Lỗi trật tựtừ trong câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 62 - 76)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝTHUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.2.Lỗi trật tựtừ trong câu

3.2.1. Đặc điểm câu tiếng Việt

Cho đến nay do ảnh hưởng của ngữ pháp Châu Âu nên các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt vẫn tồn tại khá nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là trong nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt, chúng tôi sẽ khái quát lại một số đặc điểm của thành phần câu tiếng Việt.

Thành phần câu là những thành phần tham gia nòng cốt câu (bắt buộc phải có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu.Những thành phần tham gia vào nòng cốt câu là thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ bắt buộc của vị ngữ. Còn những từ ngữ phụ thuộc vào tồn bộ nịng cốt câu được gọi là thành phần phụ của câu bao gồm: trạng ngữ, khởi ngữ, tình thái ngữ, liên ngữ...

- Chủ ngữ: là bộ phận của nòng cốt câu, biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ. Chủ ngữ chủ yếu do danh từ và đại từ đảm nhiệm nhưng cũng có trường hợp động từ, tính từ hay cụm từ tham gia vai trò này. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và đứng trước vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ. Là thành tố bắt buộc không thể bị lược bỏ mà khơng ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu.

Ví dụ: 1) Trăng lặn

2) Thi đua là yêu nước.

3) Cô ấy đã làm xong báo cáo.

- Vị ngữ: là bộ phận nịng cốt của câu, có quan hệ qua lại với thành phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà chủ ngữ biểu thị. Vị ngữ có thể do động từ, tính từ, cụm giới từ, cụm chủ vị đảm nhận. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.

Ví dụ: 1) Cơ ấy dáng người dong dỏng cao. 2) Cái ấm này bằng nhơm.

3) Ơng ấy ngồi vườn.

- Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phương diện, cách thức, mục đích, nguyên nhân.... của sự tình được nêu trong câu. Trạng ngữ do từ, cụm từ đẳng lập hay cụm từ chính phụ tạo thành. Quan hệ giữa trạng ngữ và nịng cốt câu có thể dẫn nhập trực tiếp, không cần quan hệ từ.Trạng ngữ thường đứng đầu câu.Khi đứng ở cuối hay giữa câu, trạng ngữ phải được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy (khi viết) và qng ngắt hơi khi nói [1; tr.82].

Ví dụ: 1) Hàng tháng, bác phu trạm lại vào nhà tơi đưa thư. 2) Vì nắng nóng, rừng rất dễ cháy.

3) Để kịp tiến độ, công nhân phải làm việc tăng ca.

- Khởi ngữ: là thành phần phụ của câu, được dùng để nêu một đối tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói. Khở ngữ đứng trước nịng cốt câu, được tách khỏi nịng cốt bằng dấu phẩy (và ngắt hơi khi nói), có thể được nối với phần cịn lại của câu bằng các từ thì, là...[1; tr.84]

Ví dụ: 1) Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là ích kỉ, nhỏ nhen.

2) Hai mẹ con, một người chí tử, một người chí hiếu.

- Tình thái ngữ: là các biểu thức tình thái chuyên biệt, khơng nằm trong nịng cốt câu, được dùng để biểu thị một số ý nghĩa tình thái của câu phát ngôn như ý kiến, sự đánh giá, thái độ, quan hệ của người nói với người nghe và với sự tình được phản ánh trong câu. Tình thái ngữ khơng biểu thị ý nghĩa miêu tả của câu mà biểu thị nghĩa tình thái. Ý nghĩa tình thái thường gặp trong ba trường hợp: tình thái chỉ ý kiến, tình thái chỉ quan

Ví dụ: 1) Sapa quả là món quà tặng diệu kì thiên nhiên dành tặng

cho đất nước ta.

2) Ôi trời, thằng bé không làm sao.

- Liên ngữ: là thành phần biệt lập, không nằm trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu, thường đứng trước nòng cốt câu, dùng để liên kết ý câu chứa nó với ý của các phần văn bản có liên quan, đứng ở trước hoặc sau nó. Liên ngữ không biểu thị ý nghhĩa sự vật của câu nhưng có chức năng tường minh hóa, cụ thể hóa mối quan hệ giữa các đơn vị mà nó kết nối.Liên ngữ có các loại nêu trình tự các câu; nêu quan hệ đồng nhất, đối lập, tương phản; nêu ý nghĩa giải thích; nêu ý nghĩa tổng kết, khái quát.

