Cơ sở xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 111)

2 .1Các rào cản phi thuế quan việt nam đã sử dụng trước khi gia nhập WTO

3.1. Cơ sở xây dựng giải pháp

Với một vị thế mới là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam đang đứng trước những thách thức là phải sử dụng các chính sách thuế và phi thuế quan như thế nào để không vi phạm những điều khoản mà Việt Nam đã cam kết trong lộ trình tự do hóa thương mại và đầu tư; đồng thời vẫn bảo vệ được nền sản xuất trong nước. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống các biện pháp phi thuế quan sao cho thực sự có hiệu quả, cần phải dựa trên những căn cứ sau:

3.1.1 Sử dụng các biện pháp phi thuế là để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo tiền đề thực hiện tự do hóa thương mại của nền kinh tế tạo tiền đề thực hiện tự do hóa thương mại

Khó khăn lớn nhất của nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế là sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phần lớn các doanh nghiệp qui mô nhỏ, vốn ít, trình độ công nghệ lạc hậu, hàng hóa không đa dạng và chất lượng thấp, kinh nghiệm và khả năng tìm kiếm thị trường cũng hạn chế, chưa thể đứng vững trên thị trường quốc tế. Mẫu thuẫn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với yêu cầu tự do hóa là vấn đề đặt ra đối với từng doanh nghiệp và ngành kinh tế Việt Nam. Vai trò của các biện pháp phi thuế quan giai đoạn này là hết sức quan trọng để hỗ trợ và thúc đẩy sự chuyển dịch tích cực của nền kinh tế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành cần định hướng. Mọi ngành, mọi lĩnh vực phải nâng cao năng lực cạnh tranh mới có thể thực hiện tự do hóa thương mại thì việc mở cửa nền kinh tế phải được thực hiện theo lộ trình phù hợp. Trong thời gian đó sẽ diễn ra một quá trình lựa chọn sàng lọc các ngành kinh tế có tiềm năng phát triển, kết hợp với một số cơ chế hỗ trợ và bảo hộ có trọng điểm của Nhà Nước thông qua các chính sách bảo hộ và biện pháp trợ giúp khác trong đó có việc sử dụng các biện pháp phi

thuế. Cùng với sự trưởng thành của ngành kinh tế, các chính sách hỗ trợ nêu trên sẽ giảm dần để tiếp cận với một môi trường tự do cạnh tranh đầy đủ. Với quan điểm đó, tự do hóa thương mại đòi hỏi phải là quá trình có kiểm soát và định hướng, diễn ra từng bước, có lộ trình , cho phép doanh nghiệp có đủ thời gian điều chỉnh hoặc chuyển đổi cơ cấu đầu tư, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường. Cẩn triệt để tránh tư tưởng nóng vội, đơn giản hóa, đốt cháy giai đoạn khi thực hiện.

3.1.2 . Đảm bảo cân đối giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế trong quá trình hội nhập trình hội nhập

Trong quan hệ thương mại ngày nay, thị trường là vấn đề sống còn đối với không chỉ các doanh nghiệp mà của cả nền kinh tế. Chúng ta thường coi tự do hóa thương mại là sự nhân nhượng cho các quốc gia đối tác bằng việc mở cửa thị trường trong nước. Ngược lại, duy trì bảo hộ lại có vẻ đồng nghĩa với việc đảm bảo các lợi ích thương mại của đất nước. Quan niệm đó đã trở nên quá quen thuộc tới mức mọi cuộc đàm phán thương mại của Việt Nam đều theo đuổi mục tiêu bảo hộ như vậy. Thành công của đàm phán được xem là việc duy trì bảo hộ ở mức cao nhất có thể, hoặc ít nhất cũng là việc thực hiện cam kết ràng buộc thấp hơn. Ví dụ: Việc tham gia vào AFTA, Việt Nam phải cam kết thực hiện tự do hóa thương mại trong đó có việc giảm mức độ bảo hộ bằng các biện pháp phi thuế chậm hơn so với các nước dối tác khác trong khi vẫn có thể chủ động khai thác một cách bình đẳng thị trường của các nước đối tác. Tuy nhiên, “luật chơi” trong quá trình đàm phán và thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại luôn thay đổi. Cách thức đạt được sự nhân nhượng một chiều như chúng ta đã có khit ham gia CEPT/AFTA khó có thể tái diễn trong các thể chế hay quan hệ thương mại khác. Thực tiễn đàm phán trong Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ hay AFTA là những minh chứng sinh động cho thấy nếu không có sự nhận nhượng của nước ta thì sẽ không có sự nhân nhượng của các nước đối tác. Điều này chắc chắn sẽ vẫn còn tiếp tục tồn tại khi Việt Nam thực hiện đàm phán với hơn 30 nước đối tác trong quá trình đàm phán gia nhập WTO.

