Các biện pháp tương đương thuế quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 85 - 88)

2 .1Các rào cản phi thuế quan việt nam đã sử dụng trước khi gia nhập WTO

2.1.3 Các biện pháp tương đương thuế quan

a)Trị giá tính thuế tối thiểu.

Những năm qua Việt Nam và các nước đang phát triển thường sử dụng biện pháp này, ngoài mục đích chủ yếu là ngăn chặn không cho các doanh nghiệp nhập khẩu gian lận trong vấn đề kê khai thuế còn tỏ ra có tác dụng khá hữu hiệu trong việc bảo hộ sản xuất trong nước.

Bảng 2-7: Danh mục các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý giá tính thuế nhập khẩu

1 Đồ uống các loại (bao gồm các mặt hàng thuộc Chương 22 của Biểu thuế thuế nhập khẩu hiện hành).

2 Lốp, Săm, Yếm các loại (dùng cho xe ôtô, xe máy, xe đạp) 3 Gạch ốp, lát, thiết bị vệ sinh (bệ xí, bệ tiểu, chậu rửa, bồn tắm).

4 Kính phẳng, trắng, màu, gương, kính phản quang; phích nước (loại không dùng điện), ruột phích

5 Động cơ, máy nổ (trừ các loại động cơ dùng cho xe ôtô, xe máy và các loại xe chuyên dụng như xe ủi, xe cẩu...)

6 Quạt điện (trừ quạt công nghiệp thuộc mã số 84145900) 7 Xe máy.

Nguồn: Quyết định số 164/2000/QĐ - BTC ngày 10/10/2000 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Hầu hết những mặt hàng này đều là những mặt hàng cần sự bảo hộ của Nhà nước. Trong đó nhiều mặt hàng Việt Nam đã cam kết loại bỏ những quy định về trị giá tối thiểu trong quá trình gia nhập ASEAN và đàm phán gia nhập WTO song quá trình này gặp phải những trở ngại không nhỏ. Đến nay giải pháp này hầu như không sử dụng nữa, vì đây là biện pháp can thiệp trực tiếp vào giá theo ý chí chủ quan của Chính phủ các nước, làm mất tính công bằng, khách quan của thị trường. Mặc dù vậy, đến 2004 thì cơ quan Hải quan vẫn sử dụng một biện pháp tương tự là danh mục giá tham khảo.

b) Phụ thu.

Với lý do nhằm bình ổn giá, phụ thu là một biện pháp tương đương thuế quan được Việt Nam sử dụng khá thường xuyên trong thời gian trước những năm 2000. Tuy nhiên biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng nhất định và được bổ sung thêm hoặc bãi bỏ theo từng năm.

Bảng 2-8: Một số mặt hàng nhập khẩu chịu phụ thu

Mặt hàng

Tỷ lệ phụ thu (% của giá CIP hoặc FOB) Mục đích Thời điểm bắt đầu Thời điềm bãi bỏ Thép ống 10 BOG 1/10/97 Thép tròn trơn 10 BOG 15/05/94 Thép tròn vành 10 BOG 15/05/94 Thép tấm 4 BOG 15/05/94 Nhựa PVC 5 TNS 10/08/98 Xăng ôtô 20 TNS 10/11/98 20/5/1999 Naphta, refomat và các chế phẩm để pha chế xăng 20 TNS 10/11/98 20/5/1999 Diesel 25 TNS 10/11/98 20/5/1999 Dầu hoả 10 TNS 10/11/1998 20/5/1999

Nhiên liệu bay (TC1, ZA1) 10 TNS 10/11/98 20/5/1999 Ma dút 0 TNS 10/11/98 20/5/1999 Phân Urê 3 TNS 18/07/98 1/5/2000 Phân NPK 4 TNS 18/07/98 Phân DAP 5 TNS 18/7/98 15/5/199

Chất hoá dẻo DOP 5 TNS 20/01/99

Bột PVC TNS

Ruột phích nước nóng và phích nước nóng thông dụng từ 2,5 lít trở xuống

30 và 40 TNS 01/04/2000

Các loại bia, carton

Ly, cốc, đồ dùng nhà bếp bằng sành sứ, bằng thuỷ tinh (trừ các loại được sản xuất bằng thuỷ tinh pha lê)

20 TNS 01/04/2000

BOG: Bình ổn giá; TNS: Thu ngân sách. Nguồn: Giáo trình Kinh tế Ngoại thương

Qua xem xét các mặt hàng chịu phụ thu trong thời gian qua có thể thấy một số mặt hàng có giá thế giới khá ổn định song vẫn thường xuyên nằm trong danh mục chịu phụ thu. Có nhiều ý kiến cho rằng phụ thu còn là công cụ nhằm bảo hộ sản xuất trong nước và tạo ra nguồn tài chính bù đắp phần nào cho công tác quản lý nhằm ổn định thu ngân sách. Tuy nhiên nếu nhìn vào sự thay đổi mức phụ thu liên tục trong thời gian qua của mặt hàng dầu lửa (hơn 14 lần từ năm 94 tới nay) thì có thể kết luận rằng phụ thu đã được sử dụng vào mục đích bảo hộ nhiều hơn là vào mục đích bình ổn giá hay thu ngân sách.

Đến nay chế độ phụ thu ở Việt Nam gần như không thực hiện nữa (trừ mặt hàng nhựa PVC một vài năm gần đây còn thực hiện), mà chuyển phần đó vào tính thuế. Làm như vậy, sẽ có tác dụng bảo hộ sản xuất trong nước, ổn định thu ngân sách mà vẫn phù hợp với quy định của các tổ chức quốc tế.

2.1.4 Các biện pháp kỹ thuật

Đây là biện pháp được các nước phát triển hết sức coi trọng bởi mức độ tinh vi của nó, tuy nhiên ở Việt Nam các biện pháp này được sử dụng hết sức hạn chế nếu như không muốn nói là không có tác dụng bảo hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sử dụng các biện pháp phi thuế quan trong bảo hộ hàng hóa của Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)