Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 129 - 137)

2 .1Các rào cản phi thuế quan việt nam đã sử dụng trước khi gia nhập WTO

3.3 Đề xuất một số biện pháp phi thuế quan mới ViệtNam có thể áp dụng thờ

3.3.6 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

a)Nội dung

Trước 1995 do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nước đã sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu "tình nguyện". Hạn chế xuất khẩu tình nguyện là một thỏa thuận song phương giữa hai Chính phủ. Khi ngành công nghiệp của nước nhập khẩu đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu tương tự từ nước này sẽ gây áp lực với nước xuất khẩu để đàm phán về số lượng xuất khẩu. Thông thường kết quả của sự đàm phán là nước xuất khẩu sẽ giới hạn xuất khẩu một số sản phẩm nhất định tới nước nhập khẩu, từ đó giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành hàng tương tự của nước nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu bị "bắt buộc" chấp nhận số lượng đó và bị đe dọa nhận được các hành động khắc nghiệt hơn nếu không chập nhận thỏa thuận tự nguyện hạn chế số lượng xuất khẩu. Chính phủ nước xuất khẩu hoặc chính các nhà xuất khẩu quản lý thỏa thuận này. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế thương mại và đã được sử dụng khá rộng rãi.

b)Ý nghĩa:

Trong khi hạn ngạch được áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tình nguyện chỉ áp dụng với một số nước xuất khẩu chủ yếu, do đó nếu áp dụng biện pháp này kín đáo thì không ảnh hưởng đến những cam kết trong quá trình gia nhập các định chế thương mại.

Hạn chế xuất khẩu tình nguyện mang tính chất linh hoạt hơn bởi nước nhập khẩu có khả năng lựa chọn các thành viên ký kết thỏa thuận.

Có một số nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp này trong đó nước sử dụng nhiều nhất biện pháp này phải kể đến Mỹ. Để bảo hộ ngành công nghiệp thép Mỹ đã ép Nhật và Liên Xô phải hạn chế xuất khẩu mặt hàng dày vào thị trường của mình thông qua những nhân nhượng mang tính chất chính trị. Về lý thuyết cũng như thực tiễn có thể nói biện pháp này chỉ mang tính chất tham khảo đối với Việt Nam, bởi chúng ta không thể gây sức ép đối với các nước khác với một địa vị kinh tế và chính trị như hiện tại.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, các biện pháp phi thuế quan (NTM) đã và đang được sử dụng như một xu thế tất yếu để bảo hộ các ngành sản xuất mới và có tiềm năng phát triển. Hơn nữa, nền kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào cũng có thể bị thiệt hại , khi hàng hóa được trợ cấp hay bị bán phá giá nhập khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước. Trong những tình huống như vậy, việc áp dụng NTM nhằm ổn định tình hình kinh tế là rất cần thiết. Thuế quan là một công cụ bảo hộ hợp pháp duy nhất được WTO thừa nhận nhưng hiện nay các NTM lại đang được áp dụng ngày càng phổ biến trên thế giới. Bởi vì bảo hộ phi thuế quan thực sự phát huy được tính nhanh nhạy và hiệu quả trong việc bảo đảm an toàn cho những ngành sản xuất non trẻ và nền kinh tế trước những biến động không ngừng của thị trường thế giới. Điều này đã được minh chứng rõ nét qua viêc ngày càng có nhiều biện pháp phi thuế quan mới, được các quốc gia “sáng tạo” thêm,liên quan đến tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn lao động hay công nghệ biến đổi gen,v..v… Qua đó, có thể thấy rằng tương lai các NTM sẽ luôn tồn tại cùng với thương mại quốc tế.

Việc sử dụng các NTM thật sự có nhiều nét ưu việt, song ở mỗi quốc gia, khi xây dựng và sử dụng các biện pháp này trong chính sách thương mại của nước mình, cũng cần phải thận trọng. Sự lạm dụng các NTM sẽ không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế quốc gia đó, chẳng hạn như triệt tiêu yếu tố cạnh tranh hoặc kích thích buôn lậu….

Với tính chất một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp phi thuế quan nhằm mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước, trước các ưu thế đối với ngành sản xuất tương đồng của các quốc gia khác. Nhìn chung, việc áp dụng NTBs cũng phần nào thu được những kết quả nhất định.Trước hết, việc sử dụng công cụ bảo hộ phi thuế này đã tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất trong nước có sức cạnh tranh kém hơn so với nước ngoài có thể tiếp tục duy trì và phát triển. Trong đó, có một số sản phẩm tiếp tục tồn tại với hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước dù năng lực cạnh tranh kém hơn. Một số khác đã

