Không gian đa dạng và đầy cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu du khảo của werner herzog tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa (Trang 78 - 87)

Trong điện ảnh, không gian cảnh quay là một thành tố quan trọng, quyết định sự thành công của phim, phản ánh ý đồ nghệ thuật của đạo diễn. Điều này càng quan trọng hơn với dòng phim tài liệu nói chung, thể loại phim tài liệu du khảo nói riêng. Vì, thể loại phim này hầu nhƣ khơng có diễn xuất của diễn viên, đạo diễn không thể can thiệp vào các nhân vật để thể hiện ý tƣởng của nhà làm phim. Do đó, nhà làm phim cần phải có kỹ thuật, nghệ thuật quay phim phù hợp với từng chủ đề, đối tƣợng và nắm bắt đƣợc những khoảng khắc hiếm hoi, tự nhiên nhất của nhân vật, cảnh vật trong tổng thể không gian cảnh quay.

W.Herzog - một đạo diễn nổi tiếng, một nhà làm phim, quay phim ln có những sáng tạo đặc biệt ấn tƣợng về chọn không gian cảnh quay trong các phim của mình. Trong 09 phim tài liệu du khảo đƣợc chọn để nghiên cứu, W.Herzog đã khéo léo sử dụng cùng lúc, đan xen các không gian cảnh quay: cảnh viễn (extreme wide shot), toàn cảnh (wide shot hoặc long shot), cảnh trung (medium shot), cảnh cận (close-up). Do đó, xem các phim này, khán giả cảm thấy choáng ngợp, ấn tƣợng trƣớc những cảnh quay vừa thực, vừa ảo; vừa hùng vĩ, kỳ bí,

nhƣng cũng mênh mơng, hồnh tráng nhƣ đƣợc sử dụng kỹ xảo hiện đại. Ngƣời xem sẽ đặt những câu hỏi: Làm sao W.Herzog có thể quay cận cảnh hình ảnh núi lửa phun trào trong phim Into the Inferno, hay khung cảnh nói lên cái lạnh tê tái dƣới những lớp băng ở địa cực trong phim Encounters at the end of the world, khung cảnh Taiga ẩn mình trong tuyết, đẹp đến nao lòng trong phim Happy People: A Year in the Taiga,… Dƣới đây, chúng tơi xin phân tích từng

khơng gian cảnh quay đƣợc thể hiện trội hơn so với các dạng không gian cảnh quay khác trong từng phim đƣợc chọn để nghiên cứu.

3.1.1 Cảnh viễn

W.Herzog đã sử dụng cảnh viễn trong cả 09 bộ phim đƣợc nghiên cứu, trong đó sử dụng nhiều nhất trong các bộ phim: Fata morgana; Encounters at

the end of the world; Happy People: A year in the Taiga; Into the inferno và

Lessons of darkness.

Đối với, Fata morgana - bộ phim đƣợc quay một cách rời rạc trong khoảng thời gian 13 tháng từ tháng 11/1968 đến tháng 12/1969. Hầu hết, các cảnh quay đƣợc quay ở sa mạc ở Châu Phi và không theo kịch bản. Phần lớn, các cảnh quay của phim đƣợc quay từ đỉnh của một chiếc xe tải camper. Fata

morgana mở đầu với khung cảnh chiếc máy bay màu trắng trên bầu trời đang

đáp xuống đƣờng băng. Tuy nhiên với cách quay viễn cảnh, những thƣớc phim ở phân đoạn này cho ngƣời xem một cảm giác “ảo ảnh” khi mà hình ảnh chiếc máy bay đáp xuống đƣờng băng không rõ ràng. Trong phim, cảnh viễn đƣợc cảm nhận rõ ràng nhất chính là những cồn cát chạy dài, những bãi đất trống trải, những con đƣờng thẳng tắp tƣởng chừng nhƣ vô định; cảnh mặt biển mênh mơng và xa xơi hiện lên từ phía chân trời. Những khơng gian cảnh quay đó đã khắc họa nên một khung cảnh sa mạc khơ cằn, chết chóc phản ánh những nỗi buồn vô hạn, ảm đạm làm thổn thức trái tim của ngƣời xem. Đó cũng là một thế giới thực tại, nơi hoàn toàn trái ngƣợc với mong muốn ban đầu của hai vị thần: Mighty và Cucumatz về một sự sống tƣơi đẹp, sinh động, hoàn hảo.

