Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 41 - 48)

1.3. Kinh nghiệm sử dụng hàng rào phi thuế quan của một số quốc gia trên thế

1.3.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong những thành viên sáng lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Mặc dù có tiềm năng to lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực sản xuất, nhưng theo quy luật về lợi thế cạnh tranh tương đối, trong những năm qua, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn nhằm bảo hộ cho những ngành sản xuất đã suy giảm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Coi nhu cầu tiêu dùng trong nước là động lực phát triển của nền kinh tế, Hoa Kỳ luôn đừng trước sức ép của việc nhập siêu và hàng hóa giá rẻ từ nước ngoài tràn vào. Hoa Kỳ đang sử dụng nhiều biện pháp bảo hộ tinh vi bằng cách viện dẫn các điều khoản còn gây tranh cãi trong WTO để trở thành vũ khí bảo hộ sắc bén. Một trong số các biện pháp phi thuế quan hiện đang được Hoa Kỳ sử dụng hiện nay gồm:

1.3.1.1 Các biện pháp hạn chế định lượng

Với mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, giữ gìn đạo đức xã hội hoặc vì mục đích bảo vệ môi trường, Hoa Kỳ đã sử dụng các biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu một số mặt hàng vào quốc gia này. Chẳng hạn, Hoa Kỳ cấm nhập khẩu mặt hàng cá ngừ từ một số nước (như Panama, Honduras, và Belize) là những nước có đội tàu đánh bắt cá ở vùng biển Đông Thái Bình Dương với mục đích bảo đảm việc bảo tồn loài cá voi. Hoặc, vào tháng 5/ 1996, Hoa Kỳ cũng đã cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm được đánh bắt với công nghệ có thể làm hại tới rùa biển.v..v..v

Để nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ, các quốc gia khác phải tuân theo một hệ thống giấy phép theo đó, Hoa Kỳ mô tả quá trình các quốc gia phải tuân theo khi muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hoa Kỳ. Báo cáo mới nhất của Hoa Kỳ

với WTO về việc cấp giấy phép mô tả quá trình phải tuân theo để có thể nhập khẩu những sản phẩm sau: Thực vật, động vật và các sản phẩm của chúng, hơi đốt tự nhiên, cá và sinh vật hoang dại, các loại thuốc ngủ, thuốc mê, chất gây nghiện, rượu, thuốc lá, súng cầm tay các loại và các vũ khí hạt nhân. Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hoặc khí đốt hoá lỏng chỉ được phép nếu việc nhập khẩu đó gắn liền với lợi ích dân chúng, loại trừ việc nhập khẩu từ các nước mà Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại tự do. Đối với một số mặt hàng dệt may, nông sản và các chế phẩm từ nông sản chịu sự điều chỉnh của hạn ngạch nhập khẩu.

Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ do Cục Hải quan của nước này quản lý. Hạn ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ chia làm hai loại chính:

a) Hạn ngạch thuế quan ( Tarriff- rate quota)

Quy định số lượng của mặt hàng đó được nhập khẩu với mức thuế giảm trong một thời gian nhất định. Không có hạn chế về số lượng nhập vào đối với mặt hàng này, nhưng số lượng nhiều trên mức quota cho thời gian đó sẽ bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn nhiều thậm chí nhiều lần so với mức thuế trong hạn ngạch. Các mặt hàng chịu hạn ngạch thuế quan bao gồm:

- Sữa và kem, không đặc hoặc không đường hay các chất ngọt khác, với lượng chất béo theo trọng lượng vượt quá 1% nhưng không quá 6%.

- Ethyl Alcohol; - Olive; - Satsuma ( mandarin); - Cá ngừ; - Bông; - Lúa mỳ;

- Một số mặt hàng thuộc các nước NAFTA ( Mexico, Canada); - Một số mặt hàng theo quy định của WTO;

- Một số mặt hàng nông sản theo hiệp định Hoa Kỳ - Israel.

b) Hạn ngạch tuyệt đối ( Absolute quota):

cho phép sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trong thời hạn của hạn ngạch. Một số quota là áp dụng chung, còn một số chỉ áp dụng riêng với một số nước. Hàng nhập quá số lượng theo quota sẽ phải tái xuất hoặc lưu kho trong suốt thời hạn của quota, cho đến khi bắt đầu thời hạn quota mới.

