Lỗi trật tựtừ trong cụm độngtừ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 43 - 54)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝTHUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.3.Lỗi trật tựtừ trong cụm độngtừ

2.3.1. Đặc điểm cụm động từ tiếng Việt

– Cụm động từ (còn gọi là cụm động từ) là loại cụm chính phụ, trong đó thành tố trung tâm là động từ cịn các thành tố phụ có chức năng bổ sung ý nghĩa về cách thức, mức độ, thời gian, địa điểm… cho động từ trung tâm

– Giống như cụm danh từ, cụm động từ cũng gồm ba phần, được kết hợp ổn định với nhau theo thứ tự:

Các thành tố của cụm động từ

Phần phụ trƣớc Trung tâm Phần phụ sau

Bổ ngữ (P) Trung tâm (TT)

Bổ ngữ (B)

Ví dụ

Đang Đọc Báo Đã Ăn cơm Xong

- Phần phụ trước của cụm động từ (vị trí P) số lượng khơng nhiều và

phụ thêm một ý nghĩa ngữ pháp nào đó cho thành phần chính.

+ Về mặt cấu tạo:trật tự của phần phụ trước rất đa dạng và không thống

nhất.

 Khi phần phụ trước được cấu tạo bởi nhiều thành phần khác loại thì phải sắp xếp chúng theo trật tự thành tố đứng trước chi phối thành tố đứng sau. [39; tr.120]

Ví dụ: (1) Hằng đang học bài. Hồng cũng đang họcbài.

(2) Mai không nấu ăn. Hà cũng không nấu ăn.Tôi cũng sẽ không nấuăn.

 Khi khi phần phụ trước được cấu tạo bởi nhiều thành phần cùng loại thì có thể tiếp nối nhau ở cùng một vị trí và khơng chi phối nhau, nên có thể thay đổi trật tự. Đây là trường hợp đặc biệt của thành phần phụ chỉ sự so sánh.

Ví dụ: (1) Ba và Lancũng đều học giỏi như Tuấn - Ba và Lan đều cũng học giỏi nhưTuấn.

(2) Tuấn vẫn cứ đứngđầulớp - Tuấn cứ vẫn đứng đầulớp.

mối quan hệ về - thể, về sự phủ định, về tần số xuất hiện, về mức độ, về mệnhlệnh.

 Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự (Ptd): cũng, vẫn, đều, cứ … Ví dụ: (1) Bình và Lanđều học giỏi.

(2) Tơi cũng nghỉ học hơm nay.

 Phó từ chỉ thời gian (Ptg): đã, đang, sẽ … Ví dụ: (1) Cô giáo đang giảng bài.

(2) Tơi sẽ đi Hà Nội.

 Phó từ chỉ sự phủ định (Ppđ): khơng, chẳng, chưa

Ví dụ: (1) Tơi không làm làm bài tập nên bị cô giáo mắng. (2) Tôi chưa học xong.

 Phó từ chỉ tần số xuất hiện (Pts): hay, năng, ít … Ví dụ: (1) Nó hay trốn học đi chơi.

(2) Bố tơi ít tập thể dục.

 Phó từ chỉ mệnh lệnh (Pml): hãy, đừng, chớ Ví dụ: (1) Cơ hãy cố gắng vượt qua khó khăn.

(2) Anh đừng hút thuốc ở đây.

 Phó từ chỉ mức độ (Pmđ): rất, hơi, lắm.. Ví dụ: (1) Tơi rất sợ phải đi về một mính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2) Hơm nay trơng anh hơi buồn.

Ngồi ra, phần phụ trước của cụm động từ có thể cịn do những từ tượng thanh, tượng hình hay có tác dụng miêu tả đặc trưng nêu ở động từ làm thành tố chính (Pmt)

Ví dụ: - ung dung bước,rả rích rơi, buồn bã khóc, chăm chỉ học

tập..

thành tố chính. Phần phụ này có ý nghĩa từ vựng chân thực, số lượng rất phong phú, tổ chức phứctạp.

+ Nhóm phụ từ có chức năng biểu thị sự hoàn thành (Bht): xong, rồi...