Trong phim Lessons of darkness, để có những cảnh viễn hồn hảo, những thƣớc phim rực rỡ và hoành tráng, W.Herzog cùng đồn làm phim liều mình lên một chiếc trực thăng và lơ lửng trên không trung để quay. Kỹ thuật quay cảnh viễn này đã giúp cho “Thành phố thủ đơ” với những tịa tháp, chung cƣ, trung tâm thƣơng mại, ngôi nhà, xe cộ, cây cối từ từ hiện ra trƣớc mắt ngƣời xem một cách tráng lệ. Đạo diễn còn sử dụng cảnh viễn để tái hiện cảnh chiến tranh nổ ra với những ánh chớp sáng trên bầu trời xám xịt, cùng với đó là những hình ảnh khơ cằn, đổ nát trên sa mạc khơng một bóng ngƣời sau chiến tranh vùng Vịnh Ba Tƣ 1990-1991. Việc sử dụng cảnh viễn trong 2/3 thời lƣợng bộ phim, W.Herzog muốn ngƣời xem hiểu rằng một vùng đất văn minh, hiện đại đã hoang tàn sau chiến tranh. Mọi cảnh vật đều bị hủy hoại hoặc lu mờ bởi lớp khói đen kịt của các mỏ dầu đang bốc cháy. Chúng ta dƣờng nhƣ khơng cịn nhận dạng đƣợc đây là trái đất hay một hành tinh chết. Với những không gian cảnh quay độc đáo, W.Herzog đã biến Lessons of darkness thành một bài thơ trực quan sử thi lấy bối cảnh các mỏ dầu đang cháy ở Kuwait.

Khác với một số phim, trong Encounters at the End of the World,

W.Herzog không sử dụng cảnh viễn cho những phân đoạn đầu của phim. Ông sử dụng cảnh viễn khi quay trạm MC Murdo nằm trên một hòn đảo thuộc biển Ross. Đây là vịnh lớn nhất của lục địa có kích thƣớc bằng bang Texas. Trạm MC Murdo là căn cứ lớn nhất của Mỹ, là khu định cƣ lớn nhất ở Nam Cực. Ống kính của W.Herzog đã cho thấy khu vực này là một khu hậu cần với các trang thiết bị hiện đại để phục vụ nghiên cứu khoa học. Kỹ thuật quay cảnh viễn đã làm cho khu căn cứ MC Murdo nổi bật giữa màu trắng bạc của biển băng bao phủ khắp mọi nơi. Đặc biệt trong phim này, đạo diễn đã sử dụng quay viễn cảnh về hình ảnh một con chim cánh cụt đơn độc tự chọn cho nó một hƣớng đi khác với đàn của mình. Hình ảnh chú chim cánh cút cứ mờ dần trong không gian rộng lớn ở cuối chân trời. Ngoài ra, kỹ thuật quay viễn cảnh cũng làm nổi bật cái lạnh lẽo của băng tuyết, hay ngọn núi lửa khổng lồ đang hoạt động tại đỉnh Erebus ở

vùng Nam Cực. Tất cả, những khơng gian cảnh quay đó đã làm cho sự tồn tại của những con ngƣời ở đây trở nên nhỏ bé vơ cùng trƣớc tạo hóa.

