Lỗi trật tựtừ trong cụm danh từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 33 - 43)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝTHUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2.Lỗi trật tựtừ trong cụm danh từ

2.2.1. Đặc điểm cụm danh từ trong tiếng Việt

Cụm danh từ là loại cụm từ chính phụ trong đó thành tố trung tâm là danh từ còn các thành tố phụ là những từ có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ trung tâm đó. Cụm danh từ gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:

Các thành tố của cụm danh từ

Phần phụ trƣớc Trung tâm Phần phụ sau

Định tố Danh từ trung tâm Định tố Ví dụ Các thành phố hiện đại/này Tất cả/những ca sĩ mà nhiều thế hệ khán giả hâm mộ từ bao năm nay

Những con mèo kia

- Phần trung tâm của cụm danh từ không phải là một từ mà một bộ phận

ghép gồm 2 vị trí nhỏ T1 và T2.

+ T1 là trung tâm chỉ về đơn vị, T2 là trung tâm chỉ về sự vật được đem ra kế toán đo lường. T1 nêu chủng loại khái quát, T2 nêu sự vật cụ thể.

+ T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, T2 là trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng. Đứng về mặt thực tế mà xét thì T2 có phần quan trọng hơn; nhưng đứng về mặt tìm hiểu quy tắc ngơn ngữ mà xét thì T1 lại có phần quan trọng hơn.

+ Với hai vị trí T1, T2, bộ phận trung tâm có thể xuất hiện dưới 3 biến dạng:

 Dạng đầy đủ: T1 T2 (con chim, chiếc bàn...)

 Dạng thiếu T1: - T2 (chim, bàn, sách...)

 Dạng thiếu T2: T1 – (con, chai (này)....

+ Vị trí T1 là các danh từ chỉ đơn vị như: chiếc, đứa, con, tạ..... – Phần phụ trƣớc có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ1 + Đ2 + Đ3

+ Đ3 là định tố chỉ xuất “cái” đứng ngay trước danh từ trung tâm.Thành phần này có thể kết hợp với các danh từ loại thể khác (trừ danh từ chiếc) để nhấn mạnh hoặc thể hiện những thái độ khác nhau của người nói. Ví dụ :

1) Cái con mèo này chỉ hay ăn vụng.

2) Cái tấm rèm kia hợp hơn với màu cửa sổ; 3) Ai cũng kêu cái vị lãnh đạo bất tài đó.

+ Đ2 là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng. Đó có thể là :

Định từ chỉ số lượng như: những, các, mọi, mỗi, một, từng.

Ví dụ :

1) Những con lạc đà này giúp người dân Sahara đi qua sa mạc. 2) Cảnh sát kiểm tra từng ngôi nhà.

Số từ chỉ số lượng như: năm, vài, dăm, mươi…

Ví dụ :

1) Nhà tôi nuôi năm con mèo.

2) Dưới chân núi chỉ có vài nóc nhà.

+ Đ1 là các đại từ chỉ tổng lượng: tất cả, tất thảy, hết thảy, cả… Ví dụ : 1) Mùa đơng, tất cả những con thiên nga này sẽ bay xuống miền nam.

Trên đây là cấu trúc tối đa của thành phần phụ trước danh từ trung tâm.Trong thực tế, cụm danh từ có thể thiếu một hoặc hai định tố.

Ví dụ : tất cả những đêm sáng trăng (khơng có Đ3); có những

đêm khơng ngủ (khơng có Đ1 và Đ3) ; cái đêm ấy (khơng có Đ1 và Đ2).

– Phần phụ sau có cấu trúc tối đa gồm ba định tố: Đ4 + Đ5 +Đ6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đ4 là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định. Đó có thể là :

Tính từ. Ví dụ :

1) Đó là những sinh viên nghèo.

2) Bốn người đi trên một chiếc thuyền độc mộc.

Danh từ hoặc giới ngữ.

Ví dụ :

1) Học sinh đang chơi trên sân trường. 2) Tôi đã đến thăm quê hương của Sôpanh. 3) Đây là loại máy bay do Mỹ sản xuất.