nâng dần khả năng cạnh tranh nhờ nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ. Hơn nữa, các NTM còn hỗ trợ việc xây dựng một số ngành công nghiệp quan trọng cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các mục tiêu ổn định xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cũng đã được thực hiện nhờ tác động của các NTM.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà các NTM mang lại thì vẫn tồn tại một số hạn chế. Đầu tiên phải kể tới sự suy giảm năng lực cạnh tranh của một số ngành sản xuất trong nước do bị hạn chế khả năng tiếp cận với nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ, buộc phải chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế trong nước đắt hơn mà chất lượng có thể không bằng, làm chi phí sản xuất tăng lên dẫn tới khả năng cạnh tranh bị giảm sút. Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp bảo hộ đã kích thích sản xuất để thay thế nhập khẩu trong khi đó định hướng chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam là sản xuất hướng về xuất khẩu. Kết quả của việc sử dụng các NTM để hạn chế nhập khẩu đã làm các nguồn lực bị chuyển dịch từ sản xuất phục vụ xuất khẩu sang lĩnh vực hoặc ngành sản xuất thay thế nhập khẩu. Hơn nữa, các NTM không tạo ra động lực khuyến khích cạnh tranh trong các ngành được bảo hộ cao, làm phát sinh thói dựa dẫm,ỷ lại vào sự hỗ trợ ưu đãi của nhà nước và ngăn cản những nỗ lực chủ động cải tiến, hợp lý hóa sản xuất,tự nâng cao khả năng cạnh tranh của nhiều ngành nội địa.

Một hạn chế khác của việc sử dụng các NTM đó là chi phí quản lý cao nhưng hiệu quả quản ly lại thấp. Để quản lý các NTM đòi hỏi phải đầu tư nhân lực, chi phí lớn cho việc duy trì bộ máy quản lý phức tạp, nhiều khi còn chồng chéo giữa các cơ quan cùng được giao chức năng quản lý nhập khẩu. Tuy nhiên, lợi ích mà bộ máy thực thi chính sách bảo hộ mang lại phần nhiều không được như ý định ban đầu. Nhiều ngành công nghiệp trong điểm vẫn phát triển trì trệ, kém hiệu quả, thiếu sức cạnh tranh.

Vậy, để có thể phát huy tối đa lợi ích của hàng rào bảo hộ phi thuế cũng như hạn chế tới mức thấp nhất những nhược điểm của nó., Nhà nước cần phải nghiên cứu và xây dựng một hệ thống các NTM khoa học, đồng bộ không lan tràn, chồng chéo để vừa đảm bảo mục tiêu bảo hộ một số ngành sản xuất trong nước nhưng vẫn đáp ứng được chính sách tự do hóa thương mại theo yêu cầu của WTO.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- “Quyết định Số 217-HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành chính sách đổi mới kế hoạch hóa và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh”; Công báo số 21, ngày 10/12/1987, tr 394-411.

- “Nghị định Số 161- HĐBT của hội đồng Bộ trưởng ngày 18-10-1988 ban hành Điều lệ quản lý ngoại hối của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”;

Công báo số 22 ngày 30/11/1988, tr 496 -499

- “Nghị định số 33/CP về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu”; Công báo số 11 ngày 19/4/1994, tr 278-279

- “Nghị định số 89/CP về việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa từng chuyến”; Công báo số 5, ngày 15/3/1996, tr 179-188

- Quyết định Số 839a –TC/QĐ/ TCT ngày 31/10/1997 ban hành qui định in

ấn, phát hành, quản lý, sử dụng tem hàng nhập khẩu” ; Công báo số 24, ngày 331/12/1997, tr 1681 -1882

- “Nghị định Số 57/1998/NDD –CP qui định chi tiết thi hành Luật Thương Mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài” ; Công báo số 27, ngày 30/9/1998, tr 1556- 1557

- “Nghị định Số 63/1998/NDD –CP về quản lý ngoại hối”; Công báo số 29,

ngày 10/10/1998, tr 1707 -1726

- “Quyết định số 242/1998/NDD –CP về xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa năm 2000”; Công báo số 5, ngày 8/2/1998, tr 268-272.

- “Quyết định Số 257/98/QĐ-TTg về điều hành xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa 1999”; Công báo số 5, ngày 8/2/1999, tr 297-301.

- “Quyết định Số 178/1999/QĐ-TTg ban hành chi chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”; Công báo số 37, ngày

- “Thông tư Số 34/1999/TT-BTM hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ- TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế ghi nhãn mác hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất nhập khẩu”; Công

báo số 5, ngày 8/2/2000, tr 361- 322

- “Quyết định Số 46/2001/QĐ-BTC về sửa đổi thuế suất của một số nhóm mặt hàng trong Biểu thuế thuế suất nhập khẩu ưu đãi”; Công báo số 23 ngày 22/6/2001, tr 1531 -1539

- “Quyết định Số 35/2001/QĐ- BTC về qui định tỷ lệ chênh lệch giá đối với một số mặt hàng nhập khẩu”; Công báo số 23 ngày 22/6/2001, tr 1539 – 1541

- “Nghị định Số 44/2001/NĐ- CP ngày 2/8/2001 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ- CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng hóa với nước ngoài” ; Công báo số 33 ngày 8/9/2001, tr 2197- 2200.