Đúng nhƣ cái tên gọi Into the Inferno của bộ phim, mở đầu phim chính là dãy núi lửa cao chót vót cùng với nhan thạch đang sôi sùng sục khiến ngƣời xem cảm nhận đƣợc sức nóng, sự đe doạ đến sự sống của mọi loài vật trên trái đất. Và khi một ngày, tất cả các núi lửa đều “thức dậy” mà theo cách nghĩ của cộng đồng ngƣời dân ở ngơi làng Endu đó chính là “linh hồn trú ngụ trong ngọn núi lửa tức giận”. Qua ống kính máy quay, vùng đất Vanuatu Archipelogo, cụm đảo núi lửa ở Thái Bình Dƣơng xanh tƣơi hiện ra đƣợc bao phủ bởi thảm xanh của cây rừng. Trên đảo Ambrym, ngôi làng Endu dần đƣợc hiện rõ. Những con ngƣời ở đây đang sống chan hòa bên cạnh ngọn núi lửa “Thiêng”. Trong bộ phim, cảnh viễn đƣợc sử dụng thƣờng xuyên khi W.Herzog ghi lại hình ảnh phun trào, những làn khói, những hỏa hoạn và lũ lụt do núi lửa gây ra. Với kỹ thuật này, ngƣời xem cảm nhận đƣợc một cách trọn vẹn sự khủng khiếp, kinh hoàng do thiên nhiên tạo ra. Con ngƣời trở nên hoảng loạn và tìm mọi cách để trốn chạy. Cũng thông qua kỹ thuật quay viễn cảnh, hình ảnh ngọn núi lửa ở Iceland và toàn bộ vùng đất rộng lớn có thể đƣợc nhìn thấy ở tận cuối đƣờng chân trời. Đồng thời, W.Herzog đã cho ngƣời xem thấy đƣợc ngọn núi lửa của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ẩn hiện trong làn sƣơng mờ ảo. Đây đƣợc xem là nơi sinh ra thần thoại cách đây 5000 năm. Sau một thời gian dài ngừng hoạt động, lòng núi đã trở thành một hồ nƣớc rộng lớn với tiếng sóng vỗ nhẹ nhàng, hân hoan vui mừng cùng sự phát triển của nhân dân Triều Tiên.

Happy People: A Year in the Taiga là bộ phim đƣợc quay khá nhiều cảnh

viễn. Mở đầu bộ phim là hình ảnh ngơi làng Bakhtia tại Siberia yên bình nằm bên cạnh một dịng sơng băng. Sự hoang vu vô tận xung quanh nơi này đƣợc gọi là Taiga - khu vực của một số thợ săn hành nghề. Những cảnh viễn trong bộ phim tập trung vào con đƣờng đi của các thợ săn vào vùng vô tận bằng cách xuyên qua dịng sơng băng với tên gọi Yenisey. Mọi khung hình đều trắng xóa trong tuyết, nhƣng lại đẹp đến lạ thƣờng. Hình ảnh những ngƣời thợ săn trở về

vào ngày cuối cùng của tháng 12 để tham gia vào các hoạt động đêm giao thừa và trở lại Taiga sau đó một vài ngày đã làm “nóng” cái lạnh, cái cơ đơn nơi đây. Một mùa đông với cái lạnh cắt da, cắt thịt đã khơng làm họ chùng bƣớc. Chính những viễn cảnh đƣợc quay đặc tả và đẹp đến mê hồn đã làm cho ngƣời xem thầm nghĩ sự hoang vu của Taiga không thể sánh với sự đam mê và niềm hạnh phúc của những con ngƣời nơi đây.

3.1.2. Toàn cảnh

Trong 09 bộ phim du khảo đƣợc chọn để nghiên cứu, Lessons of darkness là phim đƣợc W.Herzog sử dụng kỹ thuật quay toàn cảnh nhiều nhất. Đặc biệt, trong đoạn quay ở phần 8, từ phút 28:40 trở đi về cảnh những ngƣời thợ, kỹ sƣ đứng trƣớc các mỏ dầu, giếng dầu đang bốc cháy dữ dội. Mọi cảnh vật xung quanh bị bao trùm bởi độ nóng của lửa, màu đen xám xịt của khói và những dịng dầu thơ tràn lênh láng trên sa mạc Kuwait. Trên nền của những cảnh quay đó, những ngƣời thợ, kỹ sƣ dầu mỏ thật nhỏ bé và có thể bị ngọn lửa nuốt chửng bất kỳ lúc nào. Với cách quay tồn cảnh, ngƣời xem có cái nhìn tồn diện, rộng lớn hơn cảnh những ngƣời thợ mỏ đang nỗ lực để khắc phục đám cháy. Sau những nỗ lực dập lửa, những ngƣời thợ mỏ ngồi trên những đoạn vòi để hứng nƣớc nhằm hạn chế độ nóng. Tuy nhiên, góc máy quay cho thấy họ khá buồn khi nhìn xung quay khung cảnh vẫn là sa mạc và những đám cháy. Những toàn cảnh trên giúp cho ngƣời xem có cái nhìn bao qt về vùng ngoại ô thành phố Kuwait trong chiến tranh vùng vịnh. Mọi cảnh trí của tự nhiên đều chìm trong biển dầu và làn khói mà nhiều ngƣời khó nhận biết đƣợc đó là ngày hay đêm. Tại đây, mọi nỗ lực và sự cố gắng của những con ngƣời đang làm nhiệm vụ dập tắt lửa nhƣ đang thực hiện một công việc bất khả thi.