Động từ. Ví dụ :

1) Phòng làm việc này thiếu ánh sáng.

+ Đ5 cũng là định tố đứng sau danh từ trung tâm để bổ sung thêm ý nghĩa hạn định. Điểm khác nhau giữa Đ4 và Đ5 là: Đ4 nêu đặc trưng thường xuyên, cịn Đ5 biểu thị đặc trưng khơng thường xun. Ví dụ:

1) Chiếc máy ảnh kĩ thuật số mới mua chụp rất nét. (Đ4) (Đ5)

+ Đ6 là định tố biểu thị sự chỉ định về không/thời gian đối với danh từ trung tâm, do vậy ở vị trí này ln là các đại từ chỉ định: này, kia, ấy, nọ,

đó… Ví dụ:

Vị trí Đ3 Đ2 Đ1 TT Đ4 Đ5 Đ6 Định tố biểu thị ý nghĩa tổng thể Định tố biểu thị ý nghĩa số lượng Từ chỉ xuất cái Trung tâm Định tố biểu thị ý nghĩa hạn định Định tố biểu thị ý nghĩa hạn định Định tố chỉ định Ví dụ Tất cả Những Cái Bàn Gỗ Mới mua Rất đẹp

2.2.2 Đặc điểm cụm danh từ trong tiếng Lào

Tiếng Lào hiện nay được xếp vào loại hình đơn lập, tức là các từ thuộc lớp từ vựng cơ bản trong ngôn ngữ phần lớn là từ một âm tiết và là hoạt động tự do khơng phụ thuộc về mặt hình thái với các từ khác trong câu, có thể nói “ từ là hình thái tự do” (boundless form). Đặc điểm đơn lập có thể thấy rõ trong lớp từ cơ bản thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Mặc dù giữa tiếng Việt và tiếng Lào có nhiều nét tương đồng với nhau về mặt ngữ pháp, nhưng trong cấu trúc cụm danh từ của tiếng Lào có một số nét khác biệt rõ ràng. Nếu như cụm danh từ tiếng Việt gồm ba phần rõ rệt, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự: Phần phụ trước – phần trung tâm – phần phụ sau; thì trong cấu trúc cụm danh từ của tiếng

Lào lại phổ biến theo thứ tự: Phần trung tâm – phần phụ sau mà cụ thể hơn là có trật tự như sau:

Danh từ trung tâm Phụ tố miêu tả, hạn định Phụ tố chỉ sốlƣợng Danh từ chỉ đơn vị Phụ tố chỉ tổng thể Phụ tố chỉ định

Gà Béo Ba Con Cả Kia Nước hoa Lớn Những Chai Tất cả Này Vải Đẹp Năm Tấm Tất cả Kia

Trong đó :

- Danh từ trung tâm cũng giống trong tiếng Việtluôn đứng đầu trong cụm danh từ và giữ vai trị chính.

- Phụtốmiêutả,hạnđịnhnhư:lớn (nhay), mới (may), cũ (cau).... - Phụtốchỉtổngthểnhư: cả, tất cả (thăng một), mọi (thuk thuk).... - Phụtốchỉsốlượngnhư: một, hai, vài (báng), dăm ....

- Danhtừchỉđơnvịnhư: เลquyển (húa), tờ (báy), chai (quật).... - Phụtốchỉđịnh: đây (ni) đó, kia, ấy (năn).....

Theo cấu trúc đã chỉ ra ở trên, ta có thể thấy rằng, loại từ tiếng Lào được phân bố phổ biến ở phía sau danh từ trung tâm nhưng cũng có một số trường hợp đặc biệt được đặt trước trung tâm (số từ + loại từ + danh từ trung tâm) tương tự như trong cấu trúc cụm danh từ tiếng Việt và có ý nghĩa hồn tồn như nhau.