Ví dụ: 1) Quyển sách ấy tơi đọc xong rồi. 2) Vấn đề này tơi đã tìm hiểu rồi.

+ Nhóm phụ từ chỉ mệnh lệnh (Bml): đã, đi, nào, thơi.... Ví dụ: 1) Ănđi.

2) Chơi đã nào.

+ Nhóm phụ từ chỉ kết quả (Bkq): được, mất, ra, phải.... Ví dụ: 1) Tơi nghĩ mãi mà khơng ra.

2) Nó đi mất rồi.

+ Nhóm phụ từ chỉ ý tự lực hoặc tương hỗ (Btl): lấy, cùng.... Ví dụ: 1) Tơi tự làm lấy bài tập.

2) Làm cùng nhau đi.

+ Nhóm phụ từ chỉ mức độ (Bmđ): quá, lắm, vơ cùng, cực kì... Ví dụ: 1) Tơi thích vơ cùng.

2) Nó vui lắm.

+ Nhóm phụ từ chỉ sự tiếp diễn trong thời gian (Btd): ln, ngay, hồi, nữa...; chỉ tính cấp thiết: ngay, liền...; chỉ tính khơng cấp thiết: từ từ, dần dần....

Ví dụ: 1) Mẹ dặn tơi nấu ăndần. 2) Đi liền đi.

+ Nhóm phụ từ có chức năng chỉ phương hướng (Bph): ra, vào, lên, xuống, qua...

Ví dụ: 1) Ơng ấy đã đi xuốngHải Phịng. 2) Đi racửa rồi rẽ trái nhé.

+ Các thực từ (danh từ, động từ, tính từ…) có chức năng biểu thị đối tượng, cách thức, mức độ, địa điểm, thời gian (Btt)

Ví dụ: 1) Người Việt có thói quen ngủ ngày. 2) Đêm nay chúng tôi nghe hát. + Các kết cấu đặc trưng (Bkc)

Ví dụ: 1) Ở đây cấm không được hút thuốc lá. 2) Anh ta quyết định lấy cái Tuyết làm vợ.

2.3.2. Đặc điểm cụm động từ tiếng Lào

Là cụm từ chính phụ có thành tố chính là động từ.Cụm động từ gồm có 4 thành phần là thành tố chính (động từ) thành phần phụ đứng trước động từ, thành phần phụ sau động từ.

- Thành phần trung tâm:có thể là động từ đơn với 3 tiểu loại. Ví dụ về

động từ làm thành tố chính :

+ Độngtừnộiđộng,như:đibộ (nhahng),ngồi (nang),nghịch (khee d:u), + Động từ ngoại động, như: viết (khian), đọc (a:n), muốn (ka:n)… + Độngtừsongchuyển,như:cho (hai),trảlại (song khun),bảo (bok).. - Thành phần phụ trƣớc:

+ Phụ từ đứng trước động từ chỉ hướng, như: đến (ma), đi (bpa:i)…

+ Phụ từ đứng sauđộngtừchỉý nghĩa thời gian: đã (day), đang (kam lahng), từng (khuey), sẽ (c:a)....

+ Phụ từ chỉ sự diễn tiến của hành động: mới, vừa (ha k:o), vẫn (nhang)... + Từ phủ định [bị] có nghĩa là “khơng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phụ từ chỉ mệnhlệnh: đừng, chớ (d:a), vui lòng (ka lu na)... - Thành phần phụ sau:

+ Phụ từ có chức năng biểu thị sự hồn thành: xong, rồi (leo)....

+ Phụ từ chỉ tần số: thường xuyên (Poc ka ti), thường... + Phụtừchỉmứcđộ: rất, lắm (lai, lai ti su:t)

+ Các thực từ (danh từ, động từ, tính từ…) có chức năng biểu thị đối tượng, cách thức, mức độ, địa điểm, thời gian: sách (pum), cơm (, đẹp (ngam)...

