Kỹ thuật âm thanh, ánh sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu du khảo của werner herzog tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa (Trang 96 - 102)

3.4.1. Sự hài hòa giữa âm nhạc mang chất giao hưởng và âm thanh tự nhiên

Âm thanh hay đó chính là âm nhạc và tiếng động là một trong những nhân tố góp phần làm nên thành cơng các bộ phim của W.Herzog. Trong 09 bộ phim đƣợc nghiên cứu, Fata morgana và Lessons of darkness có nhiều nét tƣơng đồng và âm thanh cũng không ngoại lệ. Âm nhạc là chủ đạo, chính âm nhạc đã tạo ra khơng gian âm thanh đa chiều cho hai bộ phim. Âm nhạc đƣợc sử dụng trong phim đã tạo nên một bản giao hƣởng, đơi lúc réo rắt nhƣng đầy kịch tính để lột tả đƣợc khung cảnh hoang tàn của sa mạc. Những giai điệu khải hoàn đã làm cho bức tranh sa mạc thêm phần hùng vĩ, đặc biệt, trong bộ phim Lessons of

darkness. Chiến tranh đã giết chết mọi thứ của tự nhiên và những tác phẩm do

con ngƣời tạo ra. Các âm thanh thể hiện sự tiếc nuối, day dứt và phẫn nộ kéo dài gần hết bộ phim nhằm phản ánh chiến tranh. Đối với Fata morgana, âm nhạc bắt đầu một cách duyên dáng, quét qua dặm của thiên nhiên “thanh lịch” bằng

lƣớt qua bức ảnh u sầu về những cồn cát, con đƣờng trải dài vô định. Và âm nhạc lắng lại khi bắt gặp những bộ xƣơng, xác chết động vật, hay những chiếc xe hƣ hỏng nằm ngổn ngang. Khi đó, chúng ta sẽ lắng lại trong cảm xúc và suy tƣ về những gì đã cảm nhận đƣợc bằng cả thị giác và thính giác. Đằng sau những bản ballad, bản hòa tấu, song tấu giữa tiếng đàn piano và tiếng trống của một đôi vợ chồng lớn tuổi là những âm thanh ngộ nghĩnh khi bắt gặp những khoảnh khắc ngớ ngẩn của những nhân vật trong bộ phim, đặc biệt là ở phân đoạn “Thiên đƣờng và Thời đại hoàng kim”. Những âm thanh vui nhộn đã làm cho bức tranh sa mạc trở nên đẹp hơn. Và con ngƣời do đấng tạo hóa sinh thành vẫn yêu đời, yêu cuộc sống dù môi trƣờng xung quay có khắc nghiệt. Fata Morgana chính là một bản hùng ca dài khoảng 70 phút lộn xộn nhƣng không

kém phần rực rỡ.

Bên cạnh đó, bộ phim Grizzly Man; Happy People: A Year in the Taiga,

Encounters At The End Of The World mang đến cho ngƣời xem những âm thanh

chân thật đƣợc thể hiện trong từng thƣớc phim. Tiếng gió thổi vi vu, tiếng động các bụi lau sậy bị gió thổi, tiếng nƣớc chảy, tiếng mƣa rơi, tiếng gấu gầm,… hay tiếng trách móc của nhân vật chính đã mang đến những hình ảnh hoang dã tại vùng bán đảo Alaska đƣợc thể hiện trong bộ phim Grizzly Man. Một vùng đất khơng chào đón con ngƣời, trong đó có cả Timothy Treadwell. Những anh đã đến và bảo vệ những chú gấu trong sự thiếu thốn và hiu quạnh. Nhƣng tình yêu với những chú gấu đã giữ chân anh lại. Những âm thanh của bộ phim hoàn toàn là những âm thanh chân thực đƣợc Timothy Treadwell ghi lại. Hay bộ phim

Happy People: A Year in the Taiga, âm thanh đã mang lại hiệu ứng rất tốt cho

bộ phim. Những âm thanh đời thực của những ngƣời làm nghề thợ săn nhƣ tiếng chặt cây rừng, tiếng động khi làm thuyền gỗ, tiếng máy chạy trên nƣớc, hay tiếng băng tan, tiếng bẫy sập, tiếng bƣớc chân lún sâu trong tuyết, tiếng vo ve của muối rừng và cả những tiếng chó sủa,… tất cả đã vẽ nên một bức tranh sinh kế đẹp. Con ngƣời hịa mình với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên theo cách riêng mà thế hệ đi trƣớc trao truyền lại cùng với niềm tự hào của ngƣời dân tại

ngôi làng Bakhtia. Bộ phim Wheel of Time, những âm thanh thể hiện đức tin của các tín đồ phật giáo nhƣ tiếng gõ mõ, tụng kinh và tiếng động vang lên từ các nghi thức tôn giáo đƣợc thực hiện gần 80 phút của bộ phim.