Các mặt hàng chịu hạn ngạch tuyệt đối là:

- Thức ăn gia súc, có thành phần sữa hoặc có sản phẩm sữa;

- Sản phẩm thay thế bơ, có chứa 45% bơ béo theo HTS 2106.90.15 và bơ từ dầu ăn; - Bơ pha trộn, trên 55% nhưng không quá 45% trọng lượng là bơ béo;

- Pho mát làm từ sữa chưa thanh trùng để thời gian chưa quá 9 tháng; - Sữa khô theo HST 9904.10.15;

- Sữa khô chứa 5,5 % hoặc ít hơn trọng lượng là bơ béo;

- Chocolate crumb và các sản phẩm liên quan có chứa trên 5,5 % trọng lượng là bơ béo;

- Chocolate crumb chứa 5,5 % hoặc ít hơn trọng lượng là bơ béo;

- Ethyl alcohol và các sản phẩm dùng chất này trong nhiên liệu nhập từ vùng Caribe và các vùng lãnh thổ phụ thuộc Hoa Kỳ theo HTS 990.00.50.

- Thịt từ Australia và New Zealand;

- Sữa và kem dạng lỏng hay đông lạnh, tươi hoặc chua ( từ New Zeland).

Thủ tục hải quan thông thường áp dụng chung cho các hàng hoá khác cũng được áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch.

1.3.1.2 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ a) Các qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Như ở hầu hết các nước, các quy định về kỹ thuật ở Hoa Kỳ được áp dụng vì các mục đích an toàn hoặc sức khoẻ đối với những sản phẩm nhập khẩu với số lượng lớn. Những sản phẩm này bao gồm: Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc, thiết bị y tế, các máy X- quang và các xe có động cơ. Nói chung, các hàng hoá được bán ở thị trường Hoa Kỳ dù là sản phẩm nội địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng được những đòi hỏi của Nhà nước về nhãn hiệu, độ an toàn và đảm bảo sức khoẻ.

Cục Hải quan Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thi hành các quy định kỹ thuật tại cửa khẩu, các mặt hàng nhập khẩu có thể bị từ chối không được nhập khẩu nếu chúng không đáp ứng được một tiêu chuẩn quy định nào đó. Tuy nhiên, hiện nay, Hoa Kỳ đang bị các “bạn hàng” than phiền những qui định kỹ thuật. Các quy định tiêu chuẩn của Hoa Kỳ tỏ ra “thái quá”, gây khó khăn cho các nước xuất khẩu.

b) Các quy định về vệ sinh dịch tễ

Hoa Kỳ viện dẫn lý do bảo vệ sức khỏe và chống khủng bố sinh học để đặt ra những tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ. Sự vận dụng của Hoa Kỳ chặt chẽ đến mức khó có thể coi qui định vệ sinh dịch tễ chỉ đơn thuần là quy định kỹ thuật. Cụ thể, quốc gia này đã trình lên Tổ chức thương mai thế giới hơn 500 thông báo và phụ lục liên quan tới những thay đổi đặt ra đối với các mặt hàng khi muốn nhập khẩu vào nước này. Những tiêu chuẩn mới được đưa ra chủ yếu nhằm điều chỉnh dư lượng hóa chất trong thực phẩm. Thêm vào đó, rất nhiều hạn chế nhập khẩu đang được đưa ra để đối phó với những mối nguy hiểm do bệnh tật của động vật mang lại...

Tuy nhiên, những tiêu chuẩn này của Hoa Kỳ được coi là quá chặt chẽ.Nó làm phát sinh chi phí tài chính đáng kể đối với các giao dịch thương mại như việc kiểm tra và xét nghiệm hàng hóa và làm tăng thời gian dài hơn bình thường.

1.3.1.3 Các quy định về môi trường liên quan tới thương mại

Luật pháp Hoa Kỳ cho phép thi hành các quy định về môi trường có liên quan tới nhập khẩu theo các quy chế khác nhau. Đặc biệt, các điều khoản môi trường trong nước quản lý việc sử dụng nguồn tài nguyên môi trường biển trong rất nhiều trường hợp đã được thi hành thông qua các biện pháp thương mại. Vào năm 1991, theo Đạo luật bảo vệ động vật biển có vú (MMPA), một lệnh cấm được áp dụng với việc nhập khẩu cá ngừ từ những nước không thể bảo vệ cá heo khi đánh bắt cá ở vùng biển nhiệt đới đông Thái Bình Dương. Theo luật MMPA đã được sửa đổi năm 1997 để thực hiện hiệp định quốc tế trong khuôn khổ IDCP, một nước có thể xuất khẩu cá ngừ vây vàng vào Hoa Kỳ nếu nước đó cung cấp được những bằng chứng chứng minh rằng nước đó tham gia vào IDCP và có thực hiện một số biện pháp bảo tồn khác. Phần 609 của Bộ luật "Public Law" mục 101 - 162 đề cập đến

