6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
Mạng lưới xã hội là một phương tiện để giúp cho các cựu sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Công đoàn năm 2015 tìm kiếm được việc làm. Để có
được một nghề nghiệp trong tương lai đúng với mong muốn, họ đã được đưa ra cho bản thân những sự lựa chọn công việc. Mặt khác, sự tương tác của các mối quan hệ xã hội cũng có ảnh hưởng tới việc tìm kiếm việc làm của các cựu sinh viên sau khi ra trường.
1.3.1. Thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thoả mãn và lảng tránh nỗi khổ đau.
Thuyết này gắn với tên tuổi của rất nhiều nhà xã hội học tiêu biểu như: George Homans, PeterBlau, JamesColeman…Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Tiêu biểu là định đề duy lý của Homans, cá nhân sẽ lựa chọn hành động nào mà giá trị của kết quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất. Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách thức hiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực. Phạm vi của mục đích đây không chỉ có yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần. “Sự lựa chọn chỉ hợp lý trên cơ sở đánh giá các yếu tố, các điều kiện khách quan của hành động từ phía bản thân chủ thể, từ góc độ chủ quan của người ra quyết định chứ khó có thể dựa vào những tính toán chính xác”. [2, tr 366- 367].
Thuyết lựa chọn duy lý được vận dụng trong mạng lưới xã hội để giúp chúng ta tìm hiểu trong những thuận lợi, khó khăn, những điều kiện sẵn có của thực tế xã hội, những mối quan hệ của các bạn cựu sinh viên sẽ đưa ra suy nghĩ
và tính toán sao cho sự lựa chọn của mình là tốt nhất, phù hợp với năng lực và nguyện vọng của các bạn cựu sinh viên.
Con người luôn có xu hướng hành động dựa trên cơ sở của việc tính toán thiệt hơn. Việc tìm kiếm được một việc làm cũng như vậy. Trong vô vàn những lựa chọn được gia đình, người thân, bè bạn đưa ra hiện nay, cựu sinh viên sẽ sẽ lựa chọn những công việc nào mà có thể giúp họ thỏa mãn được nhu cầu của mình.
Những tiêu chí lựa chọn, tìm kiếm công việc của các cựu sinh viên mặc dù mang tính cá nhân nhưng nó không còn là đơn thuần hành vi mang tính cá nhân mà chính là những chuẩn mực được thừa nhận bởi nhóm nhỏ, giúp quá trình tìm kiếm công việc của các bạn được trở nên thuận tiện hơn. Áp dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý vào trong đề tài này, ta thấy việc sử dụng mạng lưới xã hội trên thực tế được bắt nguồn từ việc các cá nhân lựa chọn trao đổi những lợi ích (về vật chất hoặc tinh thần) với nhau, từ đó hình thành nên các quan hệ. Những quan hệ này dần dần được hình thành một mạng lưới, và được coi như vốn xã hội.
1.3.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội:
Thuyết mạng lưới xã hội là một nhánh của khoa học xã hội đã được ứng dụng cho một phạm vi rộng của tổ chức con người, từ những nhóm nhỏ cho đến toàn bộ quốc gia. Thuật ngữ “mạng lưới” liên quan đến chuỗi các vật thể, điểm mấu chốt, và một bản đồ miêu tả về mối quan hệ giữa các vật thể. Theo cách thức của mạng lưới xã hội thì các vật thể liên quan đến con người hoặc những nhóm người. Ví dụ, một mạng lưới có thể bao gồm một con người và quan hệ của người đó với mỗi một người bạn cũng như người thân của anh/chị đấy. Mối quan hệ đó có thể có định hướng một chiều hoặc hai chiều [44].
