.Thiết kế một số bài tập khắc phục lỗi về trật tự câu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 76 - 124)

Việc nhận diện lỗi và sửa lỗi là một việc làm cần thiết với việc học ngoại ngữ.Đối với người học, lỗi sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hiểu cũng

như diễn đạt của họ.Đối với người dạy, sửa lỗi giúp hồn thiện q trình truyền thụ một ngơn ngữ thứ hai, rút ra được những kinh nghiệm cũng như phương pháp phù hợp với từng đối tượng học viên cũng như từng loại lỗi.Những lỗi cần chữa thường là những lỗi lặp đi lặp lại như một hệ thống.Như chúng tơi đã phân tích ở trên, lỗi về ngữ pháp là một lỗi khó tránh khỏi của học viên trong đó có lỗi về trật từ từ.Để giúp học viên nhận thức được lỗi của mình và rèn luyện sửa lỗi, trong quá trình giảng dạy, chúng tơi tiến hành sử dụng nhiều hình thức giảng dạy cũng như phương pháp giảng dạy khác nhau. Người học có thể được luyện tập bằng các tình huống hội thoại thơng qua tranh ảnh hay tình huống giao tiếp cụ thể, luyện kĩ năng nghe nói thơng qua âm nhạc hay phim ảnh. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi đã chỉ ra các lỗi về ngữ pháp mà người học thường mắc phải, cụ thể là các lỗi về trật tự từ trong ngữ và trong câu, dựa trên những câu viết mắc lỗi của người học, chúng tôi đưa ra các dạng bài tập viết cụ thể để rèn luyện về cấu trúc ngữ pháp, từ đó góp phần giúp người học nhận diện được lỗi và sửa lỗi.

Dựa trên kết quả khảo sát và nhận diện lỗi, chúng tôi cũng sắp xếp thiết kế một số dạng bài tập để khắc phục các lỗi đó. Trong quá trình tiến hành các bài tập, chúng tôi cũng đồng thời chỉ ra, giải thích các lỗi cho người học và thực hành giao tiếp cụ thể các mẫu câu giúp người học đạt được kết quả tốt hơn trong việc tiếp nhận ngơn ngữ đích. Dựa trên những lỗi thường gặp về trật tự trong câu (trạng ngữ, tình thái ngữ, chủ ngữ - vị ngữ) của sinh viên Lào học tiếng Việt tại trường đại học Quảng Bình, chúng tôi đã xây dựng một số dạng bài tập cụ thể nhằm giúp người học khắc phục lỗi. Cũng tương tự như các bài tập khắc phục lỗi về ngữ, chúng tôi thiết kế các bài tập đi dạng nhận diện đến dạng tạo lập, từ đơn giản đến

Dưới đây chúng tơi sẽ trình bày thứ tự một số dạng bài tập ví dụ giúp khắc phục lỗi về trật từ từ trong câu.

3.3.1. Một số bài tập khắc phục lỗi về trật tự trạng từ trong câu

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng điền vào các câu sau:

1. .................. ăn cơm xong, chúng tôi sẽ cùng nhau làm bài tập. a. Sau khi

b. Sau đó

2. Ngày hơm qua, chúng tôi đã gặp nhau ........................ . a. Hà Nội

b. Ở Hà Nội

3. ....................chúng tôi đã đi tham quan động Phong Nha và biển Nhật Lệ. a. Ở Quảng Bình

b. Ở biển Bảo Ninh

4. ..................... gia đình tơi đều sống ở Lào. a. Hiện nay

b. Sau khi

5. Chúng tơi ăn cơm muộn vì .................. chúng tơi mới đi học về. a. 6 giờ tối

b. 5 giờ sáng

Bài tập 2: Nối cột A với cột B để hoàn thành câu đúng:

A B

1. Chúng tôi đi xem phim a. Ở trường đại học Quảng Bình

bộ

3. Mẹ tơi đang nấu ăn c. Ở công viên 4. Ngày mai cô giáo cho chúng

em đi xem kịch

d. Ở rạp chiếu phim quốc gia 5. Chúng tôi học tiếng Việt e. Ở nhà hát Tuổi Trẻ

6. Khách sạn mà chúng tôi thuê f. Nằm ở trung tâm thành phố.

Bài tập 3: Chọn câu đúng/sai trong các câu đã cho sau và chỉ ra lỗi

1. Anh ấy đã ra khỏi nhà từ lúc 6 giờ sáng.

2. Sau khi tan học, chúng em đi chợ mua thức ăn. 3. Em học bây giờ ở trường Đại học Quảng Bình. 4. Ăn cơm xong sau khi tôi phải làm bài tập. 5. Tôi gọi điện thoại cho mẹ tôi mỗi ngày.