Ví dụ: 1) Thoạt tiên, anh ta ngồi thụp xuống, rồi bắt đầu ơm đầu

khóc nấc lên.

2) Cặp mỏ chích bơng tí tẹo bằng hai cái mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy.

- Bổ ngữ: là một trong những thành phần chính, cùng với chủ ngữ và vị ngữ tạo nên nịng cốt câu. Bổ ngữ có thể là một danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ hoặc cụm chủ vị.Bổ ngữ luôn xuất hiện sau vị ngữ.

Ví dụ: 1) Chúng tơi tặng q cho trẻ em nghèo. 2) Nó đi Hà Nội 2 năm rồi.

3.2.2. Đặc điểm câu tiếng Lào

Câu là đơn vị ngôn ngữ thuộc lĩnh vực cú pháp (syntax). Đó là một tập hợp từ, ngữ được liên kết với nhau theo một trật tự định sẵn, có quy tắc và biểu hiện một ý tưởng nhất định. Câu trong lời nói, trên văn bản là thành phần của một đoạn văn (paragraph), liên kết với các câu khác tạo nên ý tưởng hoàn chỉnh, trọn vẹn của một đoạn văn.

Cũng giống như tiếng Việt câu trong ngơn ngữ Lào có thể phân loại theo cấu trúc hoặc theo hành động giao tiếp. Cú pháp học trước tiên phân

tích thành phần của câu đơn, vì đó là loại câu cơ bản của tiếng Lào. Thành phần hay thành tố của câu là một loại đơn vị ngữ pháp có khả năng xuất hiện tự do, kết hợp với nhau để tạo thành câu. Thành phần của câu chính là “đơn vị cấu trúc của câu”.

Câu đơn trong tiếng Lào có thể có các thành phần như sau: Chủ ngữ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vị ngữ, trong thành phần vị ngữ có động từ là thành phần chính trong trường động từ là động từ ngoại động thì sẽ có bổngữ.

Câu đơn trong tiếng Lào và tiếng Việt đều có đặc điểm tương tự nhau về các bậc trong tổ chức câu như sau:

- Nòng cốt câu: ở bậc hẹp nhất gồm chủ ngữ (S) và vị ngữ (V). Nếu vị ngữ là động từ ngoại động thì câu có thêm thành phần bổ ngữ (O ) thì cả S, V, O được coi là nòng cốt câu mở rộng.

- Khungcâu:gồmcóphầnnịngcốtcâunhưtrạngngữ(chỉthờigian,khơnggian, tìnhthái…),đềngữcủacâuvàphụngữcâu(vídụ:à,nhỉ,nhé….)

Chủ ngữ: có thể là một từ (danh từ, đại từ, động từ danh hóa) hay

cụm từ (cụm danh từ, cụm đại từ …) được xuất hiện trước vị ngữ trong câu. Vídụ: 1) [fon‐ tok] (mưa rơi)

(Trời mưa)

2) [dek - len - na:m] (Bénghịch nước)

3) [mae - haj³ - ngan - lu:k] (Mẹ cho tiền con)

Từ [fon] = mưa, [dek] = b é, [mae] = mẹ, trong 3 câu trên là chủngữ.

Bổ ngữ trực tiếp: là danh từ được xuất hiện sau động từ trong câu.

2)[ euay- a:n - cod² - ma:j] (Chịđọc thư)

Từ [kha:w] = cơm và [cod - ma:j] = thư, trong 2 câu ví dụ trên là bổ ngữ trực tiếp trong câu.

Bổ ngữ gián tiếp: là danh từ được xuất hiện sau danh từ làm bổ ngữ

trực tiếp.