Ngoài ra trong tiếng Lào cịn có một điểm đặc biệt khác với tiếng Việt.Trong tiếng Lào, tiếng Thái và tiếng Khmer có một biến cách Ngữ pháp rất đặc biệt giống nhau đó là liên quan đến số đếm nếu số lượng người hay vật hay sự kiện nhiều hơn 1 thì trật tự của cụm từ vẫn giống như trong tiếng Việt hoặc nhiều Ngôn ngữ khác là: Số lượng (số đếm) + Danh

Nhưng nếu chỉ là một duy nhất thì cấu trúc cụm từ lại thay đổi ngược lại là:

Danh từ (người, vật, sự vật) + 1 (chỉ số lượng).

Ví dụ:

Tiếng Lào Tiếng Việt

Sorng kon (xoong khôn) (hai người) Hai người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kon neung (khôn nừng) (người một) Một người

Điểm khác biệt này cũng ảnh hưởng đến quá trình học tiếng Việt của học viên người Lào, dẫn đến mỗi số lỗi liên quan đến đặc điểm này.

2.2.3. Một sỗ lỗi về trật tự trong cụm danh từ

STT Lỗi Sửa lỗi Trình độ

1 Người Việt Nam tất cả thích giúp đỡ người Lào.

Tất cả người Việt Nam thích giúp đỡ người Lào.

A

2 Chúng em tất cả đi tham quan động Phong Nha vào ngày thứ bảy.

Tất cả chúng em đi tham quan động Phong Nha vào ngày thứ bảy.

A

3 Học sinh tất cả đi tham quan.

Tất cả học sinh đi tham quan.

A

4 Học sinh lớp A và lớp B tất cả đi tham quan với nhau.

Tất cả học sinh lớp A và lớp B đi tham quan với nhau.

A

5 Người lớn mọi đều phải đi làm.

Mọi người lớn đều phải đi làm.

6 Em đi với bạn 6 người. Em đi với 6 người bạn. A 7 Anna đi chợ mua vài 2

tấm để may áo dài.

Anna đi chợ mua 2 tấm vải để may áo dài.

A

8 Bàn gỗ cái kia là của ông nội làm cho tôi lâu rồi.

Cái bàn gỗ kia là của ông nội làm cho tôi lâu rồi

A

9 Mẹ tôi đi chợ mua cá 2 con.

Mẹ tôi đi chợ mua 2 con cá.

A

10 Tôi khát nước quá lấy cho tôi nước một ngụm.

Tôi khát nước quá lấy cho tôi một ngụm nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B

11 Chúng tôi sẽ xây nhà ngôi mới ở đây.

Chúng tôi sẽ xây ngôi nhà mới ở đây. B 12 Bố thường khơng ở nhà vì việc của bố là thường đi khác tỉnh làm việc. Bố thường khơng ở nhà vì việc của bố là thường đi tỉnh khác làm việc. B

Phụ lục 1: Một số lỗi trong trật tự cụm danh từ

Như đã trình bày ở trên, cụm danh từ trong tiếng Việt và tiếng Lào có một trật tự sắp xếp khác nhau. Trong tiếng Việt, ngữ đoạn danh từ trong dạng đầy đủ nhất được chia làm ba phần rõ rệt gồm: phần phụ trước, phần trung tâm và phần phụ sau. Trong thực tế, cụm danh từ tiếng Việt có thể xuất hiện dưới dạng chỉ có hai phần: dạng chỉ có phần phụ trước và phần trung tâm và dạng chỉ có phần trung tâm và phần phụ sau. Trong khi đó, trong cụm danh từ tiếng Lào tất cả các thành phần phụ đều thường đứng sau danh từ trung tâm. Dựa trên bảng so sánh cụm danh từ trong tiếng Việt

– tiếng Lào và ngữ liệu thu thập được, chúng tôi đã phân loại các lỗi trong cụm danh từ thành một số nhóm như sau:

- Lỗi ở vị trí Đ1: tất cả, cả, tất thảy...

Trong cụm danh từ tiếng Việt “tất cả” thường nằm ở phần phụ trước (Đ1 + TT) nhưng trong tiếng Lào “tất cả” thường đứng sau danh từ trung tâm.

