6. Cấu trúc của luận văn
2.4. Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua thầy cô giới thiệu
Nếu như gia đình là nơi sinh ra và nuôi dưỡng con người, thì nhà trường là nơi để giáo dục, đào tạo về nhiều mặt để tạo nên những con người có những đức tính tốt đẹp, tiếp nhận được những tri thức của nhân loại để có thể trở thành những người có ích cho xã hội.
Trong quá trình học tập, rèn luyện của mình tại trường học, ngoài việc tương tác, xây dựng những mối quan hệ với nhiều bạn bè xung quanh, thì sinh viên cũng có sự tương tác với những thầy cô giáo dạy mình. Đối với những thầy cô thuộc những ngành mà họ đang theo học, thì sự tương tác này còn nhiều hơn nữa. Nếu như công việc của các thầy cô đối với trẻ em hay thanh thiếu niên chủ yếu là giảng dạy thực hiện quá trình truyền đạt những kiến thức; thì đối với những bạn sinh viên, các thầy cô hiện tại lại có thêm một “công việc” nữa, đó chính là việc giúp đỡ sinh viên tìm kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Các thầy cô sẽ căn cứ vào nguồn thông tin mình có được (có thể là từ bạn bè của thầy cô, hoặc những đơn vị thầy cô từng cộng tác…) để tư vấn, giới thiệu cho các bạn sinh viên những công việc phù hợp với các bạn. Trên thực tế, số lượng những sinh viên đã tốt nghiệp tìm kiếm được công việc thành công thông qua mạng lưới xã hội này cũng khá lớn, chiếm tỷ lệ 24% trong tổng số những sinh viên đang có việc làm hiện nay.
16.3 4.7 20.9 9.3 2.3 9.3 37.2. BHLĐ CTXH KT QTKD QTNL TCNH XHH
Biểu đồ 2.9 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ thầy cô giới thiệu
Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài
Qua bảng số liệu trên, chúng ta thấy được sự chênh lệch rõ của sinh viên những ngành khác nhau trong việc sử dụng mạng lưới xã hội này. Ngành TCNH dẫn đầu với số lượng cựu sinh viên có được việc làm thông qua sự giới thiệu của thầy cô (chiếm tỷ lệ 37.2%). Đứng thứ hai là ngành KT (chiếm tỷ lệ 20.9%). Tiếp đến là ngành BHLĐ với 16.3%. Ngành QTKD và XHH có tỷ lệ cựu sinh viên dùng sự giới thiệu của thầy cô để tìm kiếm việc làm hiện tại bằng nhau là 9.3 %. Ngành CTXH có tỷ lệ 4.7% và cuối cùng là ngành QTNL có tỷ lệ 2.3%. Ở đây chúng ta nhận thấy rằng không có bất cứ một sinh viên ngành luật nào sử dụng sự giới thiệu của thầy cô để có được công việc hiện tại.
Nếu như có khá ít sinh viên thuộc ngành TCNH có tỷ lệ cựu sinh viên tìm được việc làm thông qua những mối quan hệ bạn bè ít hơn những ngành khác khá nhiều; thì đối với việc được thầy cô giới thiệu, tỷ lệ tìm kiếm được công việc của họ lại khá cao, và cao hơn khá nhiều khi so sánh với những ngành học khác. Tương tự với ngành kế toán và BHLĐ, những cựu sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng tìm được công việc thông qua sự giới thiệu của thầy cô khá
nhiều. Điều này có thể được lí giải do tính chuyên ngành của ngành học. Tại những trường đại học khác nói chung, và trường đại học Công đoàn nói riêng, đối với ngành TCNH, luôn có sự liên hệ từ các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính và các thầy cô giảng dạy. Bước đầu là để tìm kiếm sinh viên thực tập tại ngân hàng, và sau đó tiến tới tuyển dụng chính những bạn sinh viên đó để vào làm việc chính thức. Sinh viên học BHLĐ trong trường cũng được rất nhiều những công ty xây dựng, nhà máy xí nghiệp, đơn vị kỹ thuật quan tâm tuyển dụng, vì hiện tại có khá ít trường tiến hành đào tạo bậc đại học kỹ sư BHLĐ. Có những trường hợp những công ty, đơn vị này liên hệ với giảng viên trong khoa BHLĐ để được giới thiệu sinh viên dù mới đang học năm thứ 3. Điều đó lý giải tại sao đối với việc sử dụng những mối quan hệ của thầy cô, có những bạn sinh viên đã có việc làm từ trước khi nhận bằng tốt nghiệp.
