Phƣơng pháp tiếp cận nhân học văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu du khảo của werner herzog tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa (Trang 32 - 40)

1.3.1 Lịch sử ra đời của nhân học văn hóa

Để hiểu rõ cơ sở nền tảng hay nguồn gốc về sự ra đời của nhân học văn hóa, trƣớc hết, chúng tôi sẽ xem xét đến thuật ngữ nhân học. Nhân học đƣợc xem là thuật ngữ quen thuộc của giới nghiên cứu và họ đƣa ra một khái niệm chung nhất cho nhân học là “ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con ngƣời trên các phƣơng diện sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm ngƣời, các cộng đồng, dân tộc khác nhau, cả về quá khứ con ngƣời cho tới hiện tại” và hiểu một cách đơn giản nhất nhân học đƣợc xem là “khoa học nghiên cứu về con ngƣời” [17 tr.15].

Từ khái niệm căn bản về nhân học, giới nghiên cứu tách nhân học thành hai nhóm chính là nhân học tự nhiên (nghiên cứu con ngƣời về mặt tự nhiên) và nhân học văn hóa (nghiên cứu con ngƣời theo hƣớng văn hóa, xã hội). Tùy thuộc vào từng trƣờng phái nghiên cứu, nhân học văn hóa đƣợc gọi với những thuật ngữ

khác nhau nhƣ: Dân tộc học (trƣờng phái Đức – Áo); nhân học xã hội (trƣờng phái Anh) và nhân học văn hóa chính là thuật ngữ đƣợc trƣờng phái Mỹ gọi tên. Vì vậy, nhân học văn hóa là lĩnh vực nghiên cứu khoa học tập trung chú ý đến quá trình tác động qua lại giữa con ngƣời và văn hóa. Nhƣng nguồn gốc của nhân học văn hóa bắt nguồn từ thời cổ đại, xuất phát từ các cuộc chiến tranh mở rộng đất đai, chiếm hữu nô lệ dẫn đến việc nghiên cứu đời sống, văn hóa giữa các dân tộc bắt đầu hình thành. Trong suốt thế kỷ XV-XVI, các phát kiến địa lý đã mở đƣờng cho các nhà thám hiểm bằng đƣờng thủy nhằm tìm kiếm và chinh phục các vùng đất mới. Điển hình nhất Christopher Columbus - một nhà hàng hải ngƣời nƣớc Cộng hòa Genova đã vƣợt Đại Tây Dƣơng và phát hiện đƣợc địa danh mới là Châu Mỹ vào năm 1492 và sự thành công của chuyến đi vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan đã phổ biến những thông tin về những vùng đất mới, văn hóa mới, con ngƣời mới của Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á đến với ngƣời dân Châu Âu.

Ngƣời Châu Âu thắc mắc về thế giới bên ngoài. Để giải quyết cho câu hỏi tƣởng chừng nhƣ đơn giản đó, họ đã tìm câu trả lời qua việc nghiên cứu nền văn hóa của dân tộc, vùng đất ngoài Châu Âu. Đồng thời, họ nhận định rằng đó chính là hình ảnh cuội nguồn cổ xƣa của lồi ngƣời [17, tr.18]. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Châu Âu đã nhận thức chƣa chính xác về các nền văn hóa bản địa và cho rằng đó là các nền “văn hóa bán khai”. Nhƣng chính các nghiên cứu về văn hóa tại các vùng đất mới chính là nền tảng cho sự phát triển nhân học văn hóa trong các giai đoạn sau.

