Các biện pháp thương mại tạm thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 95)

2 .1Các rào cản phi thuế quan việt nam đã sử dụng trước khi gia nhập WTO

2.1.10. Các biện pháp thương mại tạm thời

Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời bao gồm các quy định về trợ cấp bán phá giá và những biện pháp về quyền tự vệ trong thương mại quốc tế với những công cụ tự vệ như: tăng mức thuế (đánh thuế đối kháng), áp dụng hạn ngạch nhập khẩu,... Đây là những biện pháp chính đáng được wto và các các tổ chức quốc tế thừa nhận về sự phù hợp của chúng và đã được các nước phát triển áp dụng khá hữu hiệu, song trên thực tế Việt Nam hầu như chưa đưa vào sử dụng.

Biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời được Việt Nam sử dụng rộng rãi nhất cho tới nay là trợ cấp, trong đó bao gồm các hình thức tín dụng ưu đãi,ưu đãi về thuế ( thuế suất ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp) thưởng xuất khẩu, ưu đãi bảo lãnh tín dụng, rút ngắn thời gian khấu hao tài sản cố định, giảm mức vốn lưu động tối thiểu theo qui định, miễn giảm hoặc hoãn nộp tiền thuế đất.

Do ngành công nghiệp được coi là ngành ưu tiên số một trong quá trình phát triển kinh tế đất nước nên trợ cấp công nghiệp là lĩnh vực được đề cập đến nhiều nhất trong thời gian qua.

Bản Thông báo về trợ cấp công nghiệp của Việt Nam theo Điều XVI.1 của gatt/1994 và Điều 25 của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng giai đoạn 1996 - 1998 bao gồm các chương trình sau:

 Hỗ trợ một số doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu;

 Hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất hàng xuất khẩu;

 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu;

 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định;

 Hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực nhất định;

 Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh trong một số địa bàn nhất định;

 Hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, kinh doanh trong địa bàn nhất định;

 Tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành vật liệu điện;

 Hỗ trợ cơ sở sản xuất gặp khó khăn, cơ sở sản xuất mới thành lập hoặc mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ sản xuất mới;

 Hỗ trợ các doanh nghiệp công ích nhà nước.

Các chương trình trợ cấp này đã có tác dụng hỗ trợ đáng kể cho một số doanh nghiệp trong nước.

Việt Nam cũng duy trì việc hỗ trợ nông nghiệp trong nước song mức hỗ trợ thường thấp và chỉ giới hạn ở các công tác như nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ các vùng khó khăn như gặp lũ lụt, hạn hán ... hoặc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo vùng nhưng do vấn đề tài chính nên mức trợ cấp không đáng kể.

Mặc dù một vài năm vừa qua Việt Nam bị kiện về bán phá giá (bật lửa ga, cá da trơn,tôm,...). Song thực chất do chi phí của Việt Nam quá thấp lại mới gia nhập thị trường thế giới nên chưa nắm chắc các quy định về phá giá. Đây không phải là phá giá có chủ định để xâm nhập thị trường và làm tổn hại tới các ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Trong khi đó hàng hoá của các nước bán vào Việt Nam nhiều loại giá thấp hơn thị trường nội địa rất nhiều đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc.

Cho đến ngày 25/5/2002 Việt Nam mới ban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, có hiệu lực ngày 1/9/2002. Song do

nội dung cần có những vấn đề còn chung chung, cần phải giải thích và hướng dẫn, như cần phải nắm chắc khái niệm cũng như cần hiểu rõ thế nào là trợ cấp, thế nào là phá giá. Nhưng sau gần 1 năm, đến 8/3/2003 Chính phủ mới có Nghị định số 150/2003 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh và đến tháng 5/2004 công bố tiếp Pháp lệnh Chống phá giá, tháng 8/2004 công bố tiếp Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Hy vọng đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các biện pháp thương mại tạm thời ở Việt Nam.