vấn đề bảo vệ rùa biển trong suốt hoạt động đánh bắt tôm bằng lưới, có hiệu lực năm 1998, quy định rằng việc đánh bắt tôm với công nghệ mà có thể có những tác động tiêu cực tới rùa biển thì sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ trừ khi nước đánh bắt tôm đã được chứng nhận là có một hệ thống tương đương với những quy định của Hoa Kỳ hoặc môi trường đánh bắt riêng biệt đó của nước xuất khẩu không đe doạ làm tổn hại tới cuộc sống của rùa biển. Mọi chuyến hàng chở tôm hoặc các sản phẩm từ tôm vào Hoa Kỳ đều phải có kèm theo một giấy chứng nhận là tôm đã được đánh bắt ở các điều kiện mà không gây ra tác động tiêu cực với rùa biển.

1.3.1.4. Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hóa

Lợi dụng vị thế của mình, Hoa Kỳ cũng đã đưa ra quy tắc xuất xứ riêng của mình(khác với những quy định của WTO về quy tắc xuất xứ) làm thay đổi điều kiện cạnh tranh và bổ sung thêm những hạn chế chống lại xuất khẩu hàng hóa rẻ tiền của các nước khác. Điều đáng chú ý là, quy tắc xuất xứ của Mỹ không nhất quan, rõ ràng trong áp dụng; vì quy tắc xuất xứ của Hoa Kỳ được phát triển thông qua sự giải thích của hải quan và các vụ kiện.

Các qui định cụ thể về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hóa do Hoa Kỳ qui định cụ thể như sau: Mác, mã phải ghi rõ nước xuất xứ: Mọi hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ ngoại quốc, phải ghi rõ ràng, không tẩy xóa được, ở chỗ dễ nhìn thấy trên bao bì xuất nhập khẩu tên nước xuất xứ hàng hoá đó phải ghi bằng tiếng Anh.

Hàng tới tay người mua cuối cùng, thì trên các bao bì, vật dùng chứa đựng bao bì tiêu dùng của hàng hóa đó cũng phải ghi rõ nước xuất xứ của hàng hoá bên trong.

Hàng nhập vào Hoa Kỳ không tuân thủ theo các quy định trên bao bì sẽ bị sẽ bị phạt theo mức phần trăm giá trị của lô hàng (advalorem).

Trường hợp có sự phối hợp với nước ngoài để thay đổi tẩy xoá mác mã về xuất xứ hàng hoá thì cũng bị phạt. Hoa Kỳ áp dụng nguyên tắc" biến đổi cơ bản" như là nguyên tắc cơ sở trong việc xác định xuất xứ của sản phẩm. Nguyên tắc này được giải nghĩa khác nhau trong các hiệp định và các chương trình thương mại của Hoa Kỳ.

Biểu 1.1. Qui tắc xuất xứ khi sản phẩm cuối cùng chứa các thành phần có nguồn gốc từ nhiều hơn một nước

Phạm vi Nguyên tắc xác định xuất xứ

Các nguyên tắc

xuất xứ gộp Các điều kiện khác Nguyên tắc

chính của luật pháp Hoa Kỳ áp dụng với hàng nhập khẩu

Biến đổi cơ bản* Biến đổi cơ bản được xác định trong các trường hợp trên cơ sở "một người hợp lý" ( aresonable man). Hải quan cân nhắc nhiều nhân tố khi xác định liệu một quá trình gia công đã làm thay đổi tên, đặc tính hay việc sử dụng của một hàng nhập khẩu không.

