Bệnh thối xám (Botrytis cinerea Pers.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 27 - 28)

Theo Trần Văn Mão (2001) bệnh gây hại nặng vào mùa xuân khi tiết trời có nhiều mưa phùn, bệnh hại cả nụ hoa, tràng hoa và lá non, bệnh nặng làm hoa khô và lá rụng. Để phòng trừ bệnh, theo một số tác giả nên sử dụng dung dịch Boocdo 1% hoặc Zineb 0,2% phun theo định kỳ 7 ngày / lần. Theo Dương Công Kiên (1999) bệnh chết khô do nấm Botrytis cinerea Pers. ex Fr. gây ra, nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là 150C. Khi cây bị bệnh, nụ hoa thường không nở được, nụ bị gãy gục xuống, hoa khô cháy . Theo tác giả có thể phòng trừ bằng một số loại thuốc hóa học như Kasuran, Daconil, Carbenzim định kỳ 1 tuần/ 1 lần cho hiệu quả tốt.

Dương Công Kiên (1999) trên cây hoa hồng ngoài các bệnh kể trên còn có bệnh héo do nấm Verticillium albo - atrum gây ra. Bệnh gây hại làm cho các ngọn non bị héo nhưng vẫn còn xanh, các lá ở phía dưới biến vàng, ban đêm có thể phục hồi nhưng sau một vài ngày cả phần ngọn cũng chuyển sang màu vàng sau cùng biến thành màu nâu, tàn úa và chết, bệnh thường hại từ ngọn xuống. Trên hoa có thể tạo những vệt đen dọc theo chiều dài cành hoa . Bệnh hại nặng vào mùa k hố khi thời tiết khô hạn . Hoa hồng ở ngoài trời ít bị bệnh này hơn hoa hồng được trồng trong nhà kính. Theo tác giả để phòng trừ bệnh nên dùng các giống kháng bệnh như Rose multif1ora, Rose manetti. Ngoài ra theo các tác giả trên cây hoa hồng còn bị một số bệnh do virus, vi khuẩn, tuyến trùng gây ra hoặc bệnh sinh lý không truyền nhiễm cũng gây hại khá nghiêm trọng trên cây hoa hồng trồng ngoài đồng ruộng.

Theo Trần Văn Mão (2001) trên cây hoa hồng còn có bệnh khô lá (nguyên nhân do nấm Phyllosticta sp.). Bệnh thường phát sinh từ tháng 6 đến tháng 9, nhiệt độ càng cao, bệnh càng nặng. Bệnh khô cành hồng

(Coniothyrium fuckeili Sacc). Bệnh thường gây hại trên các cành non có thể làm gãy cành và cây chết. Sợi nấm qua đông trên các cành bệnh, năm sau nấm xâm nhiễm lên các cây trồng mới. Vì vậy để phòng trừ bệnh này cần phải tỉa cành theo định kỳ, nhất là những cành bị gãy do gió bão, kịp thời đốt bỏ những cành bị bệnh, sau khi cắt tỉa cành cần phun thuốc Daconil 0,1% hoặc trộn Zineb 0,1% và Benlat 0,1 % để bảo vệ cho cây.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bệnh đốm đen hại hoa hồng tại thành phố yên bái tỉnh yên bái vụ đông xuân năm 2016 2017 và biện pháp phòng trừ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)