hàng có liên quan đến các
cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân.
1. Xăng dầu 2. Phân bón
Các vật tư, hàng hoá được đáp ứng chủ yếu bằng nguồn sản xuất trong nước
1. Xi măng 2. Đường ăn
3. Sắt, thép, phôi thép 1998 Hàng hoá, vật tư nhập khẩu có cân
đối với sản xuất và nhu cầu trong nước
1. Xăng dầu 2. Phân bón
3. Thép xây dựng các loại 4. Xi măng các loại
5. Giấy viết, giấy in các loại 6. Kính xây dựng
7. Đường tinh luyện, đường thô 8. Rượu
1999 Hàng hoá nhập khẩu có điều kiện (giấy phép của Bộ Thương mại)
1. Xăng dầu 2. Phân bón 3. Xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ. 4. Ôtô du lịch dưới 16 chỗ 5. Một số chủng loại thép 6. Xi măng đen
7. Đường tinh luyện, đường thô 8. Giấy viết, giấy in các loại 9. Kính xây dựng
10. Rượu 2000 Hàng hoá nhập khẩu có giấy phép
của bộ Thương mại
1. Gạch ceramic và granit có kích thước dưới 400x400mm
2. Xi măng Poóclăng, clinker 3. Kính màu, kính trắng phẳng có độ dày từ 1,5 – 12mm
4. Giấy in báo, giấy viết khống tráng
5. Một số chủng loại thép xây dựng
6. Dầu thực vật tinh chế dạng lỏng
7. Đường tinh luyện, đường thô 8. Xe 2 bánh, 3 bánh gắn máy nguyên chiếc và linh kiện lắp ráp đồng bộ, máy khung xe.
9. Ôtô từ 16 chỗ ngồi trở xuống. 2001-
2005
Hàng hoá nhập khẩu có giấy phép của Bộ Thương mại
Ngoài ra, hàng năm còn có danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành (do các Bộ chuyên ngành quản lý).
c) Hạn ngạch thuế quan.
Những năm gần đây Việt Nam bắt đầu thực hiện biện pháp hạn ngạch thuế quan: Năm 2003 áp dụng với 4 nhóm hàng và năm 2004, 2005 là 7 nhóm hàng.
Bảng 2-3: Danh mục hàng hoá quản lý theo hạn ngạch thuế quan
STT Mã số HSV Mô tả hàng hoá Số lượng 1 0401 Sữa nguyên liệu, chưa
cô đặc
Cấp theo nhu cầu
2 0402 Sữa nguyên liệu, cô đặc
Cấp theo nhu cầu
3 0407 Trứng gia cầm Cấp theo nhu cầu
4 1005 Ngô hạt Cấp theo nhu cầu
5 2401 Thuốc lá nguyên liệu Năm 2004: 22.379 tấn Năm 2005: 29.774 tấn
6 2501 Muối 200.000 tấn
7 5201,5202, 5203
Bông Cấp theo nhu cầu
Nguồn: Quyết định số 91/2003/QĐ - TTg ngày 9/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ
Đây là biện pháp cần khuyến khích sử dụng hơn nữa vì hầu hết các nước thành viên WTO đều áp dụng (kể cả Hoa Kỳ, EU...) Nhưng cơ bản phạm vi áp dụng còn hẹp, chưa mang tính phổ biến, số lượng nhập khẩu còn ít. Ngoài ra, qua bảng trên chúng ta có thể thấy trong 7 nhóm hàng thì có 5 nhóm hàng đề là “Cấp theo nhu cầu”. Điều này chưa đúng với bản chất của biện pháp hạn ngạch thuế quan, vì đã làm hạn ngạch thì cần có định mức nhập khẩu cụ thể nếu vượt quá số lượng hoặc giá trị quy định người nhập khẩu sẽ phải chịu mức thuế cao. Do vậy, biện pháp này ở Việt Nam thực sự mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu, phát huy tác dụng kém.
d) Quản lý bằng giấy phép.
Theo Hiệp định về thủ tục giấy phép nhập khẩu, thì có 2 loại giấy phép: Tự động và không tự động. Nhưng ngay sau khi có chủ trương đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 28/7/1995 Việt Nam gia nhập ASEAN thì ngày 15/12/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 89/CP và bắt đầu bãi bỏ chế độ này từ 1/2/1996 (Điều 1 Nghị định số 89/Chính phủ) trừ 8 nhóm hàng nhà nước quản lý như: danh mục hàng quản lý bằng hạn ngạch, hàng gia công, hàng dự hội chợ triển lãm... Có thể coi đây là một bước cải cách về thủ tục hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Theo quy định của giấy phép thì các mặt hàng nhập khẩu được phân thành hai loại: (1) Loại được phép nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại; (2) Các mặt hàng được phép nhập khẩu theo giấy phép của các cơ quan chuyên ngành khác.
* Quản lý bằng giấy phép của Bộ Thương mại.
Trong thời kỳ 97-98 các mặt hàng cần giấy phép của Bộ Thương mại bao gồm 10 mặt hàng (xăng dầu, phân bón, xe máy các loại, ôtô, sắp thép, xi măng, đường, giấy, rượu và kính xây dựng). Danh mục các mặt hàng này năm 1999 được bổ sung thêm quạt điện dân dụng, gạch lát xêramic và granít, hàng tiêu dùng bằng gốm sứ, thủy tinh và gốm, bao bì bằng nhựa thành phẩm, xút lỏng NaOH, xe đạp, dầu thực vật tinh chế và clinker nhập khẩu. Tổng cộng 18 mặt hàng này đều là các mặt hàng có nhu cầu khá lớn trong nước, trừ rượu được liệt vào nhóm hàng xa xỉ hạn chế tiêu dùng, các mặt hàng còn lại đều thuộc diện mặt hàng cần được bảo hộ. (Được quy định tại Phụ lục 04 kèm theo Quyết định số 864/TTg ngày 30/12/1995).
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính và thủ tục xuất nhập khẩu phù hợp với quy định của WTO và AFTA. Đến 4/4/2001 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ /TTg. Tại Điều 2 Quyết định này có quy định danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu quản lý bằng giấy phép do Bộ thương mại cấp.
Bảng 2-4: Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại thời kỳ 2001 – 2005
Hàng xuất khẩu
Mô tả hàng hoá Thời hạn
áp dụng Hàng dệt may xuất khẩu theo hạn ngạch mà Việt Nam thoả thuận với
nước ngoài, Bộ Thương mại sẽ công bố cho từng thời kỳ.
2001 – 2005 Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc tham gia, Bộ thương mại sẽ công bố cho từng thời kỳ.
2001 – 2005
Hàng nhập khẩu
Mô tả hàng hoá Thời hạn áp
dụng Hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, Bộ thư – thương mại sẽ công bố cho từng thời kỳ
2001 – 2005
Xi măng poóc – lăng, đen và trắng: Đến ngày
31/12/2002 - Kính trắng phẳng có độ dày từ 1,5mm đến 12mm
- Kính màu trà từ 5mm đến 12 mm; kính màu xanh đen từ 3mm đến 6mm Đến ngày 31/12/2001 - Một số loại thép tròn - Một số loại thép hàn - Một số loại thép lá, thép mạ