Thiết kế một số bài tập khắc phục lỗi trật tựtừ trong ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 54)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝTHUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.4.Thiết kế một số bài tập khắc phục lỗi trật tựtừ trong ngữ

Dựa trên việc nhận diện những lỗi về trật tự trong ngữ đã nói ở trên, chúng tơi đưa ra hệ thống một số dạng bài tập rèn luyện nhận thức cũng như kỹ năng cho người học nhằm củng cố kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt, tránh lặp lại những lỗi đã có. Các dạng bài tập khắc phục lỗi về trật tự ngữ sẽ đi từ dạng đơn giản là dạng nhận diện, không cần hiểu một cách đầy đủ cũng có thể làm được nhằm hình thành nên thói quen ngôn ngữ đến dạng cao hơn là các dạng bài tập tự tạo lập đòi hỏi người học phải hiểu và nắm được kiến thức ngữ pháp của tiếng Việt.

Dạng bài tập nhận diện thường sẽ là những dạng bài tập lựa chọn, tức là lựa chọn 1 đáp án đúng trong số những đáp án đã có sẵn. Loại bài tập giúp người học hình thành nên cái nhìn tổng quan về cấu trúc ngữ pháp trong câu, làm quen với những cấu trúc đó trong tiếng Việt và bước đầu nhận diện được sự khác biệt giữa ngơn ngữ mẹ đẻ với ngơn ngữ đích.

Sau khi đã bắt đầu làm quen và nhận diện được, thì người học sẽ được chuyển sang dạng bài tập thứ hai là loại bài tập tạo lập. Dạng bài tập này yêu cầu người học ứng dụng kiến thức đã được làm quen ở dạng thứ nhất.Dạng bài tập tạo lập này tồn tại dưới nhiều hình thức và cũng đi từ dễ đến nâng cao nhằm giúp người học vừa củng cố kiến thức vừa ứng dụng được.

Dựa trên các cấu trúc không đúng ngữ pháp thu được từ kết quả khảo sát, chúng tôi sẽ xây dựng các dạng bài tập khắc phục lỗi giúp khắc phục lỗi về trật tự ngữ.

STT Cấu trúc Cấu trúc sai Cấu trúc đúng 1 Cụm danh từ TT + Đ1 Đ1 + TT 2 TT + Đ2 Đ2 + TT 3 TT + cái Cái + TT 4 Đ4/Đ5 + TT TT + Đ4/Đ5 5 T2 + Đ2 + T1 Đ2 + T1 + T2 6 Cụm động từ TT + Ptd Ptd + TT 7 Ptg1 + TT + Ptg2 Ptg1 + Ptg2 + TT 8 TT + Ptg Ptg + TT 9 TT + Pts Pts + TT 10 TT + Pmđ Pmđ + TT 11 TT + Pml Pml + TT 12 Btt + Ppđ (không) + TT (được) Ppđ(không) + TT (được) + Btt 13 Ppđ + Ptg + TT Ptg + Ppđ + TT 14 Bph + TT TT + Bph 15 Bkq + TT TT + Bkq 16 Btd + TT TT + Btd 17 Btt/Bkc + TT TT + Btt/Bkc

Bảng 2.3: Các cấu trúc sai về trật tự từ trong cụm từ

2.3.1. Một số bài tập khắc phục lỗi về trật tự cụm danh từ

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng điền vào các câu sau:

1. Gia đình tơi có .................? a. Người 7.

b. 7 người.

b. con 2

3. ............... học sinh đều phải làm bài tập về nhà. a. Tất cả

b. Những

4. Làm ơn lấy giúp tôi .......... bút màu xanh ở trên bàn. a. Cái

b. Con

5. Tôi muốn mua hai ............... vở mới. a. Cái

b. Quyển

Bài tập 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Các mọi những tất cả Chiếc tấm bức cái 1. ..............em phải học tập chăm chỉ mới đạt kết quả tốt được. 2. Mẹ tôi may hai ................... rèm cửa sổ mới.