3.1.3 Chính sách bảo hộ phi thuế phải phù hợp với các qui định và thông lệ của quốc tế lệ của quốc tế

Việc vận dụng các nguyên tắc của WTO trong chính sách thương mại là điều hết sức cẩn thiết trong hoàn cảnh hiện nay của nước ta. Thứ nhất, các quy tắc của WTO là cơ sở pháp lý cho mọi thể chế và liên kết thương mại khu vực và quốc tế như ASEAN, APEC…mà Việt Nam đang tham gia. Đây là điều kiện cho các cơ quan quản lý của Nhà nước sớm đánh giá mức độ hiệu quả và tìm kiếm một cách thức vận động phù hợp nhất. Việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc vận dụng các biện pháp phi thuế phải dần được định hình theo các qui định và phù hợp với thông lệ của WTO nếu không Việt Nam sẽ vi phạm những cam kết đã ký kết trong các cuộc đàm phán để gia nhập WTO.

Tóm lại, từ những quan điểm của nhà nước ta về việc thực thi chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước cho thấy việc xây dựng hệ thống chính sách bảo hộ phi thuế quan phải quán triệt những nguyên tắc sau:

- Những biện pháp phi thuế quan phải phù hợp với thông lệ quốc tế đã được cụ thể hóa ở WTO; phù hợp với những qui định cụ thể của ASEAN và APEC

- Hệ thống các biện pháp phi thuế quan phải đủ mạnh để bảo vệ nền sản xuất non trẻ trong nước, song phải tạo đà và thúc đẩy các doanh nghiệp tự đổi mới và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.

- Trong quá trình thực thi các chính sách phi thuế với mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại là chính, cần phải có sự khuyến khích và kết hợp chặt chẽ, khéo léo giữa hệ thống hàng rào phi thuế quan với hệ thống các biện pháp phi thuế quan, giữa tự do hóa theo qui định của CEPT với việc bảo hộ trong nước,đặt quyền lợi quốc gia lên hàng đầu. Hệ thống phi thuế quan cần đảm bảo nguyên tắc luôn tạo ra được lối thoát nhất định khi nền thương mại trong nước bị đe dọa trước sự cạnh tranh quốc tế.

3.2 Một số định hƣớng cải tiến các biện pháp phi thuế quan cũ

3.2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng

 Nên thay thế qui định cấm nhập khẩu một số mặt hàng (thuốc lá, hàng đã qua sử dụng) bằng các biện pháp khác:

Việc áp dụng các biện pháp cấm nhập khẩu tiềm ẩn trong nó những yếu tố có thể gây ra vi phạm các qui định của các tổ chức thương mại quốc tế. Ví dụ như việc Việt Nam cho phép sản xuất thuốc lá trong khi cấm nhập khẩu thuốc lá điều, hay cấm nhập khẩu một số mặt hàng đã qua sử dụng trong khi vẫn cho lưu hành trong nước có thể vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Có thể thay thế biện pháp cấm nhập khẩu bằng các biện pháp khác có tác dụng gần như vậy nhưng lại hợp pháp, ví dụ như sử dụng hạn ngạch thuế quan, thuế theo mùa kết hợp với các sắc thuế cao ở nội địa hay tạo ra thủ tục thông quan phức tạp với mặt hàng thuốc lá, hàng đã qua sử dụng. Việc bãi bỏ những biện pháp cấm như vậy có thể đem lại cho Việt Nam một số lợi ích sau:

- Làm cho hệ thống chính sách phù hợp với WTO và do đó giảm sức ép khi đàm phán với một số đối tác chính của tổ chức này;

- Giảm buôn lậu những mặt hàng bị cấm nhập khẩu;

- Có thể đánh thuế nhập khẩu cao đối với các mặt hàng này và nhờ đó tăng thu cho ngân sách.

