Kết quả một số nghiên cứu về nấm Marssonina rosae

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 42 - 46)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Kết quả một số nghiên cứu về nấm Marssonina rosae

4.2.1. Đặc điểm hình thái nấm Marssonina rosae

Chúng tôi tiến hành phân lập nấm gây bệnh đốm đen hoa hồng từ những mẫu thu được ngoài đồng ruộng có triệu chứng điển hình tại phòng thí nghiệm bệnh cây – khoa Nông học – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Qua nuôi cấy thu được nấm thuần, bước đầu xác định đây là nấm

Marssonia rosae là tác nhân gây bệnh đốm đen hoa hồng. Sau khi nấm phát triển bào tử, quan sát chúng tôi thấy đặc điểm hình thái của nấm trình bày trong bảng 4.2

Bảng 4.2. Đặc điểm hình thái của nấm Marssonina rosae gây bệnh đốm đen hoa hồng

Chỉ tiêu Đặc điểm

Tản nấm Tản nấm hơi phồng lên ở giữa, xẹp dần về phía rìa mép, màu trắng đục

Sợi nấm Sợi nấm đa bào phân nhiều nhánh, không màu khi còn non, về già sợi sẫm mầu

Bào tử Hình bầu dục, 2 tế bào, không màu, kích thước 18-25 x 5-6 µm

4.2.2. Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo nấm Marssonina rosae

Chúng tôi tiến hành lây bệnh nhân tạo trên cây khỏe trên 3 giống hồng đỏ Pháp, Tỉ Muội và Trắng Trung Quốc, theo 2 phương pháp có sát thương và không sát thương. Ở mỗi công thức lây bệnh trên 10 lá bánh tẻ (lá chét). Kết quả thu được trình bảy ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Mức độ nhiễm bệnh đốm đen hoa hồng và thời gian tiềm dục nấm

Marssonina rosae trên một số giống hoa hồng

Giống hoa Phương pháp lây bệnh Số lá lây bệnh Số lá bị bệnh TKTD (Ngày) Đặc điểm vết bệnh Hồng đỏ Pháp

Sát thương 10 10 3 Chấm tròn màu đen có

viền màu nâu đậm Không sát

thương 10 4 4

Chấm tròn màu đen có viền màu nâu đậm Trắng

Trung Quốc

Sát thương 10 10 3 Chấm tròn màu đen có

viền màu nâu đậm Không sát

thương 10 2 5

Chấm tròn màu đen có viền màu nâu đậm

Tỉ Muội

Sát thương 10 8 4 Chấm tròn màu đen có

viền màu nâu đậm Không sát

thương 10 1 6

Chấm tròn màu đen có viền màu nâu đậm

Chú thích: Công thức đối chứng lây 10 lá bằng nước cất hoàn toàn không phát bệnh

Qua kết quả trên chúng tôi nhận thấy ở cùng một lượng bào tử như nhau nhưng phương pháp lây bệnh khác nhau thì sẽ cho kết quả khác nhau. Cụ thể phương pháp lây có sát thương, có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn so với phương pháp lây không sát thương. Điều này chứng minh rằng đa phần nấm Marssonina rosae

xâm nhập qua vết thương xây xát, còn việc nấm xâm nhập trực tiếp qua biểu bì là rất ít. Thí nghiệm thực hiện trên 3 giống hồng đỏ Pháp, Tỉ Muội và Trắng Trung Quốc, kết quả ở bảng cho thấy số lá bị bệnh sau khi lây nhiễm ở giống hồng Tỉ Muội là ít nhất, sau đó đến giống Trắng Trung Quốc, giống hồng đỏ Pháp nhiễm nhiều nhất. Điều này chứng tỏ giống hồng đỏ Pháp dễ bị nhiễm bệnh hơn so với giống Trắng Trung Quốc và Tỉ Muội.