3. Mỗi tháng cô đấy đều gửi cho tôi hai ................... thư. 4. ................. người nên rèn luyện lối sống lành mạnh.

5. ........................ quyển vở kia là của chị tôi mua cho chúng tôi nhân dịp năm học mới.

6. Tôi bị mèo tha mất một .................. dép.

7. ............... bạn cao cao kia là lớp trưởng lớp tôi.

8. .................những cái cây kia đều do các em học sinh trồng đấy.

Bài tập 3: Chọn câu đúng/sai trong các câu sau:

1. Mỗi tháng bạn ấy viết cho tôi thư 2 bức.

2. Tất cả học sinh trường tôi đều tham gia cuộc thi an tồn giao thơng. 3. Ở chợ đêm có người nhiều.

5. Tơi muốn mua cái áo màu xanh kia. 6. Bình hoa cái đó là của bà nội tơi để lại.

Bài tập 4: Sắp xếp các từ sau thành câu đúng:

1. Hôm qua / tôi / anh trai / mua / tôi / đã / cho / sách / quyển / 4 / mới. 2. Những / tất cả / kia / bài báo / bố / dịch / tôi / do / đều.

3. Trẻ em / có / đều / mọi / quyền / vui chơi / học tập / và. 4. Cô ấy / áo / đã / màu xanh / bốn / mua / cái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tôi / mẹ / cá / con / ba / chợ / đi / nấu / để / bữa trưa.

Bài tập 5: Hoàn chỉnh các câu đã cho sau:

1. Tất cả sinh viên trường Đại học Quảng Bình.............................................. 2. ............................................................................................. ba phịng ngủ. 3. Tơi đã mua một ít hoa quả .................................................................. 4. Mẹ tôi đã mua hai tấm vải áo dài ............................................................... 5. Cả gia đình tơi............................................................................................

Bài tập 6: Đặt câu với các từ, cụm từ và cấu trúc sau:

1. Mọi 2. Tất cả học sinh 3. Khách du lịch 4. Ba chiếc ô màu đỏ 5. Vài 2.3.2. Một số bài tập khắc phục lỗi về trật tự cụm động từ

Bài tập 1: Chọn đáp án đúng điền vào các câu sau:

1. Tôi ..............vui khi được mời tới thăm nhà cô giáo. a. Rất

b. Lắm

a. Rất b. Lắm

3. Anh ấy vẫn ............ ngủ ở nhà. a. Đang

b. Đã

4. Chúng tôi vừa ..............mới đến Hà Nội sáng nay. a. Sẽ

b. Mới

5. Bố tôi ..............dậy sớm để tập thể dục. a. Luôn Luôn

b. Mãi mãi

6. Anh ấy ................ ăn cơm vì sợ béo? a. Ít

b. Hay

Bài tập 2: Nối cái về ở cột A với các vế ở cột B sao để hoàn thành câu đúng:

A B

1. Mùa hè năm nay chúng tôi sẽ a. Nộp báo cáo cho giám đốc 2. Các bạn lớp A cũng đang b. Đi du lịch Thái Lan

3. Chúng tôi thường dậy sớm c. Đi làm về sớm

4. Ngày mai là sinh nhật mẹ anh nhớ d. Dọn dẹp vệ sinh phịng học 5. Chị ấy vẫn khơng e. Để tập thể dục

Bài tập 3: Chọn câu đúng/sai trong các câu sau:

1. Tơi đã từng đi Sapa với gia đình vào năm ngối. 2. Tơi làm hết xong bài tập mới đi chơi.

4. Người ta sẽ chèo thuyền để đưa chúng tôi đi tham quan động. 5. Anh chơi game đừng nữa, tập trung học bài đi.

6. Bạn đi ra đến cửa thì rẽ phải, cửa hàng tiện lợi nằm ở cuối đường. 7. Bố tơi tập thể dục ít khi nên sức khỏe khơng tốt.

