Phương pháp điều tra, thu thập mẫu ngoài đồng ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 29 - 32)

3.5.1.1. Phương pháp điều tra tình hình canh tác hoa hồng và tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân

- Điều tra theo phương pháp sử dụng phiếu câu hỏi. Số hộ nông dân tham gia tra lời phiếu là 30 nông dân, tại vùng trồng hoa Yên Bái.

- Điều tra tình hình sử dụng thuốc và các loại thuốc thường sử dụng của người dân.

3.5.1.2. Phương pháp điều tra thành phần và đánh giá mức độ phổ biến bệnh

- Điều tra thành phần bệnh: Áp dụng phương pháp điều tra theo QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT. Khi điều tra tiến hành thu thập mẫu bệnh hại mang về phòng thí nghiệm để ẩm sau đó giám định vi sinh vật gây bệnh.

- Phân cấp bệnh: Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại. Cấp 3: 1 đến 5% diện tích lá bị hại. Cấp 5: > 5 đến 25% diện tích lá bị hại. Cấp 7: > 25 đến 50% diện tích lá bị hại. Cấp 9: > 50% diện tích lá bị hại.

3.5.1.3. Phương pháp điều tra diễn biến bệnh

- Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra.

- Tính TLB(%) và CSB(%).

Lưu ý: Các điều tra được tiến hành trên cây hoa hồng mới ( là cành hoa hồng xuất hiện sinh trưởng sau khi thu hoạch hoa lứa trước, trên một gốc hoa hồng), việc theo dõi cành hoa này được đánh dấu cố định theo dõi từ khi cành hoa mới xuất hiện được 5-7 ngày.

3.5.1.4. Điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát sinh phát triển của bệnh đốm đen hoa hồng trên đồng ruộng

a. Ảnh hưởng của vùng trồng tới diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng

Điều tra diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng tại 2 xã của thành phố Yên Bái là xã Tuy Lộc và xã Minh Bảo.

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

b. Ảnh hưởng của giống hoa tới diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng

Thí nghiệm gồm 3 giống: CT1: Giống hồng đỏ Pháp CT2: Giống hồng Tỉ muội

CT3: Giống hồng Trắng Trung Quốc

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

c. Ảnh hưởng của tuổi hoa tới diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng

Thí nghiệm gồm 2 công thức: CT1: hồng tuổi 1

CT2: hồng tuổi 3

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

d. Ảnh hưởng của mật độ trồng tới diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng

Thí nghiệm gồm 2 công thức: CT1: 20x30 cm

CT2: 30x30 cm

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

Giống điều tra: Trắng Trung Quốc.

e. Ảnh hưởng của nền đất canh tác tới diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng

Thí nghiệm gồm 2 công thức: CT1: Đất vàn cao

CT2: Đất vàn thấp

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

Giống điều tra: Giống hồng đỏ Pháp

f. Ảnh hưởng của phương pháp tưới tới diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng

Thí nghiệm gồm 2 công thức: CT1: Tưới rãnh

CT2: Tưới phun

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

Giống điều tra: Giống hồng đỏ Pháp

g Ảnh hưởng của việc cắt tỉa tới diễn biến bệnh đốm đen hại hoa hồng

Thí nghiệm gồm 2 công thức: CT1: Cắt tỉa

CT2: Không cắt tỉa

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

Giống điều tra: Giống hồng đỏ Pháp.

h. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm tới diễn biến bệnh đốm đen hoa hồng

Thí nghiệm gồm 3 công thức: CT1: 110kg N/ha

CT2: 180kg N/ha CT3: 260kg N/ha

Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần theo phương pháp 10 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).

i. Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng

Thiết kế thí nghiệm theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), mỗi công thức nhắc lại 3 lần . Mỗi lần nhắc lại có diện tích ô thí nghiệm 30m2.

Thí nghiệm gồm 4 công thức (Các thuốc hóa học đều được xử lý ở nồng độ và phương pháp khuyến cáo)

CT1: Anvil 5SC (50g/L Hexaconazole)

CT2: Ridomil Gold 68WG (Metalaxyl M 40g/L + Mancozeb 640g/L) CT3: Daconil 75WP (Chlorothalonil (min 98%))

CT4: Đối chứng không sử dụng thuốc hóa học

Điều tra trước phun 1 ngày, sau khi phun thuốc 7 ngày và 14 ngày, theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Mối điểm điều tra 5 cây, mỗi cây 1 cành cố định, đếm số lá bị bệnh/tổng lá điều tra. Chỉ tiêu theo dõi: TLB (%), CSB (%).Tính hiệu lực thuốc (%) theo công thức Henderson – Tilton.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)