Tỷ lệ sinh viên hiện nay đang có việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 42)

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy được một điều rằng trong số những sinh viên được khảo sát, tỷ lệ sinh viên hiện tại đang có một công việc lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng những sinh viên hiện tại chưa có việc làm (179 sinh viên (chiếm tỷ lệ 94.71%) so với 10 sinh viên (chiếm tỷ lệ 5.29%)). Đây thực sự là một con số tích cực đối với thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay, khi chỉ có rất ít cựu sinh viên chưa có việc làm.

Đối với những sinh viên hiện tại đang có việc làm này, chúng ta cần tìm hiểu thực trạng tìm kiếm việc làm của họ ra sao, công việc hiện tại của họ có mức thu nhập như thế nào để có thể có được một cái nhìn tổng quát nhất. Không chỉ dừng lại ở đó, khi dựa vào số lượng sinh viên hiện tại đã có việc làm này,

chúng ta có thể tìm hiểu được họ đã sử dụng loại mạng lưới xã hội nào để tìm kiếm công việc này, từ đó tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn về tần suất sử dụng mạng lưới quan hệ của sinh viên nói chung, và phân tích sâu hơn sự khác biệt giữa những ngành học trong việc lựa chọn các loại mạng lưới xã hội nhằm phục vụ mục đích của bản thân mình. Liệu rằng có sự khác biệt giữa những ngành học trong việc sử dụng các loại mạng lưới xã hội để tìm kiếm các cơ hội việc làm hay không? Hoặc nói cách khác, những ngành học khác nhau có xu hướng lựa chọn những mạng lưới xã hội ra sao? Điều này sẽ được quan tâm làm rõ trong những phần sau.

Trở lại với biểu đồ trên, trong số 10 sinh viên hiện nay chưa có việc làm, chúng ta cũng nên quan tâm đến việc từ trước đến nay, họ đã từng nhận được bất kỳ một công việc nào để đem lại thu nhập hay chưa? Nếu có, thì từ khi tốt nghiệp, họ đã từng thay đổi bao nhiêu công việc? Bởi lẽ có thể họ cũng đã từng sử dụng mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình không ít thì nhiều. Theo khảo sát của đề tài, thì cả 10 sinh viên hiện nay tuy rằng chưa có việc làm, nhưng trong quá khứ họ cũng đã từng tham gia thị trường lao động với nhiều những công việc khác nhau.

Qua những thông tin thu thập được của đề tài, trong số 10 sinh viên hiện nay chưa có việc làm, thì có 7 sinh viên đã từng có 1 công việc từ sau khi tốt nghiệp. Còn lại, có 3 sinh viên đã từng làm 2 công việc từ sau khi tốt nghiệp, và không có sinh viên nào thay đổi từ 3 công việc trở lên. Sau đó, vì những lí do cá nhân nên họ đã quyết định không tiếp tục làm những công việc đó nữa. Nhưng kết quả này cũng phần nào chứng tỏ rằng họ có thể đã sử dụng mạng lưới xã hội để có được một hoặc vài công việc từ sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, họ cũng sẽ nhận biết được những hệ quả của việc sử dụng mạng lưới xã hội đến quá trình tìm kiếm việc làm.

Đối với những cựu sinh viên hiện tại đang có việc làm, thời gian tìm kiếm được công việc hiện tại của các bạn cũng không giống nhau. Có những trường hợp đặc biệt mà các bạn cựu sinh viên đã có được cho mình một công việc từ trước khi tốt nghiệp, và đó chính là công việc hiện tại của các bạn luôn. Nhưng cũng có những bạn đã thử qua những công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp một thời gian rồi mới tìm kiếm được cho mình công việc hiện tại nên khoảng thời gian từ khi tốt nghiệp đến khi có được công việc hiện tại cũng sẽ dài hơn.