8. Bạn khơng được nói chuyện điện thoại ở thư viện.

Bài tập 4: Sắp xếp các từ sau thành câu đúng:

1. Hết / chứ / đi / uống / cà phê / giờ / làm việc / chúng ta / rồi. 2. Anh / không / thuốc / trong / ở / được / hút / phịng.

3. Đi làm / tơi / mới / mua / ô tô/ sau / vừa / 10 năm. 4. Cửa / ra / mở / thoáng / cho/ anh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Ông ta / uống / hay / lắm / rượu.

Bài tập 5: Hoàn chỉnh các câu đã cho sau:

1. Giờ cao điểm, đường phố đông lắm, chị đừng.................................... 2. Tơi vẫn đang cố gắng hồn thành báo cáo mặc dù.............................. 3. Chúng tôi được.................................................................................... 4. Sau khi học xong tiếng Việt chúng tôi................................................ 5. Cô giáo nhắc chúng tôi phải................................................................

Bài tập 6: Đặt câu với các từ, cụm từ và cấu trúc sau:

1. Đừng + động từ 2. Được/bị 3. ĐT + theo 4. Thuyết phục 5. Vẫn cứ 2.5. Tiểu kết

Trên đây chúng tôi đã miêu tả lỗi về trật tự từ trong ngữ mà chủ yếu là trong cụm danh từ và cụm động từ mà sinh viên Lào học tiếng Việt tại

bày ở trên, có thể thấy rằng, các lỗi về trật tự từ ở cụm động từ có tỉ lệ cao hơn với 97 lỗi, lỗi về trật tự cụm danh từ có 79 lỗi, trong đó các lỗi thường tập trung nhiều ở trình độ A với 51,5% ở cụm động từ và 72% ở cụm danh từ. Lỗi về trật tự từ trong ngữ ở trình độ C chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ với 20,7% ở cụm động từ và 4% ở cụm danh từ. Điều này cho thấy rằng, người học có sự nhận diện được lỗi và cải thiện được các lỗi về trật tự từ qua các trình độ. Có thể giải thích ngun nhân cho q trình nhận biết và sửa lỗi này ở học viên là do tiếng Việt và tiếng Lào có cấu trúc ngữ pháp khá tương đồng, cho nên người học thường chỉ mắc lỗi ở trình độ A, tức là giai đoạn bắt đầu học tiếng Việt, lúc này người học áp dụng phương pháp dịch trực tiếp từ tiếng mẹ đẻ gây nên lỗi. Nguyên nhân gây ra lỗi ở cụm danh từ chủ yếu do giao thoa ngôn ngữ, người học vẫn sử dụng tư duy tiếng mẹ đẻ trong khi bắt đầu học tiếng Việt, ngược lại lỗi ở cụm động từ chủ yếu do nguyên nhân vượt tuyến và chiến lược giao tiếp. Tuy nhiên cho dù nguyên nhân gây nên lỗi là gì, thì trong kết quả khảo sát, chúng tơi cũng ghi nhận sự giảm dần lỗi về trật tự từ từ trình độ A đến trình độ C.

Dựa trên kết quả khảo sát và nhận diện lỗi, chúng tôi cũng sắp xếp thiết kế một số dạng bài tập để khắc phục các lỗi đó. Trong q trình tiến hành các bài tập, chúng tôi cũng đồng thời chỉ ra, giải thích các lỗi cho người học và thực hành giao tiếp cụ thể các mẫu câu giúp người học đạt được kết quả tốt hơn trong việc tiếp nhận ngơn ngữ đích.