Ví dụ: 1) [achan - haj - kh - khwan - lu:k- sid] (Giáo viên trao phần thưởng (cho)họctrò) 2) [mae-po:n-kha:w-lu:k]

(Mẹ bón cơm (cho)con)

Vịngữ: do một động từ, một cụm động từ, một tính từ (phó từ), một

cụm do động từ chính + trợ động từ, do một chuỗi vài ba động từ kế tiếp nhau. Ví dụ: 1) [no:ng- no:n] (Em ngủ) 2) [ma: - wi] (Ngựa chạy) 3) [phu:-jing–kho:n–ni:–ngam] (Ngườiphụnữnàyđẹp) 4) [dek–kho:n–nan-cha–la:d] (Đứabéđóthơngminh)

Nhìn chung, khung câu trong tiếng Làovà tiếng Việt, đều được tạo thành từ những đơn vị giống nhau như đề ngữ, trạng ngữ (chỉ thời gian, khơng gian, tình thái…)

± Đề ngữ ± trạng ngữ + chủ ngữ + vị ngữ

Ngôn ngữ Đề ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

Tiếng Lào [kha:w] Cơm [lu:k³] Con [mae] mẹ [mae] mẹ [nha:ng-het kin] chưa nấu [c:a-haj-ngan] sẽ cho tiền Tiếng Việt Bạn bè, Tiền bạc, cô ấy anh ấy chẳng thiếu chẳng bận tâm

Trạng ngữ: là thành phần tương đối tự do và có thể xuất hiện ở đầu,

cuối hay giữa câu đều được. Đặc điểm của trạng ngữ giống nhau ở cả hai ngôn ngữ: tiếng Lào và tiếng Việt.

Ví dụ: trạng ngữ chỉ khơng gian, thời gian..

Ngôn ngữ Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ

Tiếng Lào [no:k³-ma¹] Ngồi thànhphố [phru³- ni:⁴] Ngày mai [lo:t] xe [khoy] Tôi [maj - tid] khôngkẹt [c:a - bpai - het - viek]

sẽ đi làm Tiếng Việt Ngồi vườn

Hơm qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoa Ba

đang nở đi công tác

Như vậy, khung câu trong cả hai ngơn ngữ có điểm giống nhau về cấu trúc như sau:

STT Câu sai Sửa lại Trình độ

1 Sau khi nghỉ học, em buổi chiều thường đi chợ với các bạn để mua thức ăn.

Buổi chiều, sau khi nghỉ học học, em thường đi chợ với các bạn để mua thức ăn.

A

2 Em học bây giờ ở trường Đại học Quảng Bình.

Bây giờ em học ở trường Đại học Quảng Bình.

A

3 Ăn cơm xong sau khi tôi phải làm bài tập.

Sau khi ăn cơm xong tôi phải làm bài tập. A 4 Bố em 45 tuổi hiện nay. Hiện nay bố em 45 tuổi. A

5 Tơi uống chè sau đó. Sau đó tơi uống chè. A 6 Chúng em đã đi ở

Quảng Bình động Phong Nha, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh.

Ở Quảng Bình, chúng em đã đi ở động Phong Nha, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh.

B

7 Chúng em khi ăn xong rửa bát giúp cô.

Khi ăn xong chúng em rửa bát giúp cô.

B

8 Chúng tôi phải thi học kỳ này những 8 môn.

Học kỳ này chúng tôi phải thi những 8 môn.

B

9 Nhà của em ở tỉnh Khammuon hiện nay.

Hiện nay nhà của em ở tỉnh Khammuon.

B

10 Ở công viên chúng tôi thường tập thể dục trong thành phố.

Chúng tôi thường tập thể dục ở công viên trong thành phố.

C

Trạng ngữ là một thành phần phụ của câu có chức năng bổ sung thêm cho câu ý nghĩa về thời gian, khơng gian, mục đích, ngun nhân, phương tiện.... Trong tiếng Việt, trạng ngữ có thể đứng trước, đứng sau hay chen vào giữa nòng cốt câu.Trật tự của trạng ngữ trong tiếng Lào cũng tương tự như tiếng Việt, nghĩa là nó cũng có vị trí phân bổ trong câu như tiếng Việt, tuy nhiên, qua thực tế khảo sát, chúng tôi lại ghi nhận được khá nhiều lỗi trong trật tự trạng ngữ câu của sinh viên Lào học tiếng Việt. Lỗi về trật tự trạng ngữ tập trung ở các trạng ngữ chỉ thời gian và chỉ địa điểm, nơi chốn.