6. Anh ấy đều hàng tuần lên thư viện mượn sách.

Bài tập 4: Sắp xếp các từ sau thành câu đúng

1. Ở / Hà Nội / 20 năm / mới / sau / tôi / anh ấy / gặp.

2. Bây giờ / chứ / đi / hết / uống / chúng ta / cà phê / hết / làm việc / giờ / rồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Họ / về nước / sẽ / sau khi / tiếng Việt / ở đây / học / xong / làm việc. 4. Hàng tuần / mẹ / tôi / cho / đều / gọi điện.

5. Chúng tôi / anh ấy / đến / lễ cưới / dự / chủ nhật / này / tuần / được / mời / vào.

Bài tập 5: Hoàn thành các câu sau:

1. Mỗi buổi sáng.............................................................................................. 2. Trước khi chia tay ....................................................................................... 3. ............................................................................trong cuộc họp chiều nay.

5. .................................................................................sau 10 năm tốt nghiệp.

Bài tập 6: Đặt câu với các từ, cụm từ sau:

1. Sau khi 2. Ở q tơi 3. Ngồi sân 4. Trên tầng

5. Sau khi thi xong

3.3.2. Một số bài tập khắc phục lỗi về trật tự tình thái ngữ trong câu

Bài tập 1: Chọn câu trả lời đúng:

1. Không ai đồng ý với tôi cả, .................chồng tôi nữa. a. Ngay cả

b. Trừ

2. ............. ngày mai tôi sẽ dậy sớm tập thể dục. a. Phải

b. Chắc chắn

3. Ngôi nhà anh muốn mua ấy 500 triệu .............. a. Chí ít

b. Chứ mấy

4. ............... con phải nói điều đó với mẹ. a. Lẽ ra

b. Ai đời

5. Hôm nay cô giáo không đến lớp, ....................cô giáo bị ốm. a. Hình như

b. Đời nào

6. Hôm qua chị ấy gặp tai nạn ở ngã tư đường, ............... chị ấy không bị thương nặng.

a. Lẽ ra b. Cũng may

Bài tập 2: Điền từ đã cho vào chỗ trống:

May quá Trời ơi Ngộ nhỡ Chắc chắn Ít ra Đời nào

1. Nghe nói hơm qua bà phải vào bệnh viện, tôi lo lắm, .................bà không sao.

2. Anh gọi điện thông báo cho chị ấy đi, ..................... chị ấy không biết. 3. ..................... sao bây giờ anh mới nộp báo cáo cho giám đốc.

4. Anh ta keo kiệt lắm ...................... anh ta chịu cho cho tôi vay tiền. 5. Tôi đã xem dự báo thời tiết rồi ................... trời sẽ mưa.

6. ..................... anh cũng phải có 500 triệu mới mua được nhà.

Bài tập 3:Chọn câu đúng/sai trong các câu đã cho sau và chỉ ra lỗi:

1. Anh khơng nói trước nhỡ bà ấy khơng biết để đến đây thì sao. 2. Tơi khơng bị ốm phải chi thì tơi đã đi tham quan với cả lớp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Lẽ ra tôi đã đi Hà Nội hơm qua nhưng chuyến bay hỗn do thời tiết xấu. 4. Cậu khơng được nói như thế đáng ra với thầy giáo.

5. Tôi chắc chắn sẽ đến tham dự đám cưới của anh chị.

Bài tập 4:Sắp xếp các từ sau thành câu đúng:

1. Bài tập / ít nhất / làm / mất / ba tiếng / xong / này / phải / đồng hồ. 2. Chứ mấy / anh ta / ô tô / này / mua / xe / hết / 200 triệu / có.

3. Lẽ ra / chúng tơi / giờ / thêm / không phải / làm / hôm nay.

4. Cậu ấy / là / đích thị / người / điểm / đạt / cao / nhất / kì thi / trong / lần này.

5. Mặc dù / chắc chắn / anh ấy / khó khăn / nhưng / vượt qua / sẽ.

2. Làm gì có 3. Đáng ra 4. Ai lại 5. Ngộ nhỡ 3.3.3. Một số bài tập khắc phục lỗi về trật tự chủ ngữ và vị ngữ trong câu

Bài tập 1: Nối cột A với cột B để hoàn thành câu đúng:

A B

1. Ngoài trời đang mưa to anh nên a. Sẽ đi cắm trại ở ngoại ô thành phố

2. Ngày mai nếu trời đẹp chúng tơi b. Đều đã lập gia đình rồi 3. Chúng tôi thường xuyên c. Đi chơi nhớ đội mũ nhé 4. Anh chị tôi d. Anh nên đem theo ô

5.Trời nắng lắm em e. Luyện nói tiếng Việt với nhau

Bài tập 2: Chọn câu đúng/sai trong các câu đã cho sau và chỉ ra lỗi:

1. Là nơi trai gái gặp nhau để trao đổi tình cảm chợ tình Sapa. 2. Trời mưa ướt hết rồi quần áo.

3. Anh sẽ mua cho em quyển sách mà em thích. 4. Tôi mua điện thoại tặng sinh nhật em gái tôi. 5. Bây giờ đã bị phá rồi tịa nhà đó.