2.3.3. Một sỗ lỗi về trật tự trong cụm động từ

STT LỖI SỬA LỖI TRÌNH

ĐỘ 1 Chúng em một chút hiểu. Chúng em hiểu một chút. A 2 Ở đây cấm hút thuốc lá không được.

Ở đây cấm không được hút thuốc lá.

A

3 Anh tôi vừa kết hôn mới được 2 tuần.

Anh tôi vừa mới kết hôn được 2 tuần.

A

4 Họ uống lại nữa. Họ lại uống nữa. 5 Tôi từng đã đi du lịch

Thái Lan với gia đình.

Tôi đã từng đi du lịch Thái Lan với gia đình.

A

6 Cơ giáo nói chúng tơi phải ngay viết bài.

Cơ giáo nói chúng tôi phải viết bài ngay.

A

7 Anh ấy bị xương gãy cả tay và chân.

Anh ấy bị gãy xương cả tay và chân.

B

8 Trong thời gian chạy xe em đã thấy rất nhiều

Trong thời gian xe chạy em đã thấy rất nhiều

B

9 Em đã tham quan đi với các bạn và cô giáo.

Em đã đi tham quan với các bạn và cô giáo.

B

10 Mọi người nên lối sống lành mạnh rèn luyện.

Mọi người nên rèn luyện lỗi sống lành mạnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C

- Lỗi ở thành phần phụ trƣớc:

+ Lỗi ở trật từ sắp xếp phụ từ chỉ sự tiếp diễn và trung tâm. Cấu trúc sai: TT + Ptd

Ví dụ: 1) Anh ta đi lại chơi game nữa rồi. 2) Họ uống lại nữa.

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp phụ từ chỉ thời gian và trung tâm. Cấu trúc sai: 1) Ptg1 + TT + Ptg2

2) TT + Ptg

Ví dụ: 1) Anh tơi vừa kết hơn mới được 2 tuần. 2) Em sang Việt Nam đã 7 tháng rồi.

3) Tôi mua mới quyển từ điển này.

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp phụ từ chỉ tần suất và trung tâm. Cấu trúc sai: TT + Pts

Ví dụ: 1) Cậu ấy nói tiếng Việt ít vì khơng tự tin. 2) Bố tôi hút thuốc hay lắm.

3) Chúng tôi dậy sớm hiếm khi vào chủ nhật. + Lỗi ở trật tự sắp xếp phụ từ chỉ mức độ và trung tâm. Cấu trúc sai: TT + Pmđ

Ví dụ: 1) Các bạn cố gắng rất học bài. 2) Anh ta buồn hơivì thi không tốt.

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp phụ từ chỉ mệnh lệnh và trung tâm. Cấu trúc sai: TT + Pml

Ví dụ: 1) Bạn chơi game đừng nữa. 2) Bạn làm bài tập hãy đi.

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp phụ từ có ý nghĩa phủ định và trung tâm. Trường hợp này thường xảy ra với những cụm động từ có thành phần trung

xảy ra với động từ “được”.Trong tiếng Việt chúng ta thường nói “khơng được nghỉ học”, “khơng được hút thuốc” (Ppđ + TT + T).

Cấu trúc sai: T + Ppđ (khơng) + TT (được)

Ví dụ: 1) Bác sĩ nói anh ấy bị ốm kiêng uống rượu khơng được. 2) Con nhớ ra ngồi khơng được đấy nhé.

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp các phụ từ chỉ thời gian, phụ từ chỉ sự tiếp diễn và phụ từ phủ định trước trung tâm. Trật tự thơng thường của tiếng Việt khi có 2 thành tố phụ thời gian và phủ định trước thành tố trung tâm là: Ptg/Ptd + Ppđ + TT, “sẽ không đi chơi”, “đã không tham gia cuộc thi”, “cũng không buồn”...

Cấu trúc sai: Ppđ + Ptg + TT

Ví dụ: 1) Tơi đã gọi nhưng bạn ấy nói khơng sẽ đi. 2) Anh ta không đã làm báo cáo 2 tuần rồi.