Qua phân tích trên chúng ta có thể thấy được Việt Nam những năm qua mới chỉ thực hiện trợ cấp một cách có giới hạn đối với một số hàng hoá còn là những biện pháp khác trong nhóm thương mại tạm thời coi như mới ở giai đoạn khởi động bắt đầu.

2.1.10.1 Các biện pháp tài chính

Trong năm 1998 việc quản lí ngoại hối ở Việt Nam đã được qui định chặt chẽ hơn với lí do đáp ứng các mục tiêu chính sách kinh tế vĩ mô cũng như các chính sách công nghiệp và thương mại cụ thể. Điều 5 " về nhập khẩu hàng tiêu dùng'' trong Quyết định số 11/1998/QĐ-TTg cơ chế quản lí xuất nhập khẩu qui định: "hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu qui định: "hàng hoá tiêu dùng được nhập khẩu sẽ được điều chỉnh bởi thuế và phương thức thanh toán của các ngân hàng cùng với sự hướng dẫn của việc hạn chế tối thiểu việc nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng không thực sự cần thiết và hàng hoá đã có thể sản xuất trong nước". Nguyên nhân sâu xa của việc những qui định chặt chẽ trên do hai nguyên nhân chính sau: Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á năm 97 đã làm suy yếu các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam, do đó cán cân thanh toán bị thâm hụt nghiêm trọng.

Việc xoá bỏ giấy phép nhập khẩu vào thời điểm Nghị định 57 ra đời làm tăng đáng kể hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp, gây khó khăn cho việc điều chỉnh cung ngoại tệ.

` Việc hạn chế chuyển đổi ngoại tệ do đó được Chính phủ áp đặt dựa trên qui định những doanh nghiệp và những lĩnh vực được tham gia ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ. Theo qui định của Thông tư 20/TT-nh7 thì các doanh nghiệp đầu tư nước

ngoài có nghĩa vụ tự cân đối các yêu cầu về ngoại tệ của mình. Tuy nhiên, các yêu cầu này không áp dụng đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm thay thế nhập khẩu, các doanh nghiệp có dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án quan trọng khác. Các doanh nghiệp này được "tham gia có bảo đảm" chuyển đổi ngoại tệ thông qua một "giấy chứng nhận chuyển đổi ngoại tệ". Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chọn 500 trong số 1892 doanh nghiệp thuộc thời điểm bấy giờ được ưu tiên chuyển đổi ngoại tệ với điều kiện hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư hoặc sản xuất các sản phẩm nhất định.

Cùng với việc đưa ra những qui định về các dự án và những mặt hàng thuộc danh mục được bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ Chính phủ cũng đưa ra những yêu cầu chi phối, theo đó các doanh nghiệp chỉ được phép duy trì các quĩ hợp lí trong tài khoản của các ngân hàng. Nhằm ngăn chặn việc các doanh nghiệp lạm dụng việc sử dụng ngoại tệ bằng cách mở nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau, Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg qui định, các doanh nghiệp chỉ được phép mở một tài khoản ngoại tệ duy nhất kể từ ngày 31-03-1998. Tuy nhiên theo như đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì các biện pháp này đã thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lí vĩ mô nhà nước hơn là tạo ra những tác động tích cực trong bảo hộ. Minh chứng rõ ràng của thực tế này là việc chi tiêu nhập khẩu không hề giảm sút trong khi tình trạng các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ ngoài ngân hàng càng gia tăng.

2.1.10.2 Các biện pháp khác a )Hàng đổi hàng

Biện pháp này khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sản xuất chủ yếu từ nguồn nguyên liệu trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua hợp đồng hàng đổi hàng trong đó bao gồm cả một số mặt hàng nhập khẩu có điều kiện.