Ví dụ: 1) Nhà hát chèo mới mở cửa 8 giờ tối. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2) Chúng em đã đi ở Quảng Bình động Phong Nha, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh.

3) Em học bây giờ ở trường Đại học Quảng Bình.

Trạng ngữ có thể đứng đầu, đứng cuối và cũng có thể chen vào giữa nịng cốt câu. Tuy nhiên tùy trường hợp cụ thể trong câu để sắp xếp vị trí trạng ngữ cho đúng. Như ở ví dụ (1) trạng ngữ có thể đứng đầu câu hoặc chen vào giữa câu như: “8 giờ tối, nhà hát chèo mới mở cửa” hoặc “Nhà

hát chèo 8h tối mới mở cửa”. Ở đây câu khơng chỉ mang tính chất thơng

báo thông thường về một mốc thời gian là “8 giờ tối” mà cịn có sự kết hợp với phụ từ “mới” nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa của thời gian đó trong câu. Nội dung chính mà người nói muốn nói đến đó là nhấn mạnh mốc thời gian “8 giờ tối” là muộn quá. Nếu trạng ngữ “8 giờ tối” đặt ở đầu câu như người học đã viết thì cần phải bỏ từ “mới” đi, câu sẽ trở thành một câu thơng báo thơng thường.

Ở ví dụ thứ (2) người học đã sắp xếp sai trật tự của trạng ngữ chỉ nơi chốn, vơ tình sắp xếp các địa điểm “Quảng Bình, động Phong Nha, biển

Phong Nha, biển Nhật Lệ và biển Bảo Ninh đều thuộc Quảng Bình, do đó trạng ngữ “ở Quảng Bình” phải được đặt ở đầu câu hoặc cuối câu: “Ở Quảng Bình, chúng em đã đi ở động Phong Nha, biển Nhật Lệ, biển Bảo Ninh”. Tương tự như vậy, ở ví dụ (3) trạng ngữ chỉ thời gian “bây giờ”

phải được đặt đầu câu chứ không thể chen vào giữa nòng cốt câu như người học đã viết làm câu sai quy tắc ngữ pháp.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, lỗi về trật tự trạng ngữ trong câu chiếm một tỷ lệ khá nhiều trong lỗi về trật tự câu. Dựa trên kết quả khảo sát chúng tôi chia lỗi về trật tự trạng ngữ theo trình độ A, B và C như sau:

Trình độ A Trình độ B Trình độ C

Số lỗi 11 16 6

Tỷ lệ 33,5% 48,5% 18%

Bảng 3.1: Tỷ lệ lỗi về trật tự trạng ngữ chia theo trình độ học viên

Dựa trên kết quả khảo sát và qua thực tiễn giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng lỗi về trật tự trạng ngữ tập trung chủ yếu ở trình độ A và trình độ B. Nếu các lỗi ở phần ngữ chủ yếu tập trung ở trình độ A và nguyên nhân gây ra lỗi thường là do giao thoa ngôn ngữ giữa ngơn ngữ mẹ đẻ và ngơn ngưc đích của người học, thì ở lỗi về trật tự trạng từ trong câu, lỗi chủ yếu nằm ở trình độ B (48,5%) và khơng còn là lỗi xuất phát từ nguyên nhân chuyển di ngôn ngữ. Nếu như ở trình độ A, người học cịn lúng túng và khá bỡ ngỡ trước một ngơn ngữ mới, thường có xu hướng dịch trực tiếp hoặc tư duy ngơn ngữ theo tiếng mẹ đẻ của mình tạo nên các lỗi do chuyển di thì qua trình độ B, người học đã có được một vốn tri thức cơ bản nên việc dịch trực tiếp được hạn chế hơn. Nhưng điều đó khơng có nghĩa là người học không tạo ra lỗi nữa, mà lỗi được tạo ra do nguyên nhân khác. Khi người học có tri thức và kỹ năng nền tảng, bắt đầu tạo được thói quen tư duy theo

ngơn ngữ thứ hai thì họ bắt đầu có xu hướng tạo lập giao tiếp theo cách hiểu của mình hoặc tìm mọi cách để giao tiếp dựa trên kiến thức đã có mà khơng chú ý đến mặt ngữ pháp có đúng ngun tắc hay khơng. Đây gọi là lỗi vượt tuyến và cũng là nguyên nhân dẫn đến các lỗi về trật tự trạng ngữ của câu mà chúng tôi đã khảo sát được.