Đến thể kỷ XIX, đây đƣợc xem là giai đoạn manh nha của nhân học văn hóa, và hƣớng nghiên cứu các nền văn hóa đƣợc xem là “khác Châu Âu” phần lớn xuất phát từ những nghiên cứu lịch sử tự nhiên. Đồng thời, học thuyết tiến hóa của Charles Darwin với tác phẩm ―Nguồn gốc các loài‖ (1859) và ―Nguồn

gốc lồi người và chọn lọc giới tính‖ (1871) xuất hiện đã tác động mạnh mẽ đến

nhân học và đây đƣợc xem là bƣớc đệm để hình thành nhân học văn hóa. Nhƣng một lần nữa, các nhà khoa học của Châu Âu đã không tránh khỏi sai lầm, khi họ

đồng nhất sự tiến hóa của sinh vật với sự biến đổi và đa dạng về văn hóa của con ngƣời. Nguyên nhân này khởi nguồn từ việc họ không chú trọng xem xét sự khác nhau giữa các dân tộc, quốc gia là sự đa dạng, khác biệt về văn hóa mà họ quan tâm đến nguồn gốc tộc ngƣời theo khuynh hƣớng lịch sử hóa và các giai đoạn văn hóa phát triển thấp – cao khác nhau. Và, văn hóa Châu Âu đƣợc coi là hình thức phát triển cao nhất, văn hóa các nƣớc bản địa đang phát triển ở vị trí thấp hơn. Nguyên do trên dẫn đến sự thất bại hồn tồn của Thuyết tiến hóa xã hội và Thuyết truyền bá văn hóa. Đồng thời, những nghiên cứu này bị chỉ trích là “nhân học ghế bành” (armchair anthropology), vì việc nghiên cứu văn hóa chỉ đơn giản phân tích, đánh giá, nhận định trên các thơng tin có đƣợc từ các đồn thám hiểm và khơng mang tính chứng thực. Nhƣng các nhà nghiên cứu khơng thể phủ nhận, những nền tảng đó đã định hình hồn thiện nhân học văn hóa vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX.

1.3.2 Nội dung cốt lõi của nhân học văn hóa

Theo nhà nghiên cứu A.A. Belik – L.P.Voronkova nhận định “nhân học văn hóa là lĩnh vực nghiên cứu khoa học đặc biệt, tập trung chủ yếu đến quá trình tác động qua lại giữa con ngƣời và văn hóa”. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cho rằng “nội dung cốt lõi của nhân học văn hóa gắn liền với việc hình thành con ngƣời nhƣ một hiện tƣợng văn hóa đặc biệt: sự văn hóa hóa các bản năng cơ bản của con ngƣời; sự xuất hiện thể tạng đặc biệt của loài ngƣời, kết cấu cơ thể của con ngƣời trong mối liên quan với mơi trƣờng văn hóa; cách ứng xử của con ngƣời, cách hình thành các chuẩn mực, các cấm đốn và kiêng kỵ của con ngƣời trong q trình con ngƣời hịa nhập vào hệ thống các quan hệ văn hóa xã hội; ảnh hƣởng của văn hóa đến cuộc sống, giới tính, gia đình và hơn nhân; sự hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của con ngƣời” [1]. Mặt khác, nhân học văn hóa tập trung đến các vấn đề khởi nguyên của con ngƣời, với tƣ cách vừa là ngƣời sáng tạo vừa là tạo phẩm của văn hóa ở phƣơng diện di truyền ngữ văn học và di truyền bản thể học. Chúng ta không thể phủ nhận những giá trị của nhân học văn hóa mang lại, những cái đẹp, cái hay về sự đa dạng văn hóa

của các tộc ngƣời, quốc gia. Đồng thời, nhân học văn hóa chứng tỏ một điều khơng có bất kỳ nền văn hóa cao – thấp mà chỉ có sự khác biệt giữa các nền văn hóa khác nhau.