Bài tập 3: Sắp xếp các từ đã cho sau thành câu đúng:

1. Em / cà phê / đi / uống / chúng ta / học bài / còn.

2. Em / mượn / chỉ / cho / xe máy / cô ấy / thôi / một ngày. 3. Cả / tuần này / tuần sau / chúng tôi / bận / đều / lẫn.

4. Chúng tôi / thăm / trước khi / không / cô giáo / về / đến / không thể / nước.

5. Hôm qua / chẳng / là gì / tơi / anh / nói / với / rồi.

Bài tập 4: Hồn chỉnh các câu sau

1. Tuy không gặp nhau thường xuyên nhưng ............................................. 2. Em phải học chăm chỉ kẻo...................................................................... 3. Cô ấy bị ốm sau khi ................................................................................ 4. Trước khi đi ngủ bạn nên........................................................................ 5. Một ngày nào đó...................................................................................... 6. Chúng ta nên thường xuyên tập thể dục .................................................

Bài tập 5:Đặt câu với các từ/cụm từ và cấu trúc sau:

1. Thử + ĐT 2. Do ...... nên 3. Tốt nghiệp 4. Tiết kiệm 5.Cứ .....là 3.4. Tiểu kết

Ở chương 3 chúng tôi đã miêu tả một số lỗi thường gặp về trật tự sắp xếp các thành phần trong câu mà sinh viên Lào học tiếng Việt tại trường đại học Quảng Bình thường mắc phải. Từ kết quả khảo sát đã trình bày ở trên, có thể thấy rằng, các lỗi về trật tự từ trong trạng ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất với 33 lỗi, lỗi về tình thái ngữ có 16 lỗi và lỗi về trật tự chủ ngữ và vị ngữ cũng có 16 lỗi. Trong đó các lỗi thường gặp tập trung nhiều ở trình độ A và trình độ B, lỗi về trật tự từ trong câu ở trình độ C chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Tương tự như ở các lỗi về trật tự ngữ, người học có sự nhận diện được lỗi và cải thiện được các lỗi về trật tự từ qua các trình độ.Càng về sau thì người học càng mắc ít lỗi về trật tự từ hơn. Điều này chứng tỏ rằng các lỗi về trật tự từ trong ngữ hay trong câu không phải là vấn đề khó khắc

ngữ pháp giữa hai ngơn ngữ, nên người học thường chỉ mắc lỗi ở trình độ A và trình độ B, tức là giai đoạn bắt đầu học tiếng Việt, lúc này người học áp dụng phương pháp dịch trực tiếp từ tiếng mẹ đẻ gây nên các lỗi. Ở các lỗi về trật tự câu, nguyên nhân chủ yếu gây ra lỗi cũng là do chiến lược giao tiếp và chuyển di giảng dạy. Người học đã mắc lỗi khi sử dụng những kiến thức đã có nhưng khơng chắc chắn và tìm mọi cách để diễn đạt ý trong giao tiếp của mình, từ đó người học đã tạo ra một kết cấu không đúng thay vào chỗ của kết cấu thông thường mà khơng hề nhận ra mình đã mắc phải lỗi về ngữ pháp của tiếng Việt. Ngồi ra cịn một lí do khác ảnh hưởng đến các lỗi của người học do người học ở giai đoạn này chưa thực sự hiểu được văn hóa giao tiếp, cách diễn đạt biểu thị trạng thái hay cảm xúc trong tiếng Việt. Muốn sửa được lỗi về trật tự từ trong câu, đòi hỏi người dạy phải cung cấp một mơ hình ngữ pháp đúng cho người học, tiến hành ôn tập các quy tắc đã cho và làm các bài luyện rèn luyện kĩ năng và kiến thức. Đồng thời người dạy cũng nên chú trọng đến việc bổ sung nền tảng văn hóa cho người học.

