Bảng 4.15. Tình hình canh tác trên cây hoa hồng vụ đông xuân 2016-2017 tại Yên Bái
STT Câu hỏi phỏng vấn Tiêu chí đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)
1 Giống hoa trồng Giống địa phương 24 80,0
Giống mới 6 20,0
2 Cắt tỉa lá bệnh Có cắt tỉa 28 93,3
Không cắt tỉa 2 6,7
3 Loại hình trồng hoa Hoa cắt 30 100
Hoa cây 0 0
4 Vệ sinh đồng ruộng giữa các vụ
Tàn dư để đầu bờ 20 66,7
Thu gom tàn dư bỏ xuống
kênh, mương nội đồng. 10 33,3
Tàn dư được bỏ vào hố rác
quy định 0 0
5 Phân bón Phân đơn 5 16,7
Phân bón tổng hợp NPK 25 83,3
6 Tưới nước Tưới rãnh 28 93,3
Tưới phun 2 6,7
7 Thăm đồng
Hằng ngày 7 23.3
Hằng tuần 23 76,7
Hằng tháng 0 0
Qua bảng 4.15 chúng tôi nhận thấy người dân đã có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật canh tác hoa hồng.
Giống hoa được người dân sử dụng chủ yếu là giống địa phương, chiếm tới 80%, giống mới chỉ chiếm 20%.
Việc cắt tỉa lá bệnh được người dân quan tâm, số lượng người dân thường xuyên cắt tỉa lá bệnh chiếm tới 93,3%, không cắt tỉa lá bệnh thường xuyên chỉ chiếm 6,7%.
Tại Yên Bái 100% các hộ trồng hoa hồng theo phương thức hoa cắt.
Việc vệ sinh đồng ruộng còn mang tính tự phát, bỏ tàn dư một cách tủy tiện, chưa có ý thức thu gom. Cụ thể có 20 hộ chiếm tới 66,7% sau khi vệ sinh đồng ruộng vẫn để tàn dư ở đầu bờ ruộng nhà mình, 10 hộ chiếm 33,3% thu gom tàn dư bỏ xuống kênh mương nội đồng. Không có hộ nào thu gom tàn dư để vào hố rác theo quy định.
Người dân chủ yếu sử dụng phân NPK, chiếm 83,3%, sử dụng phân dơn chỉ chiếm 16,7%.
Đa số người dân tưới nước cho cây theo phương pháp tưới rãnh, chiếm 93,3%, sử dụng phương pháp tưới phun chỉ chiếm 6,7%.
Việc thăm đồng được người dân khá chú trọng, số người dân thăm đồng hàng ngày chiếm 23,3%, số người dân thăm đồng hàng tuần chiếm 76,7%.