“Lúc mình học năm cuối đang tìm chỗ thực tập thì được cô giáo trong khoa có giới thiệu đến nhà máy xử lý nước thải. Lúc đầu nghĩ đến nhà máy điểm danh xong về thôi nhưng hóa ra phải làm cùng các anh chị ở đấy luôn. Kết thúc đợt thực tập cũng là lúc mình được đề nghị ký hợp đồng. Thế là làm ở nhà máy đến giờ luôn”
(Nam, Cựu sinh viên khoa BHLĐ) Bên cạnh việc được giới thiệu việc làm bằng những mối quan hệ của thầy cô, các bạn cựu sinh viên cũng có cơ hội tiếp cận được các cơ hội việc làm qua những buổi hội thảo về việc làm hoặc những chương trình tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp những kỹ năng cần thiết khi đi xin việc do nhà trường tổ chức... Trong thời đại ngày nay, khi vấn đề việc làm đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với sinh viên sau khi ra trường, thì việc nhiều nhà trường giúp đỡ sinh viên tốt nghiệp tiếp cận với những cơ hội việc làm đang dần dần trở thành một trong những yếu tố thu hút thí sinh đăng ký vào học tập.
Trường Đại học Công đoàn cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong những năm gần đây, nhà trường đã liên tục tổ chức những buổi Hội thảo hướng nghiệp và Tư vấn việc làm cho sinh viên; tổ chức Diễn đàn sinh viên với việc làm; phối hợp với báo Lao động tổ chức chương trình Ngày hội việc làm cho sinh viên. Qua những chương trình được tổ chức, các bạn sinh viên có những cơ hội được định hướng nghề nghiệp, cũng như bước đầu được tiếp cận với các công việc mà mình mong muốn hoặc cảm thấy phù hợp; từ đó tạo tiền đề để họ có thể tìm kiếm được công việc sau khi nhận được tấm bằng tốt nghiệp Đại học.
Bảng 2.4 Tƣơng quan giữa thời gian có đƣợc công việc và mạng lƣới xã hội sử dụng (N=43)
Thời gian nhận đƣợc công việc Tổng
Có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp Từ 1- 2 tháng Từ 3- 6 tháng Từ 6- 12 tháng Trên 12 tháng
Thông qua thầy cô giới thiệu
Số lượng 4 5 22 10 2 43
Tỷ lệ % 9.3 11.6 51.2 23.3 4.7 100.0
Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài
Đối với những cựu sinh viên sử dụng mạng lưới xã hội thông qua thầy cô giới thiệu để tìm kiếm được công việc hiện tại, có 43 người (chiếm tỷ lệ 24%). Trong đó, có 4 cựu sinh viên (chiểm tỷ lệ 9.3%) có được công việc hiện tại trước khi nhận bằng tốt nghiệp; 5 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 11.6%) có được công việc hiện tại sau khi nhận bằng tốt nghiệp từ 1 đến 3 tháng; 22 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 51.2%) có được công việc hiện tại từ 3 đến 6 tháng; 10 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 23.3%) có được công việc hiện tại từ 6 đến 12 tháng. Còn lại 2 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 4.7%) tìm được công việc hiện tại trên 12 tháng.
Chúng ta có thể thấy được việc được thầy cô giới thiệu sẽ giúp cho sinh viên rút ngắn được thời gian xin việc của mình.
Rõ ràng, việc sử dụng loại mạng lưới xã hội thông qua những mối quan hệ của thầy cô giới thiệu đã mang lại những thuận lợi cho các bạn sinh viên. Không những là thuận lợi về sự gần gũi, tiếp xúc thường xuyên mà còn cả sự thuận lợi về thời gian tìm kiếm được công việc.