Kinh nghiệm của EU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 48 - 58)

1.3. Kinh nghiệm sử dụng hàng rào phi thuế quan của một số quốc gia trên thế

1.3.2 Kinh nghiệm của EU

EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở Châu Âu. Bởi vậy, chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương

Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xóa bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia,biên giới hải quan(xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan) để tự do lưu thông hàng hóa, sức lao động dịch vụ và vốn và điều hòa các chính sách kinh tế và xã hội của các nước thành viên.

Thị trường chung Châu Âu dựa trên nền tảng của việc tự do lưu chuyển 4 yếu tố cơ bản của sản xuất: hàng hóa, sức lao động dịch vụ và vốn.

Tất cả các nước thành viên EU đều được áp dụng một chính sách ngoại thương chung với các nước ngoài khối.

1.3.2.1. Các biện pháp hạn chế định lượng a) Giấy phép xuất nhập khẩu a) Giấy phép xuất nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp hạn chế nhập khẩu mà EU thường yêu cầu đối với hàng nhạy cảm và hàng chiến lược nhập khẩu. Là một biện pháp hạn chế định lượng, xu thế chung của WTO, giấy phép nhập khẩu thông thường được cấp không có quá nhiều khó khăn và nhà nhập khẩu có trách nhiệm viết đơn xin cấp giấy phép theo một mẫu sẵn.

Những biện pháp áp dụng trong thị trường của EU nhằm bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ người tiêu dùng được áp dụng cho cả sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu. Ví dụ như đối với mặt hàng hoá chất độc hại hay những biện pháp nhằm thực hiện nghị định thư Montreal và Hiệp ước Basel thì đều áp dụng cho cả sản phẩm nhập khẩu và xuất khẩu. EU cũng vẫn duy trì chế độ giấy phép đối với một số loại sản phẩm văn hoá, bao gồm khảo cổ học, sản điêu khắc và sách báo cũ có trên 100 năm.

b) Hạn ngạch

Hạn ngạch là sự hạn chế về số lượng hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu và được sử dụng để điều chỉnh nguồn cung. Biện pháp hạn ngạch đang được thay thế dần bằng các biện pháp thuế quan. EU sử dụng hạn ngạch chủ yếu đối với 2 mặt hàng là dệt may và nông sản.

Đối với hàng dệt may, hạn ngạch phổ biến nhất ở EU là hạn ngạch số lượng, loại hạn ngạch này giảm xuống theo Hiệp định Đa sợi (MFA) và gần đây là Hiệp định đối với hàng dệt may ATC/WTO. Theo hiệp định Dệt may(ATC) mới này thì tất cả các quốc gia tham gia và WTO cam kết sẽ tiến hành huỷ bỏ dần hạn ngạch cho đến năm 2005 khi đó tất cả các hạn ngạch đối với hàng dệt may sẽ được hoàn toàn bãi bỏ.

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, như đã đề cập ở trên, hạn chế số lượng đã dần được EU thay thế bằng thuế quan. Đối với hàng nông sản, hiện nay EU sử dụng rào cản kỹ thuật và các biện pháp kiểm dịch là chủ yếu, chỉ có riêng mặt hàng gạo EU có áp dụng một số những hạn ngạch ưu đãi cho một số các nước nhất định. Nhu cầu nhập khẩu gạo của EU không nhiều, mỗi năm nhập khẩu khoảng 150 ngàn tấn gạo và ngũ cốc từ các nước thành viên của WTO. Do phải thực hiện kết quả vòng đàm phán Urugoay nên EU dành 63 nghìn tấn miễn thuế, 20 nghìn tấn thuế suất 88 euro/ tấn, 71 nghìn tấn thuế suất 28 euro/tấn cho 4 nước Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Thái Lan và Guane. Mỗi năm EU chỉ dành khoảng 100 ngàn tấn cho mọi xuất xứ với mức thuế 28 euro/tấn đối với gạo nguyên hạt và 128 euro/ tấn nói trên. Do vậy ngoài các rào cản kỹ thuật và kiểm dịch, việc điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng nông sản vào EU vẫn được thực hiện thông qua hệ thống thuế và giá khởi điểm.