Các hiệp định thương mại tự do NAFTA

Thay đổi trong phân loại thuế (với ngoại lệ chi tiết cho một số sản phẩm, chẳng hạn như ôtô và sản phẩm dệt may) Hoặc là giá trị của hàng hoá được tạo ra trong vùng không nhỏ hơn 60% (nếu giá trị giao dịch được sử dụng), hoặc 50% nếu phương pháp chi phí thực được sử dụng Xuất xứ gộp đầy đủ và hoàn toàn cho tất cả các sản phẩm có xuất xứ từ các thành viên NAFTA**

Ví dụ, quần áo phải được cắt và may trong một nước NAFTA; vải dùng để may quần áo đó cũng phải được sản xuất tại một nước NAFTA; và sợi để sản xuất ra vải đó cũng phải được sản xuất tại một nước NAFTA. Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ - Tối thiểu 35% hàm lượng trong nước Phải có 15% nguyên liệu của Hoa Kỳ. Xuất xứ

Vận chuyển trực tiếp từ Israel hay từ vùng do Palestine kiểm soát

Israel ( Những sửa đổi liên quan Chính quyền Palestine chưa được Quốc hội chấp thuận)

gộp đầy đủ và hoàn toàn với các vùng do Palestine kiểm soát. Những nhượng bộ thuế quan không có đi có lại GSP

Tiêu chuẩn giá trị gia tăng (35% giá trị được tính). Nguyên liệu thô " được biến đổi cơ bản" được xem là những nguyên liệu được sản xuất tại nước được hưởng ưu đãi Chỉ dành cho các thành viên của Andean Group, ASEAN (trừ Singapore và Brunei Daussalam) và các nước CARICOM. Sản phẩm phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước ưu đãi.*

Trích nguồn: Rà soát chính sách thương mại của Hoa Kỳ, 1996 ( trang 53) 1.3.1.5 Các biện pháp thương mại tạm thời

Một trong những công cụ quan trọng của hệ thống bảo hộ của Hoa Kỳ là áp dụng hệ thống pháp luật về chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ. Theo hệ thống này, Hoa Kỳ sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại hoặc đánh thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ các nước mà Hoa Kỳ cho là đã bán phá giá khi nhập khẩu vào nước này

a) Các biện pháp tự vệ

Theo luật pháp Hoa Kỳ trong vòng 60 ngày kể từ khi nhận được báo cáo của

*

Biến đổi cơ bản (substantial trasnformation) là thuật ngữ sủ dụng trong việc hiện quy chế xuất xứ và áp dụng thuế hải quan. Thuế suất áp dụng cho một sản phẩm tại biên giới phụ thuộc vào xuất xứ của hàng hoá. Đôi khi hàng hoá đi qua một vài nước trước khi có được đặc tính cuối cùng. Nước tại đó diễn ra sự chuyển đổi cơ bản cuối cùng thì được coi là nước xuất xứ của hàng hoá đó. Căn cứ để biết được sự chuyển đổi này là sự thay đổi trong chương thuế, có nghĩa là một hàng hoá khi vào một nước thuộc đề mục một chương của Hệ thống hài hòa HS và rời nước đó dưới một đề mục thuộc chương khác. Đơn giản chỉ là bao gói lại hàng hoá hay sơn lại hàng hoá cũng được coi là có sự biến đổi cơ bản. Tuy nhiên, quy định của Mỹ định nghĩa "chuyển đổi cơ bản" được hiểu là một sản phẩm mới và khác với công dụng, đặc tính và tên gọi khác biệt được tạo ra.

USITC, trong đó khẳng định có '' tác hại nghiêm trọng" (serious injnry) do hàng nhập khẩu gây ra đối với sản xuất trong nước của Hoa Kỳ. Tổng thống Hoa Kỳ có quyền quyết định hình thức tự vệ (safeguard) áp dụng đối với hàng nhập khẩu đó. Hình thức tự vệ có thể là giới hạn số lượng, tăng thuế quan hoặc hạn ngạch thuế quan.

b) Biện pháp chống phá giá và thuế bù giá

Các ngành nội địa của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Các biện pháp chống phá giá và bù giá được sử dụng nhiều nhất trong những năm qua.

Thuế chống bán phá giá (antidumping duties - Ads) được áp dụng với những

cấp hoặc loại hàng hóa nhập khẩu được bán cho người mua trên lãnh thổ Hoa Kỳ với các giá thấp hơn giá đúng của thị trường (fair market value). Giá thị trường của hàng hoá là giá mà hàng hoá đó thường được bán trên thị trường ở nước người xuất khẩu.

Thuế đối kháng (conutervailing duties - CVD) được áp dụng để làm vô hiệu

hoá tác động của trợ cấp xuất khẩu do Chính phủ nước ngoài dành cho hàng hoá của họ khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Những trợ cấp này làm giảm giá của hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ một cách cố ý, gây"chấn thương" kinh tế cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)