Dựa trên kết quả khảo sát và nhận diện lỗi, chúng tôi cũng sắp xếp thiết kế một số dạng bài tập để khắc phục các lỗi đó. Trong q trình tiến hành các bài tập, chúng tơi cũng đồng thời nhắc lại các cấu trúc, chỉ ra, giải thích các lỗi cho người học và thực hành giao tiếp cụ thể các mẫu câu giúp người học đạt được kết quả tốt hơn trong việc tiếp nhận ngôn ngữ đích.

KẾT LUẬN

Khi tiếp nhận một ngơn ngữ mới, làm quen với một hệ thống mã mới mà hệ thống này không trùng khớp với hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ. Đối với người học đã trưởng thành có năng lực ngơn ngữ ổn định và hồn thiện thì việc học ngơn ngữ thứ hai sẽ khó khăn hơn nhiều và kết quả là tạo ra nhiềulỗi hơn trong quá trình thụ đắc một ngôn ngữ mới [7; tr.124] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi đã tiến hành khảo sát các lỗi về trật tự từ của sinh viên Lào học hệ tiếng Việt dự bị tại trường đại học Quảng Bình. Kết quả so sánh và khảo sát cho ta thấy sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ là rất lớn. Sở dĩ được vậy là do tiếng Lào và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập. Điểm giống nhau của hệ thống ngữ pháp của hai ngôn ngữ được thể hiện chủ yếu ở các đặc điểm và các thành phần cấu tạo nên từng đơn vị ngữ pháp. Tuy nhiên, hệ thống ngữ pháp giữa tiếng Lào và tiếng Việt cũng có những điểm khác nhau nhất định.Sự khác biệt tập trung ở phương thức cấu tạo từ và ở trật tự giữa các thành phần cấu tạo cụm từ (ngữ).

Chúng tôi đã phân loại kết quả khảo sát theo các lỗi về ngữ, câu và theo trình độ A, B và C. Chúng tơi đã nhận thấy rằng lỗi về trật tự ngữ chủ yếu xảy ra ở trình độ A, trong khi lỗi về trật tự sắp xếp các thành phần câu lại tập trung ở trình độ B và C. Lỗi về cụm danh từ có 79 lỗi trong đó trình độ A chiếm 72%, trình độ B chiếm 24% và trình độ C là 4%. Lỗi về cụm động từ khảo sát được 97 lỗi, trong đó lỗi ở trình độ A chiếm 51,5%, trình độ B chiếm 27,8% và trình độ C chiếm 20,7%. Lỗi về trật tự câu có 65 lỗi, trong đó lỗi về trật tự trạng ngữ chiếm số lượng nhiều nhất 33 lỗi chiếm 50,1%, trật tự tình thái ngữ và chủ ngữ - vị ngữ tương đương nhau với 16 lỗi. Dựa trên thực tiễn giảng dạy và kết quả khảo sát thu thập được chúng tôi nhận thấy rằng lỗi về trật tự từ trong câu và trong ngữ mà sinh viên Lào tại trường đại học Quảng Bình mắc phải trong quá trình học tiếng Việt không chỉ xuất phát từ lỗi chuyển di ngơn ngữ mà cịn đến từ lỗi vượt tuyến hay chiến lược giao tiếp của người học. Lỗi chuyển di thường xảy ra ở trình độ A. Ở giai đoạn này người học mới bắt đầu có sự tiếp xúc với ngơn ngữ thứ hai, nên vẫn giữ tư duy của ngôn ngữ mẹ đẻ, áp dụng những quy tắc

lỗi của bản thân. Lỗi vượt tuyến và lỗi chiến lược giao tiếp thường xảy ra ở giai đoạn sau của người học, ở trình độ B và C. Nguyên nhân là do người học đã trải qua giai đoạn làm quen với ngơn ngữ thứ hai, có được một vốn tri thức cơ bản của tiếng Việt, đồng thời cũng thích nghi và tạo được thói quen sử dụng ngơn ngữ thứ hai nên khơng cịn vận dụng nhiều ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngơn ngữ đích. Trái lại, người học sẽ hình thành nên phản xạ với ngôn ngữ thứ hai, vận dụng tri thức đã có để giao tiếp. Trong nhiều trường hợp, người học khơng nắm chắc tri thức đã có hoặc lúng túng trong cách sử dụng nhưng vẫn tìm mọi cách để giao tiếp, do đó đã gây nên lỗi.

Có thể thấy rằng phương thức trật tự từ là một phương thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc biểu thị các ý nghĩa ngữ pháp của tiếng Việt. Thực tế khảo sát cho thấy những lỗi về trật tự từ trong diễn đạt của sinh viên Lào học tiếng Việt cũng là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 76 - 124)