Biện pháp hàng đổi hàng được duy trì trong nhiều năm qua, chủ yếu với Lào, Trung Quốc hoặc chương trình đổi lấy lương thực với irắc... Tất cả các trường hợp này đều phải quy ra giá trị để các cơ quan quản lý nắm được.

b) Đặt cọc

Biện pháp này yêu cầu các doanh nghiệp muốn nhập khẩu những mặt hàng Nhà nước không khuyến khích nhập khẩu phải đặt cọc lượng tiền nhất định nhưng không được hưởng lãi suất trong một khoảng thời gian nào đó. Đây là một NTM có tác dụng bảo hộ khá rõ bởi nó có tác động trực tiếp vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhập khẩu. Biện pháp này đến nay hầu như không còn áp dụng vì cũng làm cho giá hàng hoá tăng và có thể coi đó là sự can thiệp có chủ ý của các Nhà nước làm cho tín hiệu cung cầu không khách quan.

c) Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan của Việt Nam những năm trước khá phức tạp từ khâu kê khai hàng hoá đến kiểm hoá, kiểm tra sau thông quan... đã gây cản trở rất lớn cho hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là các thủ tục kiểm hoá. Những năm gần đây ngành Hải quan đã có những cải cách tiến bộ rõ rệt như phân luồng xanh, đỏ , vàng để thông quan nhanh hơn, hay tổ chức công tác hậu kiểm, thực hiện trị giá hải quan, đặc biệt đã lập đường dây nóng để sẵn sàng giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của các chủ hàng. Hiện đại hoá bằng các phương tiện hiện đại ngày càng được trang bị tốt hơn. Ngành Hải quan Việt Nam đã sẵn sàng hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy, thủ tục đã cải thiện nhanh hơn rất nhiều, hầu hết hàng hoá đều được thông quan trong ngày.

d) Mua sắm chính phủ

Mua sắm chính phủ chiếm một tỷ lệ đáng kể trong nhập khẩu. Nhưng nhiều năm nay Việt Nam đã có qui định về đấu thầu quốc tế trong mua sắm chính phủ. Điều này đã làm giảm được những tiêu cực khi sử dụng ngân sách cho Nhà nước.

e) Quy tắc xuất xứ

Những năm trước đây, Việt Nam có quy định về xuất xứ hàng hoá nhưng chủ yếu là cấp cho những trường hợp được hưởng chế độ ưu đãi GSP - from xanh (xuất khẩu sang EU) và cấp cho những hàng hoá thông thường - from trắng. Sau khi Việt Nam gia nhập asean, chúng ta mới có thêm qui định về sản xuất ưu đãi đặc biệt (với các thành viên afta). Thực tế hiện nay,nhiều nước sử dụng qui tắc xuất xứ như

một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước thì Việt Nam chưa triển khai nghiên cứu đầy đủ và chưa tranh thủ các khả năng có thể về sử dụng biện pháp này.

Vào tháng 11/1995, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan đã ra Thông tư liên Bộ số 280/BTM-TCHQ qui định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là Thông tư qui định những nguyên tắc chung về chế độ cấp và kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Ngoài ra, đối với từng chế độ ưu đãi cụ thể lại có các qui định riêng về xuất xứ như Thông tư số 33/TC-TCT (năm 1996) qui định Danh mục hàng hoá và thuế suất nhập khẩu để thực hiện chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ eu; Quy chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá đối với hàng xuất sang eu (mẫu A và B); Quyết định số 416/TM-ĐB năm 1996 của Bộ Thương mại ban hành Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ asean của Việt Nam - mẫu D để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan hiệu lực chung (cept)".

2.2 Những điểm chƣa phù hợp giữa các biện pháp phi thuế của VN so với qui định của WTO

Theo yêu cầu của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thường sử dụng thuế là công cụ duy nhất để thực hiện bảo hộ. Tuy nhiên, do sức ép bảo hộ cao từ các nhà sản xuất trong nước xuất phát từ trình độ phát triển thấp của nền kinh tế, đang trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nên các biện pháp phi thuế quan trọng trong chính sách thương mại hàng hoá của Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp với các quy định và đòi hỏi của WTO, nhất là một số các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu sau:

a)Cấm xuất khẩu, nhập khẩu

Hầu hết những mặt hàng cấm xuất khẩu và nhập khẩu do Việt Nam chính thức công bố đều có thể biện minh theo Điều XX và Điều XXI, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994. Chẳng hạn, cấm xuất khẩu vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ có thể biện minh vì lý do an ninh theo Điều XXI, GATT 1994. Cấm nhập khẩu đồ cổ theo Điều khoản (f), các loại ma tuý theo Điều khoản (b) của