Do vậy, có thể định nghĩa một cách đơn giản, mạng lưới bao gồm tập hợp các đối tượng (trong toán học: giao điểm) và một lược đồ hoặc sự miêu tả của mối quan hệ giữa các đối tượng đó. Mạng lưới đơn giản nhất bao gồm hai đối
tượng, A và B và một mối quan hệ kết nối giữa chúng, khi có nhiều hơn một mối quan hệ, mạng lưới xã hội được gọi theo thuật ngữ là quan hệ đa thành phần. Một trong những lý do mà thuyết về mạng lưới xã hội được nghiên cứu là bằng sự hiểu biết về mối quan hệ giữa một cá nhân đối với người khác, chúng ta có thể đánh giá được vốn xã hội của cá nhân đó. Bởi vì, vốn xã hội liên quan đến vị trí mạng lưới của khách thể và bao gồm khả năng đạt được các nguồn lực có trong các thành viên của mạng xã hội đó. Nói cách khác, mạng lưới các quan hệ là sản phẩm của các chiến lược đầu tư, của các cá nhân hoặc tập thể, có ý thức hay không có ý thức nhằm thiết lập hoặc tái tạo các quan hệ xã hội được sử dụng trực tiếp trong giai đoạn ngắn hạn hoặc lâu dài[44].
Lý thuyết về mạng lưới xã hội được dùng trong các nghiên cứu về xã hội học, nhân học và nhiều chuyên ngành khoa học xã hội. Mạng lưới xã hội là một cách tiếp cận mới với công cụ nghiên cứu được xây dựng trên 4 định đề cơ bản [2].
Các cá nhân cá thể hoá trong các mối quan hệ.
Các kinh nghiệm được sử dụng và mang ý nghĩa trong các hệ thống các mối quan hệ.
Các mối quan hệ quyết định một phần các kinh nghiệm thực tế và các biểu hiện của nó.
Nghiên cứu các mối quan hệ giúp ta hiểu được các hiện tượng xã hội. Các phân tích bằng thuyết mạng lưới xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1954 trong bài viết của John A. Barnes, nhà xã hội học thuộc trường phái Manchester, công bố trên tạp chí “Quan hệ con người”. Những tư tưởng tiên phong xuất hiện trong triết học xã hội của Georg Simmel (đầu thế kỷ XX), tư tưởng tâm lý xã hội của Moreno (đầu những năm 30), nhân học cấu trúc chức năng của Radcliffe Brown, nhân học cấu trúc của Claude Levis-Strauss, ngôn ngữ học của Roman Jakobson và các lý thuyết toán học (đại số tuyến tính, ma
trận và các lý thuyết về đồ thị). Nghiên cứu mạng lưới hoàn chỉnh và dựa vào lý thuyết về biểu đồ và ma trận để thể hiện và phân tích các dữ liệu về quan hệ nhằm làm rõ các đặc tính cấu trúc mạng lưới. Đặc điểm về mặt cấu trúc của một mạng lưới xã hội dựa trên các yếu tố: đặc điểm của mối quan hệ (loại tương tác) định hướng – không định hướng, đối xứng – phi đối xứng, trực tiếp gián tiếp, tính đồng nhất: sự tương đồng về đặc điểm giữa các nhân tố trong mối quan hệ, sức mạnh của các quan hệ, tần xuất tương tác v.v.. và đặc điểm của cấu trúc: kiểu quan hệ, mật độ của các mạng lưới, khoảng cách giữa các thành viên trong mạng lưới, các dạng thức tập trung, những lỗ hổng cấu trúc v.v… [2].
Qua việc áp dụng lý thuyết mạng lưới xã hội vào đề tài, ta nhận thấy rằng những mối quan hệ trong mạng lưới xã hội đều đóng vai trò trong việc hình thành nên vốn xã hội. Mạng lưới xã hội ở đây có thể là các mối quan hệ sinh viên đã ra trường có được qua người thân, bạn bè, hoặc do chính bản thân sinh viên đã tự tạo ra cho mình trong quá trình học tập hoặc tham gia các hoạt động khi còn ở trong nhà trường.