2 .1Các rào cản phi thuế quan việt nam đã sử dụng trước khi gia nhập WTO
3.2 Một số định hướng cải tiến các biện pháp phi thuế quan cũ
3.2.2 Các biện pháp quản lý giá
Trong nền kinh tế thị trường, giá cả là nhân tố được coi là quan trọng nhất quyết định đến ứng xử của các doanh nghiệp. Các biện pháp quản lý hành chính đối với giá đã làm lệch lạc tín hiệu giá và do đó làm bóp méo cạnh tranh. Vì vậy, ngoài quản lý giá đối với các mặt hàng độc quyền tự nhiên như điện, nước v.v… cần loại bỏ tất cả các biện pháp quản lý giá mang tính hành chính khác.
* Tiếp tục xác định trị giá hải quan theo hiệp định ACV như đã cam kết. Nên bỏ hẳn cách xác định giá theo số lượng đối với một số mặt hàng đã áp dụng nhưng thực tế hầu như không nhập khẩu (ví dụ như trứng gia cầm).
* Bãi bỏ chế độ định giá tối đa hay định giá tối thiểu trong khi Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO. Mặt khác chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế, nên cần để cho các ngành sản xuất, các doanh nghiệp quen dần với những tín hiệu khách quan của thị trường. Không nên áp đặt một cơ chế theo cách áp đặt.
Các biện pháp phụ thu đã được áp dụng đối với nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu ở những giai đoạn khác nhau chủ yếu để ổn định giá, nhưng đôi khi cũng để bảo hộ sản xuất trong nước hay tăng thu ngân sách. Các phụ thu này cũng hay thay đổi và do đó không thể dự đoán trước được và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các biện pháp này cũng nằm trong diện cần loại bỏ theo các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết đối với AFTA và sẽ phải thực hiện trong khuôn khổ WTO. Sau năm 2000 Việt Nam đã loại bỏ hầu như toàn bộ danh mục hàng hóa có phụ thu.
Để thay thế cho những biện pháp này, nhằm tăng khả năng quản lý và bảo hộ sản xuất trong nước, hướng đề xuất thay thế là:
Trong trường hợp thích hợp, có thể thuế hóa biện pháp này theo cách: Mức thuế mới = các mức thuế cũ + tỷ lệ phụ thu dự kiến.
Trong những trường hợp mất cân bằng cán cân thương mại: có thể áp dụng phụ thu với một diện khá rộng mặt hàng trong một giai đoạn nhất định (đây là biện
pháp bảo vệ cán cân thanh toán phù hợp với các qui định của các định chế quốc tế và đã từng được nhiều nước như Hungary, Bulgaria áp dụng thành công).
Áp dụng thuế đánh theo mùa hoặc hạn ngạch thuế quan, nhằm gánh đỡ cho ngân sách và bảo hộ sản xuất trong nước.