- “Thông tư Số 11/2001/TT –BTM hướng dẫn thực hiện quyết định số 46/2001/ QQĐ- TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng chính phủ về quản lý xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 -2005”; Công báo số 35 ngày 30/9/2001, tr 2353

– 2364.

2. Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam (2008), “Bảo hộ sản xuất trong nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Bản tin Tri thức và

Phát triển, số 23.

3. Diễn đàn hợp tác kinh tế và tài chính(2/2008), Khóa họp lần thứ 7 -“Kinh tế

Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, Nghiên cứu : “Điều kiện gia nhập WTO của Việt

Nam và tác động của việc thu nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập”, Nhóm nghiên cứu DIAL gồm các chuyên gia Jean- Piere Cling, Mireille Razafindrakoto, Anne-Sophie Robillard, Frangois Roubaud, Mohamed Ali Marouani.

4. Bộ Thương mại(1999), Luật thương mại Việt Nam: Diễn giải, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5. Bộ Thương mại(2005), Báo cáo tại “Hội thảo về hội nhập kinh tế của Việt Nam”, Bải tham luận về “Bảo hộ của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập “, Hà Nội.

6. Cạnh tranh trong thương mại quốc tế (2001), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà

Nội.

7. Tìm hiểu Tổ chức thương mại thế giới (WTO) (2004), Nxb Chính trị Quốc

Gia, Hà Nội.

8. Văn phòng chính phủ (2000), Hội nhập của Việt Nam với ASEAN: Nghiên cứu các biện pháp phi thuế quan ảnh hưởng tới thương mại, Hà Nội.

9. Nhiệm Dĩnh và Nhiệm Tuyền (2003), WTO và những qui tắc cơ bản, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

10. John H.Jackson (2001), Hệ thống thương mại- Luật và chính sách về các quan hệ kinh tế quốc tế, tr 293-294, Nxb Thanh Nhiên(dịch), Hà Nội

11. TS. Nguyễn Hữu Khải( 2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thuonwg mại quốc tế, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội

12. Phùng Thị Vân Kiều (2002), “Chính sách thương mại của EU”,Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 6 (289), tr 56-60

13. Phan Ngọc Long (2000), “Kinh nghiệm chuyển đổi thành công nền kinh tế Trung Quốc và liên hệ công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1(260), trang 65-70

14. Hoàng Thị Phương Lan(2005), “Hàng hóa Việt Nam vẫn nhiều thách thức khi vào thị trường Hoa Kỳ”, Tạp chí Thương mại, số 12(374),tr 16-18

15. Nguyễn Trường Sơn – Nguyễn Huy Tú 9 1998), “APEC với sự điều chỉnh thương mại dịch vụ và đầu tư của Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 1.236, tr 10-16.

16. Nguyễn Trường Sơn (2000),”Chính sách thương mại của Mĩ và việc ViệtNam gia nhập WTO”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 263+264, tr [ 67-75, 70-

17. TS. Phạm Quang Thảoc(chủ biên), TS Nguyễn Kim Dung- Nguyễn Quí Hào (2005), Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới : Cơ hội và thách thức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 43-79

18. Tất Thắng (2002), “Bán phá giá- Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 8(291), tr52-59

19. TS. Lê Thị Anh Vân(2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao

động, Hà Nội

20. Luật gia Đỗ Thúy- Trần Quốc Hưng(1995), Sổ tay thương mại chủ yếu của

Hoa Kỳ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

21. Trần Thị Hằng Phương (2003), báo cáo “Các biện pháp phi thuế quan và lộ

trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010” .

22. Nguyễn Thị Thu Phương(2000), báo cáo “Hàng rào phi thuế quan – Các rào

cản đối với thương mại quốc tế”

23. TS. Vũ Thị Bạch Tuyết , Bài phân tích “Thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan - xu hướng bảo hộ mới trong thương mại quốc tế” , Học Viện tài Chính

24. Tổng hợp các báo cáo trong chủ đề “Việt Nam sau ba năm gia nhập WTO” của Trung tâm thông tin tư liệu - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 25. Bài phỏng vấn ông Bùi Huy Sơn- Phó vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên, tại buổi hội thảo “Tham vấn với doanh nghiệp về chương trình dỡ bỏ các

rào cản phi thuế quan và các cam kết khác theo CEPT/AFTA”, do bộ Công thương

tổ chức 11/6/2007.

Một số trang web tham khảo chính :

1.Trang web của bộ Công thương: http:// www.mot.gov.vn 2. Chuyên trang Asian 2010: http://asean2010.vn

3. Chuyên trang của Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế : http://www.nciec.gov.vn/

5. Trang web của Viện nghiên cứu và quản lý Trung Ương: www.ciem.org.vn

6. Trang web Phòng Công Nghiệp và Thương Mại Việt Nam: http://www.vcci.com.vn/

7. Các trang tin tứcđiện tử: Vietnamnet, Dân Trí, Vneconmy, Vn-Media, Diễn đàn doanh nghiệp,….

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 129 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)