1.3.2.2 Thuế tiêu thụ nội địa a) Thuế tiêu thụ

Thuế tiêu thụ là thuế áp dụng đối với một số sản phẩm phụ thuộc vào dung lượng và áp dụng phổ biến đối với các sản phẩm nội địa và hàng nhập khẩu. Ví dụ, các sản phẩm đang phải đương đầu với loại thuế này là đồ uống có cồn và không có cồn, thuốc lá, các sản phẩm thuốc lá và dầu khoáng sản được sử dụng làm nhiên liệu. Thuế tiêu thụ đánh vào dầu và các sản phẩm dầu bao gồm cả một loại "thuế xanh" để gây quỹ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều đó nhấn mạnh rằng thuế tiêu thụ không được hài hoà ở EU. Do vậy, mức thuế tiêu thụ đối với một sản phẩm nhất định có thể rất khác biệt giữa các nước thành viên EU.

b) Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Tất cả các sản phẩm bán ở EU là đối tượng chịu thuế trị giá gia tăng (VAT). Nhìn chung, mức thuế thấp áp dụng đối với các sản phẩm thiết yếu và mức thuế cao áp dụng với các sản phẩm xa xỉ. Mặc dù, mục tiêu ban đầu là hài hoà thuế quan, các miền thuế đã được thu hẹp nhưng sự khác biệt đáng kể vẫn còn tồn tại giữa các nước thành viên EU. Tuy nhiên, sự hài hoà thuế quan vẫn nằm trong Chương trình nghị sự và do vậy có thể được nhận ra ở một giai đoạn sau.

Biểu 1.2 Thuế suất VAT của các nước thành viên EU

Nƣớc Tên thuế VAT Mức Thuế suất VAT

Thấp Trung bình Chuẩn mực Áo MwSt - 10,0 20,0 Bỉ BTW/TVA 1,0 6,0 21,0 Đan Mạch MOMS - - 25,0 Phần Lan ALV - 6,0 22,0 Pháp TVA 2,1 5,5 20,6 Đức MWST - 7,0 16,0 Hy Lạp FPA 4,0 8,0 18,0 Ai Len VAT 3,3 12,5 21,0 Italia IVA 4,0 10,0 20,0

Lúc Xăm Bua TVA/MwSt 3,0 6,0 15,0

Hà Lan BTW - 6,0 17,5

Bồ Đào Nha IVA 5,0 12,0 17,0

Tây Ban Nha IVA 4,0 7,0 16,0

Thuỵ Điển Mervardeskatt 6,0 12,0 25,0

Anh VAT - 5,0 17,

Nguồn: Cơ quan thu thuế VAT châu Âu 1.3.2.3 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước liên minh, đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả cao nhất thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới. Hệ thống rào cản kỹ thuật được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

- Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển châu Á và Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO

9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.

- Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ sản của các nước đáng phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.

- Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan trọng hàng đầu trong việc lưu thông hàng hóa trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Ví dụ, ký mã hiệu CE bắt buộc đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, v.v....

- Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO 14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The social Acountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới.

- Đối với tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105 (Theo " Những điều cần biết về thị trường EU", trang 42). Ví dụ, các hình thức lao động cưỡng bức như: lao động tù nhân, lao động trẻ em, v.v...

Có thể nói, EU sử dụng rào cản kỹ thuật là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được EU cho hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Bởi vậy,

yếu tố có tính quyết định việc hàng của các nước này có thâm nhập được vào thị trường EU hay không chính là hàng hoá đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay không.

1.3.2.4. Quy định về kiểm dịch động thực vật

Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước liên minh, đây là hệ thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả cao nhất thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới. Hệ thống rào cản kỹ thuật được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

- Đối với tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển châu Á và Việt Nam, hàng của những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.

- Đối với tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống ; HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ sản của các nước đáng phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.

- Đối với tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu trở nên quan trọng hàng đầu trong việc lưu thông hàng hóa trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức khoẻ của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo qui định của EU. Ví dụ, ký mã hiệu CE bắt buộc đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, v.v....