3.1.3 Trung cảnh

Trung cảnh đƣợc sử dụng trong 09 bộ phim, đặc biệt là các cảnh quay ghi lại những đoạn phỏng vấn. Nhƣng tác giả nhận thấy việc sử dụng cảnh trung cho một số bộ phim dƣới đây là nổi bật nhất.

Trong Fata morgana, không gian cảnh quay trung cảnh đƣợc đạo diễn sử dụng khi quay hình ảnh những chiếc xe, ngơi nhà, xác động vật chết. Đặc biệt, một loạt các trung cảnh quay lại xác động vật chết nằm rải rác trên sa mạc bắt đầu từ phút thứ 25:33 đến phút 27:20. Những cảnh quay này đã cho thấy sự chết chóc ln bao trùm vùng sa mạc nghèo khó. Dƣờng nhƣ, đạo diễn muốn nói rằng, nơi đây, cái chết ln rình rập và khơng hề đƣợc báo trƣớc cho thiên nhiên và con ngƣời. Hình ảnh của những con ngƣời với các hành động kỳ lạ nhƣ cậu bé nắm cổ một con cáo hay con mèo, ngƣời xem khó có thể phân biệt đƣợc. Cảnh quay một ngƣời già, sự tạo dáng của một cậu bé, hình ảnh phỏng vấn một ngƣời đàn ông nghiên cứu thằn lằn. Ngƣời đàn ông đọc lá thƣ rách nát và một cậu bé nghe đọc thƣ và địi 10 xu,…; hay hình ảnh về ngƣời nghệ sĩ piano và tay trống mệt mỏi đƣợc lặp đi, lặp lại trong phần “Thời đại hoàng kim”. Tất cả cảnh quay trung cảnh trên đều khơng thốt khỏi sự bao quanh bởi dải sa mạc bất tận. Cảnh trung trong bộ phim đã làm rõ hơn thái độ và hành động kỳ lạ và đôi khi dẫn đến sự khó hiểu. Phải chăng, các hành động trên của các nhân vật đƣợc nhắc đến trong câu chuyện đều mong muốn một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc. Đó cũng là ƣớc mơ của chính W.Herzog và những con ngƣời đang nỗ lực sinh tồn từ vùng đất chết này.

Bộ phim Herdsmen of the Sun đƣợc W.Herzog sử dụng nhiều trung cảnh. Ông đặc biệt chú ý đến những cảnh quay các chàng trai tham gia vào cuộc thi Gerewol. Từ những trung cảnh, ngƣời xem cảm nhận đƣợc cụ thể nhất sự tự hào và kiêu hãnh thông qua cách thể hiện của những nam thanh niên dự thi. Sự kiêu hãnh này cũng chính là sự tự tin và trân trọng văn hóa của những con ngƣời thuộc bộ tộc Wodaabe. Các cơ gái đứng đó cùng với ánh mắt chăm chú vào đối tƣợng mà mình chú ý, nhƣng không kém phần duyên dáng. Những cuộc trò chuyện giữa những ngƣời trong bộ tộc gần gũi và tự nhiên, sự e thẹn và ngại ngùng của các cô gái, chàng trai khi đánh giá tiêu chí cái đẹp theo cách riêng của mình. Hay, những hình ảnh về cuộc sống đời thƣờng đƣợc thể hiện rõ nét trong

hoạt động sinh kế đầy khắc nghiệt, tất cả đều đƣợc đạo diễn sử dụng trung cảnh để lột tả.