3.91

13.97

37.43 37.99

6.7

Có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp

Từ 1- 3 tháng

Từ 3-6 tháng

Từ 6-12 tháng

Trên 12 tháng

Biểu đồ 2.2: Thời gian có đƣợc việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Theo số liệu khảo sát của đề tài về thời gian phần lớn các bạn cựu sinh viên có được công việc hiện tại, có 37.99% các bạn cựu sinh viên có được công việc hiện tại sau khi tốt nghiệp từ 6- 12 tháng, chiếm số lượng lớn nhất. Tiếp ngay sau đó với tỷ lệ chênh lệch thực sự rất ít, là 37.43% các bạn cựu sinh viên có được công việc hiện tại sau khi tốt nghiệp từ 3- 6 tháng. Những bạn cựu sinh viên có việc làm sau khi nhận bằng tốt nghiệp từ 1- 3 tháng có tỷ lệ ít hơn khá nhiều chiếm 13.97%. Bên cạnh những bạn cựu sinh viên có khoảng thời gian

tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp trung bình từ 12 tháng đổ lại thì cũng có 6.7% số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp mất tới trên 12 tháng để nhận được việc làm hiện tại. Đồng thời cũng có một số lượng khá ít sinh viên có được việc làm từ trước khi nhận bằng tốt nghiệp và tiếp tục làm nó đến bây giờ, tương ứng với 3.91%. Như vậy, chúng ta thấy được thời gian để có được công việc hiện tại của các bạn cựu sinh viên tuy dao động trong những khoảng thời gian khác nhau từ trước khi tốt nghiệp đến trên 12 tháng, nhưng nhìn chung đều ở mức trung bình từ 3- 12 tháng sau khi tốt nghiệp là các bạn đã có được công việc cho mình và tiếp tục làm công việc đó ở hiện tại. Đây là một khoảng thời gian duy lý đối với những bạn cựu sinh viên vừa ra trường và đang tìm kiếm việc làm cùng với sự hỗ trợ của những mạng lưới xã hội họ đang có.

Đối với những bạn cựu sinh viên hiện tại đang tham gia vào thị trường lao động, vấn đề tiền lương và thu nhập cũng là một khía cạnh đáng quan tâm nghiên cứu. 3 45 88 29 10 4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 4 triệu 5 triệu 6 triệu 7 triệu 8 triệu 9 triệu

Biểu đồ 2.3 Mức lƣơng bình quân hiện nay (N= 179)

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Lương là một trong những tiêu chí phần nào có phản ảnh hiệu quả làm việc, đóng góp cho cơ quan làm việc, thâm niên của người lao động, đồng thời tiền lương cũng phản ánh mức sống của họ. Kết quả nghiên cứu thể hiện, chiếm

số lượng lớn nhất về mức lương đang nhận hàng tháng là mức lương trung bình 6 triệu đồng, mức lương này chiếm 49.2% tổng số lượng người được hỏi. Đây là mức lương phổ biến trong xã hội hiện nay. Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có mức lương trung bình 5 triệu đồng trở lên cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong đó có 25,1% sinh viên sau khi ra trường có mức lương khoảng 5 triệu đồng, có 16.2% sinh viên sau khi ra trường có mức lương trung bình khoảng 7 triệu đồng. Ngoài ra, cũng có những sinh viên có thu nhập cao hơn mức trung bình. Có 5.6% sinh viên có được công việc với mức lương 8 triệu, và 2.2% sinh viên có thu nhập hàng tháng khoảng 9 triệu đồng. Như vậy, với mức lương nhận được hàng tháng xét về góc độ trung bình trung hiện nay trong xã hội thì các bạn cựu sinh viên nhận được ở mức trung bình khá. Có những trường hợp thu nhập của các bạn cựu sinh viên cao hơn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá ít. Mặt khác, bên cạnh đó vẫn có những bạn cựu sinh viên hàng tháng vẫn nhận được mức lương khoảng 4 triệu, dù chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp là 1.7% trong tổng số tất cả số người được hỏi, những cũng đã cho thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp những khó khăn nhất định khi chọn việc làm, tìm việc làm và có việc làm với đồng lương phù hợp, đủ trang trải cuộc sống.