Nhìn chung, các bộ phim của W.Herzog thƣờng xuyên sử dụng những bản nhạc du dƣơng và không kém phần cao trào kết hợp với những hình ảnh về thiên nhiên, nhằm thể hiện sự hùng vĩ, sự bí ẩn của tự nhiên. Chính sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa âm nhạc và những âm thanh tự nhiên, âm thanh hiện trƣờng đã góp phần mang các bộ phim của ông đến gần với ngƣời xem.

3.4.2. Ánh sáng tự nhiên

Khác với các bộ phim truyền hình, các bộ phim của đạo diễn W.Herzog không chú trọng nhiều đến kỹ thuật ánh sáng. Phim tài liệu du khảo của ơng gần nhƣ ghi lại những hình ảnh chân thật nhất nhằm diễn tả đƣợc ý đồ của bản thân. Trong 09 bộ phim đƣợc nghiên cứu, phần lớn các cảnh quay của ông đều thực hiện ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nhƣ: sa mạc, núi lửa, hang động, Nam Cực. Và nguyên tắc làm phim của ơng ln giảm thiểu kinh phí nên nguồn lực hỗ trợ không nhiều. Điển hình nhƣ bộ phim Cave of Forgotten Dreams, đoàn phim của ơng chỉ có 04 ngƣời gồm nhà quay phim, ngƣời ghi âm, trợ lý và bản thân W.Herzog là ngƣời cầm chiếc đèn chạy bằng pin không tỏa nhiệt để soi lên các bức vẽ trong hang Chauvet. Do đó, ánh sáng trong bộ phim không rõ nhƣ các bộ phim khác. Nhƣng ánh sáng khi rõ, khi tối đã làm cho những hình vẽ trong hang động có sự lơi cuốn và bí ẩn. Điều này đã làm nên thành công của bộ phim. Một bộ phim đang đi tìm lời giải cho các hình vẽ tồn tại cách đây rất lâu. Hay, các bộ phim còn lại, phần lớn, ông đều sử dụng ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời). Ngƣời xem cảm nhận đƣợc những hình ảnh tự nhiên của sa mạc, mỏ dầu bốc cháy, những ngƣời thợ dầu mỏ dính đầy dầu, hình ảnh Nam Cực với các tảng băng trắng xóa, hình ảnh và cơng việc thƣờng ngày của những nhà nghiên cứu, hay toàn cảnh ngƣời dân sinh sống trong ngôi làng Bakhtia,… Ngoại trừ bộ phim Fata Morgana đƣợc đạo diễn thiết lập ánh sáng riêng nhằm thể hiện sự mờ ảo, khó hiểu của sa mạc.

Tiểu kết

Đặc điểm ngôn ngữ trong phim tài liệu du khảo của W.Herzog luôn thể hiện những cái khác lạ, đặc biệt. Sự khác biệt đó là minh chứng cho sự cống hiến hết mình vì nghệ thuật của một vị đạo diễn tài năng. Vì nghệ thuật, Herzog nhiều lần bất chấp mọi sự nguy hiểm của cá nhân và đôi khi là cả đồn làm phim. Chính điều đó làm nên chất “điên” trong phim tài liệu du khảo của ông.

Đối với không gian cảnh quay, xem các phim của Herzog, chúng ta nhận thấy các loại cảnh đƣợc sử dụng tùy thuộc vào từng chủ đề, nội dung, nhân vật và ý đồ nghệ thuật của đạo diễn: cảnh viễn, toàn cảnh, cảnh trung, cảnh cận. Trong các cảnh quay, ơng hầu nhƣ ít sử dụng các cảnh quay bằng các thiết bị hiện đại, ngoại trừ bộ phim Into the Inferno, nhóm quay phim sử dụng một máy quay chuyên dụng dùng quay cảnh núi lửa phun trào. Vậy nên, điều làm nên giá trị của các phim là sự dấn thân của đạo diễn và cả đoàn làm phim để có đƣợc những thƣớc phim hồn hảo nhất.

