Địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 34 - 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4. Địa bàn nghiên cứu

Ngày 15 tháng 5 năm 1946, lớp đào tạo cán bộ Công vận đầu tiên được khai giảng tại đình Khuyến Lương, xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã mở đầu cho lịch sử 70 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam. 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và sự hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường đã đoàn kết, phấn đấu xây dựng trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trung tâm nghiên cứu lý luận của tổ chức Công đoàn Việt Nam, thành viên của hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [17].

Ngày 19/05/1992 Trường Cao cấp Công đoàn được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra quyết định đổi tên thành Trường Đại học Công đoàn. Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa ngành, đa cấp trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Từ năm 1992 đến nay, trường Đại học Công Đoàn Việt Nam vừa thực hiện chức năng đào tạo cán bộ cho tổ chức Công đoàn (chỉ tiêu do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao), vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội (theo chỉ tiêu Nhà nước giao), từng bước khẳng định vị trí và uy tín của Nhà trường trong xã hội [17].

Đào tạo sau đại học của Nhà trường bắt đầu từ tháng 10 năm 2007. Hiện nay, Trường đã có:

01 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sỹ Quản trị nhân lực;

05 chuyên ngành Thạc sĩ (Quản trị nhân lực, Quản trị Kinh doanh, Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, Xã hội học và Kế toán);

09 ngành đào tạo trình độ đại học, đào tạo bằng 2 và đào tạo song ngành (Quan hệ lao động, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Bảo hộ lao động, Xã hội học, Công tác xã hội, Luật);

03 ngành đào tạo cao đẳng (Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng), đào tạo liên thông từ trung cấp, cao đẳng lên đại học.

Tổng quy mô sinh viên hệ chính quy và không chính quy hàng năm của Trường là hơn 10.000 sinh viên. Cùng với đào tạo chính quy, đào tạo sau đại học, Trường tiếp tục đào tạo hệ vừa làm vừa học, đào tạo liên thông các ngành.

Để góp phần vào nhiệm vụ chiến lược xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng vững mạnh, Trường Đại học Công đoàn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phong trào công nhân, cho tổ chức Công đoàn Việt Nam. Chương trình đào tạo Đại học phần lý luận và nghiệp vụ công đoàn được bắt đầu từ năm 1996. Bằng việc phối hợp với

Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, công đoàn các tổng công ty, nhà máy xí nghiệp, các lớp bồi dưỡng tập huấn đã được mở ra, thu hút hàng vạn lượt người tham gia, góp phần vào nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục của công đoàn Việt Nam.

Hiện nay, nhà trường mở các lớp đào tạo về Bảo hộ lao động, Kế toán, Luật, Tài chính ngân hàng… cho nhiều tỉnh và tập đoàn kinh tế trong cả nước. Nhà trường đào tạo các lớp văn hóa quần chúng cho cán bộ công đoàn; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ứng dụng cho các đối tượng có nhu cầu, nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn theo chuyên đề cho cán bộ công đoàn các cấp [17].

Tuy hiện tại nhà trường có 9 ngành đào tạo, nhưng ngành quan hệ lao động mới được mở vào năm 2015.Vì vậy, trong năm 2015 chỉ có 8 ngành có cựu sinh viên tốt nghiệp. Cụ thể, trong đó có 243 sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, 221 sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, 198 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán, 99 sinh viên tốt nghiệp ngành xã hội học,96 sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực, 96 sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội, 93 sinh viên tốt nghiệp ngành luật và 90 sinh viên tốt nghiệp ngành bảo hộ lao động [17].

Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Công đoàn đã đạt được kết quả trên các mặt hoạt động, và đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)