Điều XX. Cấm nhập khẩu thuốc lá điếu có thể phù hợp với Điều khoản (b) Điều XX vì lý do bảo vệ sức khoẻ con người, nhưng không thể biện minh được theo Điều III, GATT 1994 về không phân biệt đối xử. Ngành sản xuất thuốc lá của Việt Nam có doanh thu khá lớn và có cả doanh nghiệp liên doanh sản xuất thuốc là với nước ngoài. Cấm nhập khẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho nhập khẩu một số nguyên liệu sản xuất thuốc lá làm cho lý do bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường tỏ ra có ít giá trị so với lập luận bảo vệ sản xuất trong nước.

Các mặt hàng trong danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng Chính phủ. Trên thực tế, thì ngoài các mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hàng năm tuỳ theo tình hình sản xuất trong nước mà các cơ quan chức năng có thể quy định cấm nhập một số mặt hàng khác nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (những mặt hàng này có thể thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện). Thay vì gọi là cấm nhập, hành động này được gọi là "chưa nhập" hay "ngừng nhập khẩu tạm thời". Cách điều hành kiểu này rõ ràng là không tạo thuận lợi cho kinh doanh thương mại và khó có thể biện minh theo bất kỳ điều khoản nào của WTO.

b) Hạn ngạch nhập khẩu

Mặc dù Điều 1 của Luật Thương mại Việt Nam 1997 đã nêu rõ: "hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước" [4, tr-254] nhưng trong Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 và Quyết định Số 46/2001/QĐ ngày 4/4/2001 hướng dẫn thực hiện luật này cũng không đưa ra danh mục hàng nhập khẩu chịu hạn ngạch.

Theo quy định của Điều 7 trông Quyết định Số 46 nói trên, có thể coi biện pháp quản lý đối với nhập khẩu xăng dầu chính là hạn ngạch nhập khẩu bởi vì trước mỗi năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt hạn mức xăng dầu nhập khẩu để tiêu thụ nội địa cho năm tiếp theo. Hạn mức này có thể được điều chỉnh tại một số thời điểm trong năm. Việc hạn chế định lượng kiểu này nói chung khó có thể biện minh theo bất cứ nguyên tắc nào của WTO.

c)Giấy phép nhập khẩu

Mặc dù biện pháp hạn ngạch không được áp dụng với hàng nhập khẩu nhưng trên thực tế nhiều mặt hàng nhập khẩu với lượng lớn phải chịu quản lý số lượng rất chặt chẽ thông qua biện pháp giấy phép. Theo Nghị định Số 44/2001/NĐ-CP ngày 2/8/2001, hàng hoá nhập khẩu cần giấy phép có hai loại là hàng hoá nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại và theo giấy phép của các cơ quan quản lý chuyên ngành (được cụ thể trong Phụ lục 2,3 của Quyết định số 46 nói trên).

• Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại

Những hàng hoá nhập khẩu cần loại giấy phép này có thể chia làm hai nhóm: - Nhóm A gồm: sắt thép; xi măng; kính xây dựng; đường tinh luyện và đường thô; dầu thực vật tinh chế dạng lỏng.

- Nhóm B gồm: Xe 2, 3 bánh gắn máy và linh kiện lắp ráp đồng bộ; phương tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

Trước tiên, đối với những mặt hàng nhập khẩu có điều kiện thuộc nhóm (A), không có một tiêu chí rõ ràng khi nào thì một mặt hàng sẽ thuộc nhóm này. Trước đây, hầu hết các mặt hàng nhóm (A) thuộc phạm trù "có liên quan đến cân đối lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)