Một nguyên nhân khác nữa gây nên các lỗi về trật từ trạng ngữ trong câu là do chuyển di giảng dạy. Trạng ngữ trong tiếng Việt có tính chất bất cố định.Đối với trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm hay nơi chốn, người dạy thường ít khi giải thích từng trường hợp cụ thể cho người học.Trong từng tình huống cụ thể, trạng ngữ có thể nằm đầu, nằm giữa hay nằm cuối. Người học hiểu một cách chung chung như vậy mà không hề nắm vững được cách thức sắp xếp trạng ngữ chỉ thời gian và địa điểm trong câu cụ thể, mà mặc nhiên sử dụng theo cách mình đã biết tương tự như những trường hợp đã từng gặp trước đó. Điều này giải thích cho việc mặc dù tương đồng về trật tự sắp xếp giữa tiếng mẹ đẻ và ngơn ngữ đích, nhưng sinh viên Lào học tiếng Việt vẫn mắc phải những lỗi này.

3.2.4. Lỗi trật tự tình thái ngữ

STT Câu sai Sửa lại Trình độ

1 Anh xây ngôi nhà này cũng mất 200 triệu chí ít.

Anh xây ngơi nhà này chí ít cũng mất 200 triệu.

A

2 Cái xe máy cũ này ông ta mua là cùng hết 20 triệu.

Cái xe máy cũ này ông ta mua hết 20 triệu là cùng.

A

4 Tôi sẽ đạt giải nhất chắc chắn trong kì thi này.

Tôi chắc chắn sẽ đạt giải nhất trong kì thi này. A 5 Chị ấy đến muộn ngộ nhỡ thì sao? Chúng ta chờ thêm một chút. Ngộ nhỡ chị ấy đến muộn thì sao? Chúng ta chờ thêm một chút. A 6 Đành vậy anh cũng nói thế thì thơi. Anh cũng nói thế thì thơi đành vậy. B

7 Tôi phải học chăm chỉ hơn lẽ ra.

Lẽ ra tôi phải học chăm chỉ hơn.

B

8 Hôm qua Lan gặp tai nạn. Lan không sao cũng may. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hôm qua Lan gặp tai nạn. Cũng may Lan không sao

B

9 Hát nào chúng ta cùng nhau làm cho vui nhé.

Nào chúng ta cùng nhau hát làm cho vui nhé.

B

10 Quả là Sapa món quà kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta.

Sapa quả là món quà kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta.

B

11 Bây giờ 10 giờ đã rồi. Bây giờ đã 10 giờ rồi. B 12 Anh ta lại chịu giúp

đời nào.

Đời nào anh ta lại chịu giúp.

B

13 E rằng tôi bà ấy sẽ không qua khỏi đêm nay.

Tôi e rằng bà ấy sẽ không qua khỏi đêm nay.

14 Khơng biết chừng nó chăm học thế thi lại điểm cao nhất lớp.

Nó chăm học thế không biết chừng thi lại điểm cao nhất lớp.

B

15 Bà ấy chịu bán nhà đời nào.

Bà ấy đời nào chịu bán nhà. B 16 Cậu định bỏ học luôn à không nhẽ? Không nhẽ cậu định bỏ học luôn à? B

Phụ lục 4: Một số lỗi về trật tự tình thái ngữ trong câu

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi ghi nhận được 16 trường hợp người học mắc phải lỗi về trật tự của tình thái ngữ trong câu, ít hơn so với những lỗi khác về trật tự từ. Các lỗi về trật tự tình thái ngữ phân bố chủ yếu ở trình độ A và trình độ B, ở trình độ C hầu như khơng gặp phải lỗi về trật tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 62 - 76)