Không sử dụng biện pháp "tạm thời không nhập khẩu"

Trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 1999, Việt Nam đã áp dụng biện pháp "tạm thời không nhập khẩu" đối với các hàng như phân NPK, một số loại kính xây dựng, một số chủng loại sắt thép v.v… Việc áp dụng các biện pháp này thể hiện tính thiêu minh bạch và nhất quán của hệ thống chính sách thương mại. Một số biện pháp trên được áp dụng với mục đích bảo hộ cho một số ngành hàng gặp khó khăn khi cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ các nước có đồng tiền bị phá giá. Trong một số trường hợp khác thì việc áp dụng chủ yếu do mối quan ngại của Chính phủ về tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam. Tuy nhiên, các mối quan hệ trên vẫn có thể được giải quyết một cách thỏa đáng mà không cần phải áp dụng các biện pháp

"tạm thời không nhập khẩu" thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp mang tính khẩn cấp như tự vệ và các biện pháp bảo vệ cán cân thanh toán như đã nêu ở phần trên. Mặc dù những năm gần đây hầu như đã không sử dụng biện pháp này nhưng cố gắng không nên lặp lại trong những năm tới.

 Chỉ sử dụng hạn ngạch nằm trong các ngoại lệ cho phép

Việc áp dụng hạn ngạch là hết sức khó khăn trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Trong thời gian gần đây, có xu hướng muốn thuế hóa các biện pháp hạn chế nhập khẩu nói chung và quản lý định lượng nói riêng. Do vậy, khả năng áp dụng là rất nhỏ (chỉ khi đàm phán được WTO chấp nhận). Sau năm 2000, Việt Nam đã hoàn toàn bỏ biện pháp quản lý bằng hạn ngạch. Nhưng không có nghĩa là mãi mãi không áp dụng biện pháp này nữa, mà trong một số trường hợp cá biện như: có sự đe dọa đến chương trình an toàn lương thực quốc gia, cán cân thanh toán bị mất cân đối nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị ô nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm và xâm phạm… thì chúng ta vẫn có quyền áp dụng biện pháp này, vì đây là những trường hợp nằm trong ngoại lệ mà WTO cho phép. Do đó có thể cải cách biện pháp hạn ngạch theo hướng sau:

 Chỉ sử dụng trong các trường hợp ngoại lệ cho phép như: mất mùa do hạn hạn, lũ lụt, dịch bệnh, hoặc cán cân thanh toán có sự đe dọa… Mà đây là những tình huống hàng năm Việt Nam liên tục phải đối phó.

Công bố công khai mức hạn ngạch mà mức tăng trưởng là một tín hiệu rõ ràng để các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư cũng như tạo ra áp lực cạnh tranh tăng dần với họ. Mặt khác đây cũng là cách thông tin mang tính minh bạch, rõ ràng thông báo cho các quốc gia có quan hệ buôn bán với Việt Nam, tạo ra khả năng cạnh tranh công bằng.

Đồng thời, trong khi vẫn duy trì một số hạn ngạch cần mở rộng việc đấu thầu hạn ngạch, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được tham gia đấu thầu khi thỏa mãn những tiêu chuẩn chung mang tính khách quan. Việc đấu thấu hạn ngạch sẽ làm tăng tính cạnh tranh, tăng thu ngân sách cũng như làm giảm

tham nhũng hoặc lợi dụng quota của một số doanh nghiệp.