Kết hợp với không gian quay, W.Herzog đã xây dựng nhân vật góp phần làm nổi bật câu chuyện dù hình ảnh nhân vật trong các phim khơng rõ ràng về tính cách. Nhƣng, điều thú vị là những nhân vật xuất hiện trong các bộ phim tài liệu du khảo của Herzog đều thể hiện đƣợc nội tâm. Điều này cho thấy, W.Herzog là một con ngƣời rất tài năng trong việc làm chủ kịch bản. Những lời bình luận sắc bén, thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau đã làm nên những bộ phim tài liệu chất chứa những trải nghiệm thú vị nhƣng không kém phần lắng đọng. Tất cả những yếu tố ngôn ngữ điện ảnh trên kết hợp với nhau đã làm cho các bộ phim du khảo của W.Herzog trở thành những “bản anh hùng ca” về con ngƣời với thiên nhiên và văn hóa.

KẾT LUẬN

W.Herzog đƣợc giới điện ảnh gọi bằng những mỹ từ đầy thán phục “nhà tiên tri ồn ào nhất của điện ảnh Châu Âu”, cha đẻ của những bộ phim gây xao động bao trái tim ngƣời xem. Sự kết hợp giữa tài năng thiên bẩm và sự điên rồ nhƣng không kém phần lãng mạn của ông đã tạo nên một làn gió mới đối với điện ảnh Đức nói riêng, thế giới nói chung vào những năm cuối thế kỷ XX.

Qua khảo sát, phân tích 09 bộ phim du khảo: Fata Morgana (1971),

Herdsmen of the Sun (1989), Lessons of darkness (1992), Grizzly Man (2005),

Encounters at the End of the World (2007), Happy People: A Year in the

Taiga (2010), Wheel of Time (2003), Cave of Forgotten Dreams (2010), Into the Inferno (2016) của đạo diễn W.Herzog từ góc độ nhân học văn hóa, chúng tơi đi

đến những kết luận nhƣ sau:

1. Những đặc điểm chung nhất trong phong cách của W.Herzog - một nhà làm phim tài liệu nổi tiếng khơng chỉ ở Đức mà cịn trên thế giới thể hiện ở chỗ phim của ông thƣờng đƣợc đặt trong những cảnh quan đặc biệt, khác thƣờng, đầy kỳ bí, chứa đựng những triết lý nghệ thuật sâu sắc, đậm tính nhân văn. Kể từ khi công chiếu phim đầu tiên của mình Signs of Life (1967), W.Herzog đã có hơn 60 phim, trong đó có 38 phim tài liệu. Điều chủ yếu trong phim tài liệu của ơng là tìm kiếm ý nghĩa đích thực của sự vật, phần cao quý nhất trong tâm hồn con ngƣời. Về phần mình, ơng ln tìm kiếm và dùng nghệ thuật nhƣ là một phƣơng tiện tìm tịi khám phá. W.Herzog không đơn giản là làm phim, mà là một nhà thám hiểm chinh phục (conquistador) sự thật.

2. Những bộ phim tài liệu du khảo của W.Herzog đã đƣa khán giả đến những vùng địa cực, sa mạc, rừng nhiệt đới, hang động, xứ sở khởi nguồn của tơn giáo… - những khơng gian địa-văn hóa vốn dữ dội, bí ẩn, khơ cằn, thiếu sự sống. Nhƣng W.Herzog đã “thổi hồn” vào đó bằng những câu chuyện hết sức chân thực, hấp dẫn và đầy tính nhân văn về những con ngƣời khác lạ, quả cảm đƣơng đầu với thiên nhiên, có niềm tin tơn giáo và luôn khao khát sống với

học” nhất, mỗi bộ phim của ông là một khảo nghiệm nhân học, trong đó có sự kết hợp thống nhất hữu cơ giữa “sự thật và khoái cảm thẩm mỹ” (Brad Prager) nhằm chuyển tải những thông điệp về sự hạn hẹp của những chuẩn mực văn hóa và tính khn mẫu cứng nhắc trong tƣ duy của Châu Âu so với phần còn lại của thế giới.

3. W.Herzog đƣợc coi là đạo diễn đƣơng đại sáng tạo nhất; đặc trƣng cho nghệ thuật làm phim tài liệu du khảo của ông là chất siêu thực và kỳ thú, tinh tế. Các phim tài liệu của ông mặc dù thống nhất về “cấu trúc tƣ tƣởng” nhƣng “trải nghiệm thị giác” ở mỗi phim lại hết sức độc đáo và đa dạng nhờ tính ngẫu hứng trong phong cách làm phim của ông, phù hợp với quan niệm của chính ơng: “Phim không phải là nghệ thuật của các học giả mà là nghệ thuật của những ngƣời ít chữ” và “Sự thay đổi là linh hồn của điện ảnh”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phim tài liệu du khảo của werner herzog tiếp cận từ góc độ nhân học văn hóa (Trang 96 - 102)