Grizzly Man đƣợc W.Herzog sắp xếp, bố cục lại những đoạn phim của

Timothy Treadwell quay về những con gấu xám ở Công viên Quốc gia Katmai và Khu bảo tồn Alaska. Trong phim, W.Herzog đã chọn nhiều đoạn quay trung cảnh của Timothy Treadwell. Hình ảnh những con gấu xám đùa nghịch, tranh giành thức ăn, bơi lội dƣới dịng nƣớc để tìm cá hay đánh nhau vì một lý do nào đó đều đƣợc Treadwell quay lại rất sinh động bằng chiếc máy quay không chuyên. Trong phim, nhiều đoạn đƣợc lặp đi, lặp lại dƣờng nhƣ thể hiện sự bất mãn về các quy định của cơng viên, hay tình u và lịng cảm ơn của Treadwell đến những con gấu nói riêng, thế giới tự nhiên ở vùng đất Alsaka nói chung. Anh ta buồn bã về một con ong bị chết khi đang hút phấn hoa, nỗi đau khi thấy cái sọ cịn sót lại của một chú gấu con, hay bàn chân của một con gấu nhỏ đang bị phân hủy; cảnh Treadwell gào thét xin mƣa và niềm vui sƣớng khó tả của anh khi các đấng tối cao đáp ứng nguyện vọng. Song song với những cảnh trung đƣợc Treadwell quay lại, W.Herzog đã quay những cuộc phỏng vấn những nhân vật liên quan đến cuộc đời của Treadwell khi anh còn sống. Hay, những ngƣời tham gia vào việc lấy thân thể của Treadwell và ngƣời bạn gái từ bụng con gấu già. Tất cả những cảnh quay này đều đƣợc W.Herzog liên kết xen kẽ với các thƣớc phim của Treadwell. Qua không gian cảnh quay này, ngƣời xem hiểu rõ hơn về con ngƣời và tính cách của Treadwell, cũng nhƣ tình cảm sâu sắc của anh đối với lồi gấu xám và mơi trƣờng tự nhiên ở vùng Alsaka.

Thông thƣờng, các bộ phim sử dụng cảnh thiết lập hoặc cảnh viễn để mở đầu cho bộ phim. Nhƣng đối với W.Herzog, mọi quy tắc đều bị phá vỡ. Cave of

Forgotten Dreams là bộ phim mà nhiều hình ảnh đƣợc hiện lên bởi kỹ thuật

quay trung cảnh. Bộ phim đƣợc quay bằng một hệ thống máy quay nhỏ không chuyên. Thời gian thám hiểm hang động rất bị hạn chế. Vì vậy, độ nét của bộ phim làm cho ngƣời xem cảm thấy không hứng thú. Mở đầu bộ phim chính là hình ảnh của những hàng nho chỉ còn gốc trơ trọi trên mặt đất. Do địa hình trong

hang nhỏ hẹp kết hợp với những quy định nghiêm ngặt, nên kỹ thuật quay các cảnh trung sẽ phù hợp nhất cho bộ phim. Qua những cảnh quay trung cảnh, những bức họa có tuổi đời hơn 30 nghìn năm trong hang Chauvet đã hiện lên vơ cùng sống động. Hình ảnh khối đá có vết tay của ngƣời ngun thủy và dấu vết còn lại của một con gấu đực. Hình vẽ con gấu màu đen, một đàn ngựa, con bị rừng đang duy chuyển, đang sống. Dƣới góc quay của W.Herzog, các vách hang không bằng phẳng chuyển động từ mảng tối qua mảng sáng, làm nổi bật những hình vẽ ba chiều với sự chuyển động riêng. Những hình ảnh đƣợc quay lại từ những hình vẽ trên đá cho chúng ta thấy thiên nhiên của hơn 30 nghìn năm trƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu du khảo của werner herzog tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa (Trang 78 - 87)