Cấu trúc sai: TT + Đ1

Ví dụ: 1) Người Việt Nam tất cả thích giúp đỡ người Lào. 2) Người lớn mọi đều phải đi làm.

3) Học sinh lớp A và lớp B tất cả đi tham quan với nhau. - Lỗi ở vị trí Đ2 là định tố có chức năng biểu thị ý nghĩa số lượng (Đ2+TT): những, các, mọi, mỗi, một, từng, năm, vài, dăm....

Cấu trúc sai: TT +Đ2.

Ví dụ: 1) Mỗi người ngồi bàn một. 2) Tơi có tiền một ít

- Lỗi ở vị trí Đ3 là từ chỉ xuất “cái” (cái + TT). Cấu trúc sai: TT + cái

Ví dụ:1) Con mèo cái này nhảy lên bàn làm lọ hoa vỡ rồi. 2) Điện thoại cái này bị hỏng rất nhiều lần rồi.

Về mặt ý nghĩa, trong tiếng Việt loại từ “cái” được dùng để diễn đạt ý nghĩa cá thể; định tố “cái” trong cụm danh từ, trái lại, dùng để nhấn mạnh vào sự vật, để chỉ xuất sự vật, thường đứng trước các từ chỉ đơn vị ở danh từ trung tâm và không thể thay thế bởi một từ nào khác. Khác với cụm danh từ tiếng Việt, cụm danh từ tiếng Lào lại không đặt từ “cái” trước danh từ trung tâm.

- Lỗi ở vị trí Đ4 và Đ5 là định tố đứng ngay sau danh từ trung tâm để bổ sung ý nghĩa hạn định (TT + Đ4/Đ5). Đó có thể là: tính từ, danh từ hoặc giới ngữ, động từ...

Cấu trúc sai: Đ4/Đ5 + TT

Ví dụ: 1) Mẹ em là vui tính người.

2) Cả anh trai em làm việc ở tỉnh khác ít khi ăn cơm cùng

nhà.

- Lỗi ở vị trí trung tâm: T2 + Đ2 + T1

Ví dụ: 1) Cơ giáo phát cho chúng tôi sách 4 quyển. 2) Mẹ tôi đi chợ muacá 2 con.

Về mặt tổng quan, cụm danh từ trong tiếng tiếng Lào và tiếng Việt có điểm tương đồng ở chỗ đều được tạo thành bởi: thành phần trung tâm (danh từ), thành phần phụ tổng thể, thành phần phụ số lượng, thành phần phụ hạn định và thành phần phụ chỉ định. Tuy nhiên, điểm khác biệt là ở chỗ trật tự kết hợp của các thành phần trong cụm danh từ.Đặc biệt là khi có mặt thành phần chỉ loại thể - đơn vị (loại từ) thì sự khác biệt của cụm danh từ giữa hai ngôn ngữ này càng rõ nét hơn.

Nếu như từ chỉ đơn vị được coi là một bộ phận trong thành phần trung tâm của cụm danh từ tiếng Việt thì trong tiếng Lào nó lại là một thành phần phụ.Trong tiếng Lào danh từ trung tâm thường chỉ bao gồm 1 trung tâm, tương đương với phần trung tâm T2 trong tiếng Việt, phần trung tâm T1 trong cụm danh từ tiếng Việt sẽ tương đương với phụ từ chỉ đơn vị trong tiếng Lào và thường nằm sau hai phụ tố miêu tả, hạn định và phụ tố chỉ số lượng. Nếu khơng có từ chỉ số lượng thì ta sẽ có cấu trúc “từ chỉ đơn vị + danh từ” giống trong tiếng Việt. Ví dụ: Con mèo, chiếc ghế, chai nước....Khi xuất hiện từ chỉ số lượng thì cụm danh từ của nó sẽ thay đổi,

lỗi như “sách 4 quyển”, “cá 2 con”, “thư 1 bức”... Trong đó danh từ trung tâm đứng đầu, tiếp đến là từ chỉ số lượng và từ chỉ đơn vị (tương đương với trung tâm T1 của cụm danh từ tiếng Việt).

