Lời bình chính là một yếu tố cấu thành nên thông điệp đạo diễn muốn truyền tải. Thực tế đã cho thấy, nhiều phim tài liệu, lời bình làm nên thành cơng của bộ phim. Lời bình cơ đọng, súc tích, kết hợp với giọng đọc du dƣơng sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời xem. Đặc biệt, “giọng đọc của đạo diễn W.Herzog rất khác biệt và êm dịu đến nỗi những ngƣời trong chúng ta thề rằng nó là liều thuốc bổ cho tâm hồn…”.
3.3.1.Giọng đọc đa âm
Với phim Fata morgana và Lessons of darkness nếu khơng có lời bình,
thì khả năng ngƣời xem sẽ khơng hiểu đƣợc đầy đủ, trọn vẹn về thông điệp mà đạo diễn muốn truyền tải. Trong phim Fata morgana, đạo diễn W.Herzog sử
dụng ba giọng lời bình ở những phân đoạn khác nhau. Ở phần “Sáng tạo”, huyền thoại sáng tạo của ngƣời Maya đƣợc kể lại bởi giọng đọc trầm ấm của Lotte H.Eisner. Với giọng đọc ấy, khán giả cảm nhận đƣợc sự tiếc nuối giữa đời thực và “kế hoạch trong mơ” của các vị thần sáng tạo Huracan, Cucumatz và Mighty. Hình ảnh vắng vẻ, tẻ nhạt và thiếu sự sống vẫn hiện diện tại sa mạc của Châu Phi. Cách kể này đã tạo ấn tƣợng cho bộ phim. Đến phân đoạn “Thiên đƣờng”, đạo diễn đã sử dụng chính giọng của mình để làm lời bình cho phim. Với một giọng đọc vô cùng đặc trƣng, thú vị, W.Herzog đã mô tả những niềm hân hoan về một điều không tƣởng trong thần thoại “Trên thiên đƣờng, bồ câu nƣớng bay thẳng vào miệng bạn”. Nhƣng lời bình của ơng cũng lột tả một nỗi buồn vô tả “Ở Thiên đƣờng, máy bay bị rơi nằm rải rác trong sa mạc”. Với giọng đọc tƣởng chừng nhƣ vơ cảm, bất lực vì những gì đã chứng kiến kết hợp với những hình ảnh kỳ lạ trong bộ phim, ngƣời xem thấy sự bất ngờ và ngơ ngác của ông về những khung cảnh nhƣ ở “một hành tinh chết”. Ngƣời thứ ba đọc lời bình ở
nhận đƣợc sự n bình, một khơng khí sơi động ở “trạng thái hậu thiên đƣờng của vạn vật”. Nhƣng, mọi vật đều trở nên khó hiểu về những gì đang diễn ra. Và lời bình khơng đƣợc nhấn nhá ấy cho thấy sự bối rối, lộn xộn trong một thế giới đầy những ảo ảnh và mong muốn thốt ra khỏi khung cảnh đó.
Đối với Lessons of darkness, W.Herzog cảm nhận những hình ảnh đƣợc quay lại theo một hƣớng khá đặc biệt, kết hợp với những lời bình thƣa thớt nhƣng đậm chất sử thi. Herzog xem mình là một khán giả đến từ hành tinh khác. Những lời hùng biện cao siêu, dày đặc với sự huyền bí và ám chỉ về sự phá hủy các mỏ dầu Kuwait. Đồng thời, ông đã đƣa ra những bình luận lƣỡng lự về thảm họa với những lời hoa mỹ đầy kiêu ngạo. Nhƣng, điều đặc biệt chính là nghệ thuật lời bình của ơng. Herzog khơng nỗ lực để giải thích nguyên nhân thực sự của những cảnh thảm khốc, nhƣng vẫn thể hiện đƣợc sự lên án chiến tranh vùng vịnh. Ẩn ý của ông khiến ngƣời xem kinh ngạc khi ví những con ngƣời đang dập tắt các đám cháy dầu là “sinh vật” có hành vi đƣợc thúc đẩy bởi sự điên rồ và mong muốn duy trì thiệt hại mà họ đang chứng kiến, cũng nhƣ những nỗ lực đốt cháy lại dịng chảy của dầu đã đƣợc dập tắt. Câu bình luận có đơi phần thắc mắc cuối phim đã hốt lên: “Có phải cuộc sống khơng có lửa trở nên khơng thể chịu đựng đƣợc đối với họ?”. Đây đƣợc xem là một lời bình đầy ẩn ý làm cho ngƣời xem cảm thấy tò mị về những suy nghĩ của ơng.