Bên cạnh đó, phƣơng pháp nghiên cứu cũng là một trong những nội dung cốt lõi của nhân học văn hóa. Trƣớc hết, các nhà nghiên cứu thƣờng đề cập đến

phương pháp quan sát tham gia – đây đƣợc xem là phƣơng pháp đặc trƣng của

nhân học. Để thực hiện phƣơng pháp này, các nhà nghiên cứu tham gia trực tiếp vào hoạt động sống thƣờng ngày của đối tƣợng, địa điểm đƣợc chọn để nghiên cứu. Qua đó, nhà nghiên cứu nỗ lực lý giải những đối tƣợng đƣợc nghiên cứu đã hành động với cảm giác, suy nghĩ và ý nghĩa ra sao một cách khách quan nhất thông qua trải nghiệm của tác giả. Mọi lý giải đều đƣợc đặt trong góc độ của ngƣời nội bộ của xã hội hay tập thể đƣợc nghiên cứu. Với phƣơng pháp điều tra thực địa trong một thời gian dài để thu thập đƣợc những tƣ liệu chi tiết và chân thực nhất, qua đó, giới nghiên cứu khắc phục đƣợc các cơng trình nghiên cứu “triết học ghế bành”.

Thứ hai, phương pháp tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập trường

của chủ nghĩa tương đối. Phƣơng pháp nghiên cứu nhằm khắc phục tính tuyệt

đối của chủ nghĩa văn hóa trung tâm. Chủ nghĩa văn hóa trung tâm đƣợc hình thành từ thế kỷ XIX, do các nhà nghiên cứu Châu Âu cho rằng nền văn hóa Châu Âu là trung tâm, tiên tiến và phát triển nhất, các nền văn hóa khác, dân tộc khác, quốc gia khác lấy đó làm mục tiêu để phát triển. Nhƣng ngƣợc lại, chủ nghĩa văn hóa tƣơng đối nhìn nhận mọi nền văn hóa đều có những nét đặc sắc, đa dạng, phong phú riêng và không có văn hóa nào hơn văn hóa nào. Phƣơng pháp này có một đặc điểm nổi trội chính là khơng có thang đo giá trị văn hóa chung cho mọi quốc gia. Đồng thời, các nhà nghiên cứu nỗi lực tránh xa phán đốn giá trị và cách nhìn của ngƣời ngồi cuộc đối với đối tƣợng đƣợc nghiên cứu. Do đó, các nhà nghiên cứu mới có đánh giá đúng, nhìn nhận đúng ý nghĩa các hoạt động, vấn đề,… diễn ra đối với đối tƣợng đƣợc nghiên cứu.

Thứ ba, phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa, đây là một phƣơng

pháp cổ điển của nhân học văn hóa và đƣợc các nhà nhân học sử dụng rất sớm. Phƣơng pháp này đƣợc Nadel đƣa ra nhằm thay thế phƣơng pháp thực nghiệm của nhân học tự nhiên. “Trong khoa học con ngƣời, văn hóa khơng chỉ là mục tiêu mà cịn là phƣơng pháp theo nghĩa dùng văn hóa nhƣ là tiêu chí để nghiên cứu so sánh tìm ra bản chất con ngƣời, và đây đƣợc xem là một phƣơng pháp luận quan trọng” [3]. Các cuộc nghiên cứu so sánh về các chủ đề gia đình, dịng tộc, tín ngƣỡng, nghi lễ, tơn giáo,… đƣợc ngành nhân học văn hóa tiền hành từ khá lâu. Điển hình nhất là tìm ra sự giống và khác nhau giữa các nền văn hóa. Trong nghiên cứu so sánh, các nhà nhân học thƣờng dùng nhiều cách tùy thuộc vào đối tƣợng, tiêu chí, mục đích so sánh là gì. Nhƣng mục đích chính của nhân học văn hóa chính là đi tìm bản chất của con ngƣời. Do đó, đối tƣợng so sánh thƣờng mang tính tồn cầu nhằm tìm ra tính đa dạng và phổ biến của lồi ngƣời. Do đó, các nhà nghiên cứu thƣờng gọi phƣơng pháp này là phƣơng pháp so sánh văn hóa, so sánh giao thoa văn hóa hay xuyên văn hóa [3, tr.65].