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp nhóm phụ từ chỉ thời gian và nhóm phụ từ chỉ sự tiếp diễn trước trung tâm. Nhóm lỗi này khá phức tạp vì xét về nghĩa, các phụ từ đứng trước động từ căn bản là được dùng như một loại tiêu chí ngữ pháp - tình thái, tham gia tạo dựng cái khung vị ngữ mà động từ là trung tâm. Ngồi ra nói tới thành tố phụ trong đoản ngữ nói chung cịn phải nói tới vấn đề khả năng kết hợp và vị trí của các từ. Do đặc trưng về nghĩa tình thái, các thành tố phụ ở trước động từ không được phân phối vào những vị trí rõ ràng, dứt khốt tạo ra sự liên tưởng về một vị trí chung. Các từ thường kết hợp với nhau theo một trật tự khơng cố định. Do đó cùng là phụ từ chỉ thời gian và phụ từ chỉ sự tiếp diễn chúng ta có thể nói “tơi vẫn sẽ đi tham quan” hoặc “tơi sẽ vẫn đi tham quan”, nhưng trong một trường hợp kết hợp khác, chúng ta có thể nói“tơi cũng đã xem phim ấy” nhưng khơng thể nói “tơi đã cũng xem phim ấy”.

2) Mẹ tôi đang cũng đi du lịch cùng tôi. - Lỗi ở thành phần phụ sau:

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp nhóm phụ từ có chức năng chỉ phương hướng và trung tâm.

Cấu trúc sai: Bph + TT

Ví dụ: 1) Ơng đi cầu thang lên là sẽ nhìn thấy phịng ngủ. 2) Em ơi bật lên đèn cho sáng.

+ Lỗi ở trật tự sắp xếp các phụ từ chỉ kết quả và trung tâm. Cấu trúc sai: Bkq + TT

Ví dụ: 1) Tơi sẽ chắc chắn được làm.

2) Tôi phải ăn quả ớt nên bị cay quá.

+ Lỗi ở nhóm phụ từ chỉ sự tiếp diễn trong thời gian và trung tâm. Cấu trúc sai: Btd + TT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: 1) Chúng em đi tham quan hết xong thì lên xe về. 2) Bạn ấy vẫn chưa xong học bài.

+ Lỗi ở trật tự kết hợp thành tố trung tâm và nhóm phụ từ là thực từ hoặc kết cấu.

Cấu trúc sai: Btt/Bkc + TT

Ví dụ: 1) Anh ấy bị xương gãy cả tay và chân.

2) Trong thời gian chạy xe em đã thấy rất nhiều cảnh đẹp bên ngồi.

Nhìn chung cụm động từ trong tiếng Việt và tiếng Lào khá giống nhau. Các từ đóng vai trị là thành tố phụ trước và phụ sau cũng tương đương với nhau.Tuy nhiên người học vẫn mắc phải các lỗi sắp xếp kết hợp giữa các nhóm thành tố phụ trước, thành tố phụ sau với thành tố trung tâm. Điều này thế hiện sự lúng túng của người học trong việc sử dụng kết hợp

sắp xếp sai trật tự từ trong quá trình diễn đạt để đạt được mục đích giao tiếp. Một số lỗi xảy ra do nguyên nhân chuyển di ngơn ngữ. Ví dụ như lỗi ở trật tự sắp xếp nhóm phụ từ chỉ tần suất và nhóm phụ từ chỉ mức độ với động từ trung tâm. Trong tiếng Việt, phó từ chỉ tần số xuất hiện có thể đứng trước thành phần trung tâm của cụm động từ; còn trong tiếng Lào một số trường hợp không thể đứng trước động từ trung tâm như “luôn luôn”, “ln”, “ít”. Nếu trong tiếng Việt nói “Tơi ít tập thể dục”, “Tơi ln ln đi học đúng giờ” thì tiếng Lào sẽ nói “Tơi tập thể dục ít” hoặc “Tơi đi học

đúng giờ luôn luôn”.Đối với các từ chỉ mức độ trong tiếng Việt như “rất,

lắm, quá” tiếng Việt sẽ có hai trật tự sắp xếp khác nhau ở trước và ở sau động từ trung tâm. Ví dụ: “rất vui”; “vui lắm”. Ngược lại trong tiếng Lào thường các từ chỉ mức độ thường đứng sau “vui rất”.