CHƢƠNG 3: KHẢO SÁT LỖI VỀ TRẬT TỰ THÀNH PHẦN CÂU VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP KHẮC PHỤC LỖI

3.1. Dẫn nhập

Tiếng Việt và tiếng Lào đều thuộc loại hình ngơn ngữ đơn lập (isolating language), khơng biến hình(amorphouslanguage)vàđều có đặcđiểmlà các từ khơng biến đổi hình thái để biểu thị các phạm trù ngữpháp,khơngcódấuhiệuhìnhthứcbiểuthịcácmốiquanhệgiữacáctừtrong cụm từ và câu. Ý nghĩa ngữ pháp của các từ trong câu còn được biểu thị chủ yếu bằng trật tự các thành tố, hư từ và ngữ cảnh. Tính đơn lập là đặc điểm bao trùm các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của tiếngViệt và tiếng Lào. Xét về loại hình trật tự từ thì tiếng Việtvà tiếng Lào có cùng chung loại hình đối với thành phần câu, đó là loại hình: S V O. Tuy có nhiều sự tương đồng nhưng trật tự sắp xếp các thành phần câu trong tiếng Việt và tiếng Lào cũng có một số nét khác biệt dẫn đến việc hình thành nên lỗi về trật tự sắp xếp trong câu của học viên người Lào khi học tiếng Việt.

Có thể định nghĩa câu là đơn vị ngôn ngữ thuộc lĩnh vực cú pháp (syntax). Đó là một tập hợp từ, ngữ được liên kết với nhau theo một trật tự định sẵn, có quy tắc và biểu hiện một ý tưởng nhất định. Câu trong lời nói, trên văn bản là thành phần của một đoạn văn (paragraph), liên kết với các câu khác tạo nên ý tưởng hoàn chỉnh, trọn vẹn của một đoạn văn.Cũng tương tự như trong tiếng Việt, câu trong tiếng Lào có thể phân loại theo cấu trúc hoặc theo hành động giao tiếp. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi sẽ khảo sát các lỗi về trật tự sắp xếp các thành phần trong câu đơn bình thường của tiếng Việt.

3.2. Lỗi trật tự từ trong câu

3.2.1. Đặc điểm câu tiếng Việt

Cho đến nay do ảnh hưởng của ngữ pháp Châu Âu nên các cơng trình nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt vẫn tồn tại khá nhiều ý kiến khác nhau, đặc biệt là trong nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu về thành phần câu tiếng Việt, chúng tôi sẽ khái quát lại một số đặc điểm của thành phần câu tiếng Việt.

Thành phần câu là những thành phần tham gia nòng cốt câu (bắt buộc phải có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hoặc phụ thuộc trực tiếp vào nòng cốt câu.Những thành phần tham gia vào nòng cốt câu là thành phần chính của câu bao gồm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ bắt buộc của vị ngữ. Còn những từ ngữ phụ thuộc vào tồn bộ nịng cốt câu được gọi là thành phần phụ của câu bao gồm: trạng ngữ, khởi ngữ, tình thái ngữ, liên ngữ...

- Chủ ngữ: là bộ phận của nòng cốt câu, biểu thị chủ thể ngữ pháp của vị ngữ. Chủ ngữ chủ yếu do danh từ và đại từ đảm nhiệm nhưng cũng có trường hợp động từ, tính từ hay cụm từ tham gia vai trò này. Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và đứng trước vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ. Là thành tố bắt buộc không thể bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu.

Ví dụ: 1) Trăng lặn

2) Thi đua là yêu nước.

3) Cô ấy đã làm xong báo cáo.

- Vị ngữ: là bộ phận nịng cốt của câu, có quan hệ qua lại với thành phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng mà chủ ngữ biểu thị. Vị ngữ có thể do động từ, tính từ, cụm giới từ, cụm chủ vị đảm nhận. Vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ.

Ví dụ: 1) Cô ấy dáng người dong dỏng cao. 2) Cái ấm này bằng nhơm.

3) Ơng ấy ngồi vườn.

