Tình hình canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây hoa hồng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 61 - 64)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.5. Tình hình canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây hoa hồng tạ

TRÊN CÂY HOA HỒNG TẠI THÀNH PHỐ YÊN BÁI

4.5.1. Tình hình canh tác cây hoa hồng

Bảng 4.15. Tình hình canh tác trên cây hoa hồng vụ đông xuân 2016-2017 tại Yên Bái

STT Câu hỏi phỏng vấn Tiêu chí đánh giá Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Giống hoa trồng Giống địa phương 24 80,0

Giống mới 6 20,0

2 Cắt tỉa lá bệnh Có cắt tỉa 28 93,3

Không cắt tỉa 2 6,7

3 Loại hình trồng hoa Hoa cắt 30 100

Hoa cây 0 0

4 Vệ sinh đồng ruộng giữa các vụ

Tàn dư để đầu bờ 20 66,7

Thu gom tàn dư bỏ xuống

kênh, mương nội đồng. 10 33,3

Tàn dư được bỏ vào hố rác

quy định 0 0

5 Phân bón Phân đơn 5 16,7

Phân bón tổng hợp NPK 25 83,3

6 Tưới nước Tưới rãnh 28 93,3

Tưới phun 2 6,7

7 Thăm đồng

Hằng ngày 7 23.3

Hằng tuần 23 76,7

Hằng tháng 0 0

Qua bảng 4.15 chúng tôi nhận thấy người dân đã có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật canh tác hoa hồng.

Giống hoa được người dân sử dụng chủ yếu là giống địa phương, chiếm tới 80%, giống mới chỉ chiếm 20%.

Việc cắt tỉa lá bệnh được người dân quan tâm, số lượng người dân thường xuyên cắt tỉa lá bệnh chiếm tới 93,3%, không cắt tỉa lá bệnh thường xuyên chỉ chiếm 6,7%.

Tại Yên Bái 100% các hộ trồng hoa hồng theo phương thức hoa cắt.

Việc vệ sinh đồng ruộng còn mang tính tự phát, bỏ tàn dư một cách tủy tiện, chưa có ý thức thu gom. Cụ thể có 20 hộ chiếm tới 66,7% sau khi vệ sinh đồng ruộng vẫn để tàn dư ở đầu bờ ruộng nhà mình, 10 hộ chiếm 33,3% thu gom tàn dư bỏ xuống kênh mương nội đồng. Không có hộ nào thu gom tàn dư để vào hố rác theo quy định.

Người dân chủ yếu sử dụng phân NPK, chiếm 83,3%, sử dụng phân dơn chỉ chiếm 16,7%.

Đa số người dân tưới nước cho cây theo phương pháp tưới rãnh, chiếm 93,3%, sử dụng phương pháp tưới phun chỉ chiếm 6,7%.

Việc thăm đồng được người dân khá chú trọng, số người dân thăm đồng hàng ngày chiếm 23,3%, số người dân thăm đồng hàng tuần chiếm 76,7%.

4.5.2. Tình hình sử dụng thuốc hóa học trên cây hoa hồng

Qua bảng 4.16 cho thấy việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ bệnh vẫn còn nhiều hạn chế.

Số người dân phun thuốc khi bắt đầu xuất hiện bệnh chiếm 70%, phun theo định kỳ chiếm 18,8%, phun theo người khác chiếm 5%, còn số người dân phun khi thấy bệnh đã nặng chiếm 6,2%.

Số người dân phun thuốc hóa học theo đúng nồng độ và liều lượng không cao, chỉ chiếm 31,3%, trong khi đó số người dân phun tăng nồng độ và liều lượng chiếm tới 50%, không quan tâm đến nồng độ liều lượng chiếm 18,7%.

65% người dân được điều tra phun thuốc 4 lần trong 1 tháng, 15,7% người dân phun thuốc 5 lần, 10,5% người dân phun thuốc 6 lần trong 1 tháng. Số người dân phun thuốc nhiều hơn chỉ chiếm 8,8%.

Việc tuân thủ thời gian cách ly cũng không được người dân chú ý, số người dân tuân thủ chỉ chiếm 37,5%, không để ý thời gian cách ly chiếm tới 62,5%.

Số người dân phun hỗn hợp thuốc chiếm 75%, không phun theo hỗn hợp chiếm 25%.

Bảng 4.16. Tình hình sử dụng thuốc trừ bệnh đốm đen hoa hồng của nông dân

Nội dung khảo sát Cách xử lý của nông dân Tỷ lệ số hộ chọn (%)

Thời điểm phun thuốc

Khi bắt đầu xuất hiện bệnh 70,0

Phun theo định kỳ 18,8

Phun theo người khác 5,0

Phun khi thấy bệnh nặng 6,2

Mức độ và liều lượng

Đúng theo hưỡng dẫn trên bao bì 31,3

Tăng liều lượng nồng độ 50,0

Không quan tâm đến liều lượng nồng độ 18,7 Số lần phun thuốc trong 1

tháng

4 lần 65,0

5 lần 15,7

6 lần 10,5

Nhiều hơn 8,8

Thời gian cách ly Tuân thủ thời gian cách ly 37,5

Không để ý đến thời gian cách ly 62,5

Tập quán phun thuốc Phun hỗn hợp 75,0

Không phun theo hỗn hợp 25,0

Bảng 4.17. Danh mục các loại thuốc hóa học thường sử dụng phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng tại Yên Bái

STT Tên thuốc Tên hoạt chất % số người

sử dụng

1 Daconil 75WP Chlorothalonil 31,0

2 Antracol 70WP Propineb 3,7

3 Anvil 5SC Hexaconazole 45,0

4 Nativo 750WG Trifloxystrobin + Tebuconazol 2,2

5 Vali 3SL Validamycin 1,4

6 Ridomil Gold 68WG Mefenoxam + Mancozeb 15,0

7 Score 250EC Difenoconazole 1,7

Qua bảng 4.17 cho thấy các thuốc hóa học thường được người dân sử dụng để phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng là Anvil 5SC chiếm 45%, Daconil 75WP chiếm 31% và Ridomil Gold 68WG chiếm 15%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)