Ngồi một số điểm khác biệt như đã nói ở trên gây nên lỗi trong quá trình thụ đắc ngơn ngữ thứ hai của người học do người học đã dịch trực tiếp từ tiếng mẹ đẻ qua ngơn thứ hai thì những ngun nhân khác dẫn đến lỗi có thể kể đến như nguyên nhân vượt tuyến kết hợp chiến lược giao tiếp và nguyên nhân chuyển di giảng dạy. Ví dụ những lỗi trong việc sắp xếp thứ tự các phụ từ đứng trước trong trường hợp kết hợp phụ từ chỉ thời gian với phụ từ chỉ sự tiếp diễn hay kết hợp phụ từ thời gian và phụ từ phủ định. Những trường hợp này sai do tính chất kết hợp không cố định thể hiện nghĩa tình thái của các nhóm phụ từ đứng trước. Một số trường hợp lỗi về trật tự các phụ từ đứng sau và động từ trung tâm như “Chúng tơi nói nghe

sẽ được đi tham quan tháng này”, “Trong thời gian đi xe khung cảnh đẹp

thấy phong phú tự nhiên”.Ngoài một số điểm khác biệt gây nên lỗi như đã

trình bày ở trên thì rõ ràng, với kết cấu tương đương với nhau giữa tiếng Việt và tiếng Lào thì việc lặp lại một số lỗi thường xun khơng cịn là do lỗi chuyển di nữa mà do bản thân người học không nắm được các quy tắc

ngữ pháp của tiếng Việt, dẫn đến việc tự áp dụng tri thức đã có để khám phá ngơn ngữ đích, từ đó để có thể sửa lỗi, đúc rút kinh nghiệm và tự hình thành tri thức đúng trong q trình tiếp nhận ngơn ngữ thứ hai. Thứ hai lỗi xuất phát từ nguyên nhân chuyển di giảng dạy. Do người dạy đã không đưa ra sự phân biệt giữa các nhóm phụ từ và những cấu trúc cụ thể giữa các loại phụ từ kết hợp đặc biệt là với sự kết hợp của hai nhóm phụ từ với nhau khiến cho người học lúng túng trong sử dụng. Việc nhận diện được nguyên nhân gây ra lỗi cũng đồng thời giúp người dạy có cách tiếp cận và phương pháp thích hợp giúp người học sửa lỗi.

Chúng tôi đã ghi nhận được 97 lỗi về trật tự cụm động từ tiếng Việt, trong phần này, chúng tôi chia lỗi về trật tự trong cụm động từ theo ba trình độ A, B và C, tỉ lệ thu được như sau:

Trình độ A Trình độ B Trình độ C

Số lỗi 50 27 20

Tỷ lệ 51,5% 27,8% 20,7%

Bảng 2.2: Tỷ lệ lỗi về trật tự trong cụm động từ tiếng Việt chia theo trình độ của học viên

Dựa trên kết quả đã khảo sát được, chúng tôi nhận thấy rằng đa số các lỗi về trật tự trong cụm động từ phân bố đều ở trình độ A và trình độ B, lỗi ở trình độ C chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Khác với ở cụm danh từ, hầu hết lỗi đều xuất phát từ nguyên nhân giao thoa, do người học chuyển dịch tương đương từ cấu trúc tiếng Lào sang tiếng Việt vì vẫn chịu ảnh hưởng của tư duy và thói quen sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ của mình thì trong cụm động từ, ngồi một số ít lỗi do giao thoa, thì nhiều lỗi khác là lỗi vượt tuyến kết hợp với lỗi chiến lược giao tiếp và chuyển di giảng dạy. Những lỗi này xảy ra do bản thân người học không nắm rõ quy tắc ngữ pháp trong tiếng Việt,

dẫn đến tình trạng bối rối trong sử dụng và sắp xếp trật tự từ, sử dụng vượt ra khỏi phạm vi quy tắc của ngơn ngữ đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 43 - 54)