- Đối với tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo qui định (nhãn sinh thái, nhãn tái

sinh) và có chứng chỉ quốc tế công nhận. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng đang ngày càng được phổ biến, chứng tỏ các cấp độ khác nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn ISO 14000) và các bộ luật mang tính xã hội về đạo đức. Tiêu chuẩn The social Acountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới.

- Đối với tiêu chuẩn về lao động: Uỷ ban Châu Âu (EC) đình chỉ hoạt động của xí nghiệp sản xuất nội địa ngay khi phát hiện ra những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước Lao động Quốc tế số 29 và 105 (Theo " Những điều cần biết về thị trường EU", trang 42). Ví dụ, các hình thức lao động cưỡng bức như: lao động tù nhân, lao động trẻ em, v.v...

Có thể nói, EU sử dụng rào cản kỹ thuật là biện pháp chủ yếu để bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được EU cho hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định việc hàng của các nước này có thâm nhập được vào thị trường EU hay không chính là hàng hoá đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay không.

1.3.2.5 Các biện pháp thương mại tạm thời a. Trợ cấp

Uỷ ban Châu Âu dự tính rằng tổng trợ cấp nhà nước cho các doanh nghiệp của EU năm 1999 khoảng 80 tỷ euro, chiếm 1% GDP của EU. Về hình thức trợ cấp, theo Châu Âu cho biết là 61% là dưới hình thức trợ cấp trực tiếp của Nhà nước, 22% là dưới hình thức giảm thuế, còn lại là dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường EU được hưởng trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu thì EU sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu việc trợ cấp này ảnh hưởng tới hàng hoá nội địa của EU. Nói chung, EU thường ít sử dụng thuế chống trợ cấp vì: Thứ nhất, EU lo ngại rằng hành động tấn công lại các chương trình trợ cấp của nước ngoài có thể bị xem là tấn công các quyết định mang

tính chất chính trị xã hội nhằm phân bổ các nguồn nội lực của các nước khác. Thứ hai, do thực chất là bản thân EU cũng là một nước sử dụng rất nhiều trợ cấp, đặc biệt trong nông nghiệp nên EU sợ trở thành mục tiêu công kích của các nước khác.

- Điều kiện để áp dụng thuế chống trợ cấp của EU:

Quyết định đánh thuế chống trợ cấp phải căn cứ trên kết quả điều tra chứng minh có sự tồn tại của các yếu tố sau:

+ Trợ cấp mang tính riêng biệt.

+ Thiệt hại vật chất với ngành sản xuất của EU đang sản xuất sản phẩm tương tự.

+ Mối liên quan nhân quả giữa hàng nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại vật chất đó.

+ Lợi ích của EU trong việc đánh thuế chống trợ cấp.

Thuế chống trợ cấp chỉ được sử dụng nếu được đa số các nước thành viên tán thành. Trình tự thủ tục áp dụng thuế trợ cấp khá phức tạp và nhiều phiền toái: bản câu hỏi điều tra, điều tra tại cơ sở, đưa ra kết luận sơ bộ, đưa ra mức thuế chống trợ cấp tạm thời, cung cấp thêm các dữ kiện và lập luận, các cam kết tự nguyện của nước xuất xứ, thời gian rà soát và rà soát lại,... rồi mới đưa ra mức thuế chống trợ cấp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn nên chú ý đến vấn đề này khi xuất khẩu hàng hoá vào EU vì Việt Nam vẫn bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường nên EU sẽ dễ dàng hơn trong việc điều tra mức trợ cấp của hàng nông sản Việt Nam.

b. Thuế nhằm bảo hộ các sản phẩm

Chính sách nông nghiệp chung (CAP) đã được ban hành và thực thi ở EU trong nổ lực để bảo hộ sản xuất thực phẩm nội địa. Đối tượng điều chỉnh của chính sách này bao gồm cả sản phẩm nông nghiệp ôn đới. Một đặc điểm quan trọng của chính sách nông nghiệp (CAP) là hệ thống thuế, các loại thuế được hợp nhất thành

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)