3.2.2 Các biện pháp quản lý giá

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là nhân tố được coi là quan trọng nhất quyết định đến ứng xử của các doanh nghiệp. Các biện pháp quản lý hành chính đối với giá đã làm lệch lạc tín hiệu giá và do đó làm bóp méo cạnh tranh. Vì vậy, ngoài quản lý giá đối với các mặt hàng độc quyền tự nhiên như điện, nước v.v… cần loại bỏ tất cả các biện pháp quản lý giá mang tính hành chính khác.

* Tiếp tục xác định trị giá hải quan theo hiệp định ACV như đã cam kết. Nên bỏ hẳn cách xác định giá theo số lượng đối với một số mặt hàng đã áp dụng nhưng thực tế hầu như không nhập khẩu (ví dụ như trứng gia cầm).

* Bãi bỏ chế độ định giá tối đa hay định giá tối thiểu trong khi Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO. Mặt khác chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, nên cần để cho các ngành sản xuất, các doanh nghiệp quen dần với những tín hiệu khách quan của thị trường. Không nên áp đặt một cơ chế theo cách áp đặt.

Các biện pháp phụ thu đã được áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu ở những giai đoạn khác nhau chủ yếu để ổn định giá, nhưng đôi khi cũng để bảo hộ sản xuất trong nước hay tăng thu ngân sách. Các phụ thu này cũng hay thay đổi và do đó không thể dự đoán trước được và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các biện pháp này cũng nằm trong diện cần loại bỏ theo các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết đối với AFTA và sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ WTO. Sau năm 2000 Việt Nam đã loại bỏ hầu như toàn bộ danh mục hàng hóa có phụ thu.

Để thay thế cho những biện pháp này, nhằm tăng khả năng quản lý và bảo hộ sản xuất trong nước, hướng đề xuất thay thế là:

Trong trường hợp thích hợp, có thể thuế hóa biện pháp này theo cách: Mức thuế mới = các mức thuế cũ + tỷ lệ phụ thu dự kiến.

Trong những trường hợp mất cân bằng cán cân thương mại: có thể áp dụng phụ thu với một diện khá rộng mặt hàng trong một giai đoạn nhất định (đây là biện

pháp bảo vệ cán cân thanh toán phù hợp với các qui định của các định chế quốc tế và đã từng được nhiều nước như Hungary, Bulgaria áp dụng thành công).

Áp dụng thuế đánh theo mùa hoặc hạn ngạch thuế quan, nhằm gánh đỡ cho ngân sách và bảo hộ sản xuất trong nước.

3.2.3 Rà sóat các doanh nghiệp TM Nhà nước

Hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước mang tính độc quyền có ảnh hưởng không nhỏ đến cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa, hoạt động của một số doanh nghiệp thương mại nhà nước cũng có tác động hạn chế nhập khẩu. Trong tiến trình đổi mới quản lý doanh nghiệp và cải tổ chính sách thương mại thì rà soát và đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước là một bộ phận không thể thiếu, trong đó cần tập trung đổi mới theo hướng:

 Cổ phần hóa một số doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực đã có sức cạnh tranh.

 Bỏ bớt các đặc quyền về xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp quốc doanh như: phân hạn ngạch dệt may sang một số khu vực, một số nước; thực hiện các hiệp định trả nợ…

 Mở rộng quyền kinh doanh, dịch vụ, phân phối cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

a) Chính sách nội địa hóa

Mặc dù Việt Nam thường nhắc đến định hướng xuất khẩu như là một phương hướng chính của nền kinh tế, tuy nhiên thực tế chính sách trong thời gian qua không thực sự diễn biến như vậy. Xu hướng nhấn mạnh đến chiến lược "nội địa hóa" đã xuất hiện ở nhiều ngành như ô tô, xe máy, điện tử, động cơ, v.v… Ngoài việc xu hướng đi ngược lại định hướng "hướng về xuất khẩu", còn có một nguy cơ tiềm ẩn nữa là các chính sách trên trong nhiều trường hợp đã vi phạm một số định chế quốc tế, mà điển hình là Hiệp định Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) của WTO. Việc loại bỏ các biện pháp TRIM là một nghĩa vụ không thể tránh khỏi trong đàm phán thương mại quốc tế với WTO cũng như một số cuộc

đàm phán song phương. Chính vì vậy, Việt Nam cần:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)