Tóm lại, theo kết quả khảo sát của đề tài, chúng ta đã biết được hiện tại những cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2015 trường Đại học Công đoàn đều đã từng hoặc đang làm một công việc nào đó để tham gia vào thị trường lao động. Đối với những sinh viên đang có việc làm, thời gian để tìm kiếm được công việc của họ là trong khoảng 1 năm đổ lại. Mức thu nhập hiện tại cũng đang ở mức trung bình khá. Đối với những cựu sinh viên hiện tại tuy chưa có việc làm, nhưng trong quá khứ họ cũng đã từng làm một công việc nào đó. Điều này thể hiện được rõ sự năng động của các bạn cựu sinh viên khi luôn cố gắng tham gia vào thị trường lao động để có thể thể hiện được bản thân mình.

Trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình, với những hy vọng sẽ nhận được những công việc phù hợp với chuyên môn, sở thích, và những mong đợi khác của bản thân, sinh viên trường Đại học Công đoàn đã sử dụng nhiều loại mạng lưới xã hội khác nhau để có thể tìm được công việc mình mong ước. Những loại mạng lưới xã hội mà sinh viên thường sử dụng để tìm kiếm việc làm được đề tài này nghiên cứu bao gồm: những mối quan hệ trong gia đình, họ hàng; những mối quan hệ bạn bè; những mối quan hệ với thầy cô, nhà trường; và những mạng lưới quan hệ có được thông qua việc tham gia các tổ chức (CLB, đội nhóm…) trong quá trình học tập.

Trong khảo sát của đề tài khi tiến hành điều tra thu được thông tin hiện tại có 179 cựu sinh viên đang có việc làm trên tổng số 189 cựu sinh viên. Đối với 10 sinh viên đã từng có việc làm từ sau khi tốt nghiệp trong quá khứ, nhưng hiện tại họ chưa có việc làm đã nêu ở phần trước, chúng ta thử xem rằng liệu có phải những cựu sinh viên này đã từng sử dụng những loại mạng lưới xã hội vừa nói để tìm kiếm được công việc trong quá khứ hay không? Và nếu có thì họ đã lựa chọn những loại mạng lưới xã hội nào để tìm kiếm được việc làm vào thời điểm đó.

Qua số liệu thực tiễn của đề tài khi tìm hiểu 10 cựu sinh viên hiện nay chưa có việc này, tác giả phát hiện được loại mạng lưới xã hội đã từng được các sinh viên sử dụng nhiều nhất chính là các mối quan hệ bạn bè (50% sinh viên đã lựa chọn). Tiếp sau đó là thông qua thầy cô giới thiệu để tìm kiếm được công việc (40%). Việc sử dụng các mối quan hệ thông qua các tổ chức (CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia chiếm 30%; và cuối cùng là việc sử dụng các mối quan hệ trong gia đình, họ hàng để tìm việc được ít sinh viên lựa chọn nhất, chiểm tỷ lệ 20%. Ở đây khi tìm kiếm việc làm, có thể họ đã từng vận dụng nhiều những mạng lưới xã hội khác nhau, nhưng vào thời điểm đó, mạng lưới

xã hội giúp cho họ tìm kiếm được việc làm nhiều nhất đó chính là qua những người bạn của mình.

Vậy, sự lựa chọn của 10 cựu sinh viên hiện tại không có việc làm nhưng trước đây đã từng sử dụng mạng lưới xã hội để tìm việc liệu có khác biệt gì so với sự lựa chọn của những bạn cựu sinh viên hiện tại đang có việc làm hay không? Đối với những bạn cựu sinh viên đang có việc làm này; để tìm được công việc hiện tại họ đã sử dụng loại mạng lưới xã hội nào? Loại mạng lưới xã hội nào được sử dụng nhiều nhất để mang tới công việc hiện tại cho nhóm cựu sinh viên này ?