1.3.3. Các phương pháp nhân học văn hóa trong phim du khảo của Werner Herzog

W.Herzog đƣợc biết đến là một đạo diễn đại tài, dị biệt. Các cơng trình của ơng đều thể hiện những góc nhìn, quan điểm mới lạ, sáng tạo và hầu nhƣ khơng theo một quy chuẩn nào, trong đó có các bộ phim tài liệu du khảo của ơng. Những quan điểm đó làm cho các tác phẩm nghệ thuật – đứa con tinh thần của ơng và chính ơng khơng thể hòa lẫn với những bộ phim và những đạo diễn khác. Do đó, khi chúng ta đi tìm phƣơng pháp tiếp cận nhân học văn hóa đƣợc thể hiện trong các phim tài liệu du khảo của W.Herzog, chúng ta sẽ thấy ông tiếp cận nhân học văn hóa một cách rất riêng.

Đối với 09 bộ phim tài liệu mà luận văn tiến hành nghiên cứu có thể phân thành hai nhóm chủ đề: 1- Con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên hoang dã: Fata

Morgana (1971), Herdsmen of the Sun (1989), Lessons of darkness (1992),

Grizzly Man (2005), Encounters at the End of the World (2007), Happy People:

khơng gian văn hóa-lịch sử: Wheel of Time (2003), Cave of Forgotten Dreams (2010). Tùy thuộc vào mục đích cụ thể và thông điệp bộ phim muốn

truyền tải, đạo diễn W.Herzog có những cách thể hiện khác nhau thơng qua nền tảng lý thuyết nhân học văn hóa. Cụ thể:

Đối với phương pháp quan sát tham gia, W.Herzog sử dụng trong hầu hết các phim tài liệu du khảo. Nhƣ một “vị thần”, phƣơng pháp nhân học này đã đƣa W.Herzog đến gần, hiểu thấu và nhìn nhận các vấn đề, sự việc, hành động diễn ra từ cái nhìn của ngƣời trong cuộc hay cịn gọi là “cách nhìn emic”. Chính cách nhìn này, các bộ phim tài liệu du khảo của W.Herzog tốt lên tiếng nói, tâm tƣ của nhân vật thuộc về vùng đất, vùng văn hóa của họ. Với những ngƣời bản địa, họ có thói quen hàng ngày hầu nhƣ không thay đổi trong các thế kỷ qua, tiếp tục sống cuộc sống của họ theo truyền thống văn hóa riêng. Điển hình nhƣ hình ảnh những ngƣời thợ săn đƣợc thể hiện trong bộ phim Happy People: A Year in the

Taiga (2010); hay bộ phim Herdsmen of the Sun (1989). Ngƣời xem sẽ thấy đâu

đó sự xuất hiện của W.Herzog trong hai bộ phim Encounters at the End of the

World (2007) và Cave of Forgotten Dreams (2010). Tuy nhiên, bộ phim Grizzly Man (2005) lại là trƣờng hợp ngoại lệ. Tác phẩm nghệ thuật này đƣợc trích từ

những cảnh quay của Treadwell – một ngƣời say mê gấu. Do đó, phƣơng pháp quan sát tham gia chƣa đƣợc thể hiện một cách rõ ràng. Nhƣng chúng ta không thể phủ nhận sự hiện diện của phƣơng pháp này.

Thứ hai, phương pháp tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập trường

của chủ nghĩa tương đối đƣợc cụ thể hóa trong bộ phim Herdsmen of the

Sun (1989). Với phƣơng pháp này, W.Herzog đi giải mã cho câu hỏi “Vì sao bộ

tộc Wodaabe bị những ngƣời hàng xóm lân cận khinh thƣờng và gọi bằng cái tên Bororos – “những ngƣời chăn gia súc rách rƣới”, nhƣng chính bộ tộc Wodaabe lại xem mình là những ngƣời chăn gia súc của thần Mặt trời”. Đặc biệt, vị đạo diễn tài năng này đã quay rất chi tiết cuộc thi nam vƣơng của bộ tộc Wodaabe để tìm ra ngƣời đàn ông đẹp nhất đƣợc những ngƣời phụ nữ chọn đã phản ánh rất rõ quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan của tộc ngƣời này. Hay trong bộ phim