- Trạng ngữ: là thành phần phụ của câu, biểu thị các ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, phương diện, cách thức, mục đích, nguyên nhân.... của sự tình được nêu trong câu. Trạng ngữ do từ, cụm từ đẳng lập hay cụm từ chính phụ tạo thành. Quan hệ giữa trạng ngữ và nịng cốt câu có thể dẫn nhập trực tiếp, không cần quan hệ từ.Trạng ngữ thường đứng đầu câu.Khi đứng ở cuối hay giữa câu, trạng ngữ phải được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy (khi viết) và quãng ngắt hơi khi nói [1; tr.82].

Ví dụ: 1) Hàng tháng, bác phu trạm lại vào nhà tơi đưa thư. 2) Vì nắng nóng, rừng rất dễ cháy.

3) Để kịp tiến độ, công nhân phải làm việc tăng ca.

- Khởi ngữ: là thành phần phụ của câu, được dùng để nêu một đối tượng, một nội dung với tư cách là đề tài của câu nói. Khở ngữ đứng trước nòng cốt câu, được tách khỏi nịng cốt bằng dấu phẩy (và ngắt hơi khi nói), có thể được nối với phần cịn lại của câu bằng các từ thì, là...[1; tr.84]

Ví dụ: 1) Giàu thì anh chê là trụy lạc. Nghèo thì anh chê là ích kỉ, nhỏ nhen.

2) Hai mẹ con, một người chí tử, một người chí hiếu.

- Tình thái ngữ: là các biểu thức tình thái chuyên biệt, khơng nằm trong nịng cốt câu, được dùng để biểu thị một số ý nghĩa tình thái của câu phát ngôn như ý kiến, sự đánh giá, thái độ, quan hệ của người nói với người nghe và với sự tình được phản ánh trong câu. Tình thái ngữ khơng biểu thị ý nghĩa miêu tả của câu mà biểu thị nghĩa tình thái. Ý nghĩa tình thái thường gặp trong ba trường hợp: tình thái chỉ ý kiến, tình thái chỉ quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: 1) Sapa quả là món quà tặng diệu kì thiên nhiên dành tặng

cho đất nước ta.

2) Ơi trời, thằng bé khơng làm sao.

- Liên ngữ: là thành phần biệt lập, không nằm trong cấu trúc ngữ pháp cơ bản của câu, thường đứng trước nòng cốt câu, dùng để liên kết ý câu chứa nó với ý của các phần văn bản có liên quan, đứng ở trước hoặc sau nó. Liên ngữ khơng biểu thị ý nghhĩa sự vật của câu nhưng có chức năng tường minh hóa, cụ thể hóa mối quan hệ giữa các đơn vị mà nó kết nối.Liên ngữ có các loại nêu trình tự các câu; nêu quan hệ đồng nhất, đối lập, tương phản; nêu ý nghĩa giải thích; nêu ý nghĩa tổng kết, khái quát.

Ví dụ: 1) Thoạt tiên, anh ta ngồi thụp xuống, rồi bắt đầu ơm đầu

khóc nấc lên.

2) Cặp mỏ chích bơng tí tẹo bằng hai cái mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy.

- Bổ ngữ: là một trong những thành phần chính, cùng với chủ ngữ và vị ngữ tạo nên nịng cốt câu. Bổ ngữ có thể là một danh từ, cụm danh từ, động từ, cụm động từ hoặc cụm chủ vị.Bổ ngữ luôn xuất hiện sau vị ngữ.

Ví dụ: 1) Chúng tơi tặng q cho trẻ em nghèo. 2) Nó đi Hà Nội 2 năm rồi.

3.2.2. Đặc điểm câu tiếng Lào

Câu là đơn vị ngôn ngữ thuộc lĩnh vực cú pháp (syntax). Đó là một tập hợp từ, ngữ được liên kết với nhau theo một trật tự định sẵn, có quy tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi trật tự từ trong câu tiếng việt của sinh viên lào học tiếng việt (tại trường đại học quảng bình) (Trang 54)