42.50% 24.60% 24% 8.90% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% Thông qua các tổ chức, đoàn thể ( CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia

Thông qua thầy cô giới thiệu

Thông qua các mối quan hệ bạn bè

Thông qua các mối quan hệ gia đình, họ hàng

Biểu đồ 2.4 Sử dụng mạng lƣới xã hội nào để có công việc hiện tại (N=179)

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Qua bảng số liệu trên, ta đã thấy được một bức tranh tổng quát về việc sử dụng mạng lưới xã hội để tìm kiếm được công viện hiện tại của các bạn sinh viên. Trong số 189 các bạn cựu sinh viên được trưng cầu ý kiến, có 179 người trả lời rằng hiện tại đang có việc làm. Trong số những bạn cựu sinh viên này, mỗi người lại tiếp cận những mạng lưới xã hội khác nhau để tìm kiếm được công việc. Cụ thể, tỷ lệ những bạn cựu sinh viên tìm được công việc hiện tại

thông qua các mối quan hệ gia đình, họ hàng là lớn nhất (76 sinh viên, chiếm tỷ lệ 42.5%). Xếp thứ hai là thông qua các mối quan hệ bạn bè (44 sinh viên, chiếm tỷ lệ 24.6%). Tiếp đến là thông qua thầy cô giới thiệu để nhận được công việc hiện tại (43 sinh viên, chiếm tỷ lệ 24%). Cuối cùng là thông qua các tổ chức (CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia (16 sinh viên, chiếm 8.9 %). Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy được sự chênh lệch giữa việc sử dụng những loại mạng lưới xã hội khác nhau khi tìm kiếm việc làm của sinh viên. Việc sử dụng mạng lưới quan hệ gia đình, họ hàng được rất nhiều bạn cựu sinh viên lựa chọn. Và con số này chênh lệch khá lớn so với tất cả những mạng lưới xã hội còn lại. Điều này dường như cũng phù hợp với suy nghĩ chung của người dân trong xã hội, rằng việc sử dụng những mối quan hệ trong gia đình để tìm kiếm việc làm sẽ thuận lợi hơn. Sự chênh lệch của việc sử dụng những mối quan hệ bạn bè và nhờ sự trợ giúp của thầy cô giới thiệu không đáng kể. Trong khi đó, chúng ta thấy khá ít cựu sinh viên có được công việc hiện tại từ những tổ chức (CLB, đội nhóm…) mà bản thân đã tham gia.

Sau khi đã tìm kiếm được một công việc cụ thể, những cựu sinh viên này bắt đầu sử dụng những kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong suốt quá trình học tập và rèn luyện ở mái trường đại học với mục đích để phục vụ cho công việc mình đang làm. Bất cứ sinh viên nào, dù không ít thì nhiều, khi đi làm họ cũng có mong muốn được đóng góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển chung của đơn vị mình đang phục vụ.

Đối với những sinh viên vừa ra trường, tìm kiếm được một công việc để làm là điều không dễ dàng, và để bản thân thích nghi cũng như làm công việc đó trong một thời gian dài thì lại càng khó hơn. Trong quá trình cống hiến cho đơn vị, các cựu sinh viên dần dần được tiếp xúc và va chạm nhiều hơn với những khía cạnh khác nhau của công việc. Những điều này có thể mang đến cho những bạn cựu sinh viên sự đánh giá đối với công việc của mình. Với một

người bình thường, họ có thể hài lòng hoặc chưa hài lòng đối với công việc của bản thân hiện tại; điều này không có gì cần bàn cãi. Nhưng điểm chúng ta cần quan tâm ở đây, là sau khi đã nhận được sự hỗ trợ cũng như sử dụng những mối quan hệ xung quanh để tìm kiếm được một công việc, thì những bạn cựu sinh viên đang hài lòng với công việc hiện tại của mình ở mức độ nào.

Nếu chỉ tìm hiểu một cách chung chung rằng họ có hài lòng về công việc hiện tại hay không thì sẽ gây khó khăn cho người trả lời, và thông tin thu về sẽ không được rõ ràng. Vì vậy, để xem rằng các cựu sinh viên đánh giá về công việc mình đang làm ra sao, ở đây tác giả đã đưa ra một số những chỉ báo cụ thể để có thể tìm hiểu được điều này một cách thuận tiện hơn.

- Công việc phù hợp chuyên ngành: đây là tiêu chí nhằm xem xét rằng công việc mà các bạn tìm được có phù hợp với chuyên ngành mình đã từng học hay không, các bạn có ứng dụng được những kiến thức và kỹ năng trong quá trình học của mình vào công việc hay không. Việc có thể ứng dụng những kiến thức đã học sẽ giúp các bạn cựu sinh viên có những thuận lợi và đạt hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 42)