Happy People: A Year in the Taiga (2010), với phương pháp tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập trường của chủ nghĩa tương đối, W.Herzog đã giúp ngƣời

xem nhận diện đƣợc cuộc sống hạnh phúc của những con ngƣời tại một ngôi làng ở trung tâm của Siberian Taiga. Tại đây, W.Herzog khơng hề có sự so sánh nền văn hóa trong hai bộ phim với bất kỳ một dân tộc, văn hóa, văn minh khác. Điều ơng nhấn mạnh chính là, một nền văn hóa với cuộc sống đặc trƣng nơi đây. Những con ngƣời vẫn sống với những tài sản văn hóa vơ giá của chính họ.

Thứ ba, phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa đƣợc W.Herzog sử dụng trong bộ phim Into the Inferno (2016). Bộ phim là một góc nhìn khác về

niềm tin, tín ngƣỡng tơn giáo của một số cộng đồng sống gần những địa danh có nhiều núi lửa đang hoạt động. Tiếp đến, bộ phim Cave of Forgotten Dreams

(2010) đã giúp ngƣời xem cảm nhận đƣợc những đƣợc ý nghĩa văn hóa mà hang động cổ xƣa Chauvet nắm giữ với những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp đƣợc tạo ra bởi tổ tiên xa xƣa cách đây hơn 30 ngàn năm trƣớc thông qua phƣơng pháp so sánh văn hóa theo lịch đại để tìm ra “cây cầu nối quá khứ và hiện tại”.

Tiểu kết

Phong cách làm phim tài liệu của W.Herzog đƣợc hình thành trên bối cảnh vận động và phát triển văn hóa nói chung, điện ảnh nói riêng của Châu Âu nửa cuối thế kỷ XX cũng nhƣ những trải nghiệm điện ảnh cá nhân của ông. Nổi bật trong các phim của ơng là cái nhìn từ góc độ nhân học đối với những đối tƣợng phản ánh.

Nhân học văn hóa khơng cịn là thuật ngữ mới đối với các nhà nghiên cứu về nhân học nói riêng, khoa học xã hội nhân văn nói chung. Những giá trị và kết quả của nhân học văn hóa mang lại cho các cơng trình nghiên cứu về con ngƣời và mối liên hệ với văn hóa chính là những thành tựu khơng thể phủ nhận. Chính nhân học văn hóa đã chứng tỏ khơng có những nền văn hóa cao – thấp mà tất cả là sự khác biệt, đa dạng giữa những dân tộc, khu vực, các vùng văn hóa khác nhau. Điều này đã xóa bỏ ranh giới của chủ nghĩa văn hóa trung tâm của Châu Âu

và góp phần làm nổi bật giá trị và ý nghĩa riêng của mỗi nền văn hóa của mỗi tộc ngƣời, tất cả đều cần đƣợc trân trọng, bình đẳng và tơn vinh nhƣ nhau.

Song song đó, một số bộ phim tài liệu du khảo của W.Herzog đƣợc chọn để nghiên cứu đã làm nổi bật ba phƣơng pháp tiếp cận đặc trƣng nhất của nhân học văn hóa bao gồm phƣơng pháp quan sát tham gia; phƣơng pháp tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập trƣờng của chủ nghĩa tƣơng đối; phƣơng pháp nghiên cứu so sánh văn hóa. Những bộ phim du khảo này đã phản ánh chân thực nhất những khía cạnh khác nhau về đời sống, sinh kế, phong tục, tơn giáo giữa các nền văn hóa, dân tộc ở nhiều vùng trên khắp thế giới. Chính những phƣơng pháp tiếp cận của nhân học văn hóa đã mang đến cho ngƣời xem những thông điệp mà W.Herzog muốn truyền tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu du khảo của werner herzog tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa (Trang 32 - 40)