Thành phần bệnh nấm hại hoa hồng tại Yên Bái vụ đông xuân 2016-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 37 - 42)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thành phần bệnh nấm hại hoa hồng tại Yên Bái vụ đông xuân 2016-2017

ĐÔNG XUÂN 2016-2017

Chúng tôi tiến hành điều tra một số xã trồng hoa hồng tại thành phố Yên Bái –tỉnh Yên Bái vào vụ Đông xuân năm 2016-2017 cho thấy thành phần nấm bệnh ở những vùng này khá phong phú. Nhìn chung thời tiết vụ Đông xuân 2016- 2017 độ ẩm cao, mưa nhiều, thuận lơi cho các bệnh nấm về hoa hồng phát triển. Kết quả được tŕnh bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Thành phần bệnh nấm hại hoa hồng tại Yên Bái vụ đông xuân 2016-2017

STT Tên bệnh Tên khoa học Tên bộ Bộ phận

bị hại

Mức độ phổ biến

1 Đốm đen Marssonina rosae

(Lib.)Lind. Sphaeriales

Lá, thân,

đế hoa +++

2 Phấn trắng

Sphaerotheca pannosa var rosae

Wor. Erysiphales Lá, hoa, cành ++ 3 Bệnh gỉ sắt Phragmidium mucronatum (Pers.) Shltdl Uredinales Lá, cuống, cành + 4 Bệnh thối xám Botrytis cinerea Pers. Moniliales Nụ, lá, cành +

5 Thán thư Colletotrichum sp Melanconiales Lá +

Ghi chú: + bệnh ít phổ biến TLB<5% ++ bệnh khá phổ biến TLB: 5-25%

+++ bệnh phổ biến TLB>25%

Từ bảng 4.1, chúng tôi nhận thấy vụ Đông Xuân 2016-2017 tại Yên Bái xác định được thành phần nấm bệnh trên hoa hồng gồm 5 bệnh. Trong đó bệnh đốm đen là bệnh có mức phổ biến cao nhất. Bệnh phấn trắng xuất hiện ở mức độ trung bình. Bệnh thối xám, bệnh thán thư, gỉ sắt là những bệnh xuất hiện không phổ biến.

4.1.1. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum (Pers.) Shltdl)

Bệnh gỉ sắt hại cây hoa hồng thường phát sinh phá hại nặng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khá cao, cây thiếu ánh sáng, cây trồng trên chân đất trũng, chậm thoát nước. Bệnh gây hại nặng vào giai đoạn thu hoạch khi nông dân ngừng phun các loại thuốc bảo vệ thực vật. Ban đầu mặt trên của lá (đặc biệt là những lá già) xuất hiện những chấm nhỏ mầu vàng,hình thái bất định sau đó mặt dưới của lá nổi dần lên thành những cục u nhỏ xíu, bên trong chứa một loại bột, bóp ra thấy có mầu da cam hoặc mầu nâu đỏ, giống như mầu rỉ sét của sắt, những lá nào bị nhiều vết này thì lá dần trở nên vàng úa và rụng sớm, cây nào bị nhiều thì cây trở nên xơ xác. Ngoài phiến lá nấm bệnh còn tấn công trên cả cuống lá... và đôi khi trên cả vỏ thân cây

Hình 4.1. Bào tử hạ nấm gỉ sắt

(Phragmidium mucronatum) Hình 4.2. Bào tử đông nấm gỉ sắt (Phragmidium mucronatum)

4.1.2. Bệnh thán thư (Colletotrichum sp.)

Vết bệnh là những đốm hình tròn màu vàng nâu hoặc nâu nhạt, đường kính vết bệnh khoảng 2 – 5mm, có viền gờ nổi lên. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan rộng có hình dạng bất định màu nâu hoặc màu nâu đen. Bệnh thường hại các lá già gần gốc trước rồi lan dần lên các lá phía trên.

Hình 4.4. Triệu chứng bệnh thán thư trên lá hoa hồng

4.1.3. Bệnh đốm đen lá (Marssonina rosae)

Triệu chứng dễ nhận biết là vết bệnh có hình tròn màu đen hoặc xám, quanh đốm có lớp lông nhung nhỏ, bên ngoài viền vàng, đường kính vết bệnh từ 1 đến 2,5cm. Trên mô bệnh hình thành các điểm nhỏ màu đen, hình tròn là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh làm lá rụng sớm, cây xơ xác, hoa ít và nhỏ. Nếu bị nặng, lá rụng rất nhanh, trơ lại vài lá, làm cây suy tàn và chết. Bệnh có thể gây hại với tỷ lệ lớn, lên tới 80%, thậm chí 100%.

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, lúc đầu trên mặt lá xuất hiện những chấm nâu đen, sau chuyển thành màu đen, từ mép lá lan vào trong phiến lá. Vết bệnh có hình tròn, hình bán nguyệt hoặc hình bất định không đều. Cây bị bệnh làm lá rụng dần, chồi non cũng bị lây bệnh.

Hình 4.6. Triệu chứng bệnh đốm đen trên lá hoa hồng 4.1.4. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa var rosae Wor.) 4.1.4. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa var rosae Wor.)

Bệnh thường xuất hiện trên lá hoa hồng làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá. Triệu chứng ban đầu trên lá xuất hiện những đốm nhỏ màu trắng như bụi phấn, khi vết bệnh lan rộng dạng hình bất định trên bề mặt lá, bệnh nặng làm lá xoăn lại, lá vàng khô héo dần, bệnh lan rộng khắp bề mặt lá, bệnh còn gây hại cả cuống lá, thân, cành, hoa hoặc bao phủ toàn bộ cây dẫn đến hiện tượng rụng lá, hoa nhỏ, hoa không nở hoặc nở lệch một bên, cây phát triển chậm.

Hình 4.7. Triệu chứng bênh phấn trắng trên hoa hồng 4.1.5. Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.) 4.1.5. Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.)

Trên lá hoa hồng, vết bệnh thường từ mép lá hay đỉnh lá non sau lan vào phia trong. Vết bệnh có màu xám nâu. Vết bệnh không định hình cụ thể đạt đường kính lớn 2-3 cm. Khi trời ẩm ướt mặt dưới vết bệnh xuất hiện lớp nấm mốc màu xám đen gồm cành bào tử và bào tử phân sinh. Sau vài ngày theo dõi vết bệnh xuất hiện các chấm màu đen đó là hạch nấm thối xám.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)