3.3.2. Giọng đọc đa cảm
Trong số 07 bộ phim còn lại, W.Herzog đều sử dụng giọng đọc trầm ấm và đôi lúc chứa đựng sự ngờ vực. Điều này đã làm cho khán giả bị thu hút, thôi thúc một khao khát muốn tìm hiểu cặn kẽ hơn những gì mà trong phim của W.Herzog đề cập. Ngay cả hai bộ phim ―Grizzly Man‖, ―Happy People: A Year
in the Taiga‖ phần lớn đƣợc dựng từ các cảnh quay vô giá của một nhà làm
phim khác. Nhƣng với những lời bình đầy sắc bén và am tƣờng, kết hợp với sự đồng cảm cùng với chủ nhân của các thƣớc phim, W.Herzog đã làm cho ngƣời xem lầm tƣởng đó chính là hai bộ phim do chính ơng thực hiện. Khả năng đọc lời bình của W.Herzog khó có ngƣời sánh đƣợc. Ơng có thể nhào nặn mọi thƣớc
phim theo ý muốn của mình nhƣng vẫn phản ánh đƣợc tính chân thật. Với giọng đọc thƣ thái, nhấn mạnh vào những điểm cần chú ý, vị đạo diễn tài ba này đã làm cho hai bộ phim trên có đƣợc những giá trị riêng. Một Treadwell đầy tình u với động vật cùng với tính cách đơi phần hài hƣớc đã làm “bữa ăn” cho một con gấu già. Nhƣng, anh đã khơng hối hận vì điều đó. Anh u vùng đất có những con gấu xám. Dù hành động của anh đƣợc xem là không cần thiết. W.Herzog đã đồng cảm cùng Treadwell, và cảm phục anh. Anh đƣợc xem là một ngƣời đã xây dựng một câu chuyện đẹp và sâu sắc nhất về tình yêu thiên nhiên. Hay, lời bình thể hiện đƣợc niềm hạnh phúc của những ngƣời thợ săn sống đơn độc trong Taiga, một vùng lãnh thổ mà những ngƣời thợ săn có thể gặp rủi ro khơng lƣờng trƣớc. Nhƣng, lời bình của đạo diễn đã cho thấy niềm say mê công việc của họ vƣợt xa những hiểm nguy mà những ngƣời thợ săn có thể gặp phải.
Với một chất giọng chứa đựng nỗi khao khát đƣợc khám phá và ngƣỡng mộ, phim Herdsmen of the sun đã cho khán giả thấy sự đặc biệt về nghi lễ của bộ tộc Wodaabe. Lời bình đã cho thấy, W.Herzog là một con ngƣời rất am hiểu về những giá trị văn hóa tộc ngƣời. Qua lời bình sắc bén của ơng, khán giả hiểu đƣợc ngun nhân vì sao mỗi con ngƣời chính là trung tâm của vũ trụ trong bộ phim Wheel of Time. Trong khi đó, phim Into the Inferno, lời bình đã thể hiện đƣợc quan điểm của con ngƣời sống nơi đây rằng “Chúng ta đều có mối liên kết nhất định với thần linh và nó có thể mang lại sự sống nhƣng cũng có thể hủy hoại sự sống của lồi ngƣời”. Chính vì lẽ đó, con ngƣời khao khát tìm kiếm và giải mã những vấn đề trong vũ trụ bao la, trong đó mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa quá khứ với hiện tại là điều gây nhiều khắc khoải nhất. Điều này đƣợc thể hiện trong phim Encounters At The End Of The World và Cave of
Forgotten Dreams.
Các bộ phim của W.Herzog đều sử dụng ngôn ngữ đơn giản và niềm đam mê cháy bỏng đối với chủ đề mà ông quan tâm. Các bộ phim của W.Herzog thƣờng thể hiện tinh thần phiêu lƣu, lãng mạn, mong muốn trải nghiệm để hiểu
hơn, yêu hơn môi trƣờng tự nhiên, các giá trị nhân văn của nhân loại. Điểm đặc biệt, dù là thể loại phim tài liệu du khảo, nhƣng W.Herzog ln có những lời bình hài hƣớc, dí dỏm làm cho khơng khí của phim thêm phần sinh động, nhƣng đơi khi thể hiện sự bi quan theo một cách rất riêng của Herzog. Điển hình nhƣ “… Vì lý do này và cả những cái khác nữa, sự tồn tại của chúng ta trên hành tinh này không đƣợc bền vững lắm. Nền văn minh cơng nghệ hóa chỉ khiến chúng ta thêm dễ tổn thƣơng hơn. Các cộng đồng khoa học đều nói về chuyện biến đổi khí hậu… Và cái kết cho con ngƣời là điều chắc chắn. Cuộc sống của con ngƣời là một phần của một chuỗi bất tận những thảm họa, ta thế chỗ loài khủng long. Có vẻ chúng ta sẽ là lồi tiếp theo. Và khi chúng ta biến mất rồi, điều gì sẽ xảy ra sau hàng ngàn năm nữa? Liệu các nhà khoa học từ hành tinh khác sẽ có tìm hiểu xem ta đang làm gì ở Nam Cực này khơng?”. Từ sự phân tích tính độc đáo, khác biệt từ những lời bình đƣợc thể hiện trong các phim đƣợc nghiên cứu, chúng ta có thể xem W.Herzog là ngƣời duy nhất có thể chơi một bản nhạc đa ngôn ngữ, đa thiên tài trong những thƣớc phim tài liệu du khảo.