Sau khi lây bệnh nhân tạo một thời gian trên vết lây bệnh xuất hiện triệu chứng điển hình như trên lá bị bệnh ngoài tự nhiên. Sau đó thu thập mẫu lá có biểu hiện bệnh về phòng thí nghiệm tiến hành nuôi cấy phân lập kết quả thu được nấm thuần là nấm Marssonina rosae.

Hình 4.10. Phương pháp lây bệnh nhân tạo

4.2.3. Ảnh hưởng của các môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát triển của nấm Marssonina rosae của nấm Marssonina rosae

Nhằm chọn tạo môi trường thích hợp để nuôi cấy nấm, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên các môi trường PGA ( Potato Glucose Aga),

và WA (Water Aga), theo dõi sự sinh trưởng phát triển của sợi nấm Marssonina rosae sau các ngày cấy nấm.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các môi trường tới sự sinh trưởng của nấm Marssonina rosae gây bệnh đốm đen hoa hồng

Môi trường Đường kính tản nấm (mm) sau nuôi cấy

1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

PGA 5,33 11,67 21,33 35,67 41,33

0 10 20 30 40 50 60 70 PGA WA

Đường kính tản nấm sau 2 ngày cấy

Đường kính tản nấm sau 8 ngày cấy

Môi trường WA Môi trường PGA

Hình 4.11. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của nấm

Marssonina rosae

Từ bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy nấm Marssonina rosae nuôi cấy trên môi trường PGA là thích hợp nhất, đường kính tản nấm sau 5 ngày cấy là 41,33 mm. Môi trường WA nấm phát triển chậm hơn.

Qua thí nghiệm nhận thấy môi trường khác nhau thì sự phát triển của nấm khác nhau, màu sắc của nấm cũng khác nhau.

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khác nhau đến sự phát triển của nấm Marssonina rosae

4.2.4. Ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến sự phát triển của nấm

Marssonina rosae

Tiến hành thừ 3 loại thuốc Daconil 75WP, Anvil 5SC và Ridomil Gold 68WG ở 3 nồng độ 200ppm, 600ppm và 800ppm. Theo dõi kết quả sau khi cấy 1, 2, 3, 4, 5 ngày thu được kết quả như sau:

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của một số thuốc ở các nồng độ khác nhau đến sự phát triển của nấm Marssonina rosae gây bệnh đốm đen hoa hồng

trên môi trường PGA

Công thức thí nghiệm

Nồng độ thuốc (ppm)

Đường kính tản nấm sau khi cấy (mm)

1 ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày 5 ngày

Ridomil Gold 68WG 200 0 5,33 8,33 12,67 20,.67 600 0 1,67 2,67 5,33 9,67 800 0 0 0,67 1,33 2,33 Daconil 75WP 200 0 0 1,33 2,33 3,67 600 0 0 0,67 1,33 2,67 800 0 0 0 0 0,67 Anvil 5SC 200 0 0 0,67 2,00 2,67 600 0 0 1,00 1,33 1,67 800 0 0 0 0 0 Đối chứng - 5,33 11,67 21,33 35,67 41,33

Qua bảng 4.5 cho thấy cả 3 loại thuốc thử nghiệm đều có khả ức chế sự phát triển của nấm Marssonina rosae trên môi trường PGA. Ở nồng độ 800 ppm thuốc Anvil 5SC ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm, ở các nồng độ thấp hơn ( 200 ppm 600 ppm) tản nấm mọc rất chậm, đường kính tản nấm sau 5 ngày cấy lần lượt là 2,67 mm và 1,67 mm. Trong khi đó ở công thức đối chứng đường kình tản nấm sau 5 ngày cấy là 41,33mm. Thuốc Daconil 75WP và Ridomil Gold 68WG có khả năng ức chế sự phát triển của nấm kém hơn, đường kính tản nấm ở nồng độ 800 ppm sau 5 ngày cấy lần lượt là 0,67 mm và 2,33 mm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)