Bệnh thán thư (Colletotrichum rosae)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 25 - 27)

2.2.4.1. Nguyên nhân gây bệnh

Theo Nguyễn Xuân Linh (2000) nguyên nhân gây bệnh là do nấm

Collettotrichum rosae gây ra. Bệnh gây hại trên các lá bánh tẻ, lá già, bệnh nặng lan lên ngọn, điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan rộng.

Theo Dương Công Kiên (1999) nguyên nhân gây bệnh thán thư hoa hồng là do nấm Sphaceloma rosarum (Pass) (Elsinoe rosarum). Bệnh thường phá hại trên lá hồng dại, khi bệnh nặng các mô lá bệnh khô chết làm rách lá. Bệnh có thể

hại cả thân, cành làm cành yếu dễ gãy. Bệnh có thể hại cả trên hoa và đài hoa . Bệnh lây lan mạnh vào mùa xuân khi có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao. Bào tử nấm lây lan nhờ nước tưới và côn trùng.

2.2.4.2. Biện pháp phòng trừ

Theo Dương Công Kiên (1999), biện pháp phòng trừ khi bệnh xuất hiện phải giảm lượng nước tưới, tránh đọng nước trên lá, cần phải thu dọn tàn dư cây trồng đồng thời có thể phun định kỳ 1-2 tuần một lần một trong những thuốc Antracol, Score, Carbenzim để phòng trừ bệnh.

Theo Nguyễn Xuân Linh (2000) nên dùng thuốc Topsin M 70ND với liều lượng 5- 10g/8 lít nước để phòng trừ bệnh.

2.2.5. Bệnh đốm lá (Cercospora puderi)

2.2.5.1. Nguyên nhân gây bệnh

Theo Trần Văn Mão (2001), nguyên nhân gây bệnh do nấm Cercospora puderi Davis (C. puderi)).

Nguyễn Xuân Linh (2000) cho rằng nguyên nhân gây bệnh là do nấm C. rosae. Bệnh hại chủ yếu trên lá bánh tẻ, lá già, bệnh nặng có thể làm cho lá chóng rụng.

2.2.5.2. Đặc điểm phát sinh phát triển

Theo Trần Văn Mão (2001) bào tử nấm hình ống dài hay hình đuôi chuột, không màu đến nâu nhạt. Sợi nấm qua đông trong lá bệnh hoặc trong tàn dư cây bệnh, đến mùa xuân năm sau sợi nấm bắt đầu lây lan xâm nhiễm trên các lá mới. Bệnh xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10 khi có ẩm độ cao trên vết đốm thường có một lớp mốc xám đen.

2.2.5.3. Biện pháp phòng trừ

Theo Trần Văn Mão (2001) để phòng trừ bệnh có thể phun thuốc Daconil 0,2% hoặc Bavitis 0,2% kết hợp với việc thu dọn tàn dư cây bệnh trong vườn sẽ đạt hiệu quả cao.

Theo Nguyễn Xuân Linh (2000) có thể phòng trừ bệnh bằng thuốc Topsin M- 70ND và Score 250ND. Trên cây hoa hồng còn có bệnh cháy mép lá do nấm

Pestalozia sp.gây ra và có thể phòng trừ bệnh này bằng thuốc Daconil 75WP pha ở nồng độ 0,20% hoặc Roval 50WP pha ở nồng độ 0,15%. Bên cạnh cây hồng còn bị các bệnh hại khác do vi khuẩn, virus gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)