Ở các ví dụ đã đưa, đối chiếu giữa cấu trúc cụm danh từ tiếng Việt và cấu trúc cụm danh từ tiếng Lào, có thể thấy rằng các lỗi thu thập được ở các vị trí Đ3, Đ2, Đ1 xuất hiện theo trình tự sắp xếp giống với trật tự trong cụm cụm danh từ tiếng mẹ đẻ của người học. Có nghĩa là danh từ trung tâm luôn đứng đầu, các từ chỉ tổng thể hay từ chỉ số lượng luôn đứng sau danh từ trung tâm, khác với cấu trúc cụm danh từ của tiếng Việt. Do đó thay vì nói “tất cả học sinh” hay “hai con cá”, “cái bàn gỗ” thì người học lại nói

“học sinh tất cả” và “cá hai con”, “bàn gỗ cái”.

Vị trí Đ4, Đ5 thường đứng sau danh từ trung tâm để bổ sung thêm ý nghĩa hạn định. Lỗi ở vị trí này xảy ra ít hơn so với các vị trí khác. Lỗi ở vị trí Đ4, Đ5 nguyên nhân thường là do người học gặp khó khăn trong việc nhận biết danh từ, tính từ và động từ, nhầm lẫn giữa các nhóm từ loại với nhau và dẫn đến việc sắp xếp sai vị trí trong cụm danh từ. Ví dụ đáng ra phải nói “người vui tính” thì người học lại sắp xếp sai trật tự trở thành “vui

tính người”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy có thể thấy rằng đại đa số trường hợp, các thành tố phụ được phân bố 5 vị trí theo trật tự tuyến tính về phía bên phải sau danh từ trung tâm thể hiện được cách diễn đạt và tư duy của người Lào, qua đó hiện thực được xác định từ cái chung đến cái riêng, đi từ khái niệm đến sự vật cụ thế.

Từ nguồn tư liệu đã thu thập được, chúng tôi thu được 79 trường hợp mắc lỗi về cụm danh từ. Trong phần này, chúng tôi cũng chia lỗi về trật tự trong cụm danh từtheo ba trình độ A, B và C, tỉ lệ thu được như sau:

Trình độ A Trình độ B Trình độ C

Số lỗi 57 19 4

Tỷ lệ 72% 24% 4%

Bảng 2.1: Tỷ lệ lỗi về trật tự trong cụm danh từ tiếng Việt chia theo trình độ của học viên

Dựa trên kết quả đã khảo sát được, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các lỗi về trật tự trong cụm danh từ đều nằm ở trình độ A chiếm 72%, tức là ở giai đoạn người học bắt đầu tiếp nhận tiếng Việt như một ngơn ngữ thứ hai. Ở trình độ A, lỗi về trật tự trong cụm danh từ đại đa số thuộc về việc sắp xếp các thành tố phụ trước, bao gồm: từ chỉ xuất, từ chỉ toàn thể và từ chỉ số lượng. Một số ít lỗi ở trình độ B và C nằm ở trật tự sắp xếp danh từ trung tâm và phần phụ sau do sự nhầm lẫn, không phân biệt được danh từ trung tâm và các tính từ hay động từ bổ sung ý nghĩa.

Lỗi về trật tự trong cụm danh từ có thể giải thích do học viên người Lào đã chuyển dịch tương đương từ cấu trúc tiếng Lào sang tiếng Việt hay còn gọi là lỗi chuyển di. Lỗi này xảy ra ở giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ, khi người học chưa có kiến thức về tiếng Việt, vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy và thói quen sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ của mình, do chưa nắm rõ các quy tắc ngơn ngữ đích mà người học đã sử dụng các quy tắc ngữ pháp trong tiếng mẹ đẻ để áp dụng vào việc học ngôn ngữ thứ hai. Lỗi này xảy ra do q trình chuyển di ngơn ngữ gốc đến ngơn ngữ đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 33 - 43)