Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua các tổ chức(CLB, đội nhóm…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.5. Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua các tổ chức(CLB, đội nhóm…).

Đối với thế hệ sinh viên hiện nay, càng ngày họ càng sáng tạo và năng động. Sự năng động được thể hiện bằng việc, ngoài những khoảng thời gian lên lớp bắt buộc, họ luôn tạo cho mình những hoạt động khác nhau vào thời gian rảnh rỗi. Có những bạn sinh viên thì quyết định đi làm thêm, có bạn tham gia những lớp học thêm để bổ sung kiến thức…; có bạn sinh viên lại sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình để tham gia những tổ chức (CLB, đội nhóm…) hay các câu lạc bộ để giao lưu với những người có cùng sở thích hoặc để có thể trau dồi thêm những kỹ năng bản thân còn thiếu…

Trường Đại học Công đoàn với những truyền thống hoạt động năng nổ của sinh viên từ xưa đến nay, đã có rất nhiều những câu lạc bộ và đội nhóm khác nhau được thành lập nhằm phục vụ cho sở thích, nhu cầu của các bạn sinh viên. Những câu lạc bộ hay đội nhóm đó trong quá trình hình thành và hoạt động ít nhiều đều mang lại những lợi ích cho các bạn sinh viên trong quãng thời gian học tập tại nhà trường. Những câu lạc bộ lớn và nổi bật của nhà trường có thể kể đến CLB sinh viên tình nguyện, CLB hiến máu nhân đạo, CLB Nhà quản trị tương lai (FMC), đội hành trang khởi nghiệp, CLB tiếng Anh…

Ngoài ra, với sự năng động của bản thân chính các bạn sinh viên, cũng có những bạn đã tham gia những tổ chức, CLB hoặc hội nhóm bên ngoài nhà trường. Điều này thể hiện được khả năng tiếp cận với nguồn thông tin nhanh nhạy cũng như khả năng hòa nhập của các bạn sinh viên trong thời đại hiện nay.

Đối với những bạn sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Công đoàn năm học 2015, có khá nhiều bạn cũng đã tham gia các CLB, đội nhóm… trong quá trình đang học tập. Tuy nhiên, sự tham gia của mỗi ngành học cũng có sự khác nhau. Có những ngành có tỷ lệ sinh viên tham gia các CLB đội nhóm khá nhiều, nhưng cũng có những ngành có tỷ lệ sinh viên tham gia các CLB đội nhóm khá ít. Thậm chí, cũng có những ngành không có sự tham gia vào các tổ chức hoặc CLB của các bạn sinh viên trong quá trình học tập.

Bảng 2.5 Số lƣợng cựu sinh viên tham gia các tổ chức (CLB, đội nhóm…) (N=70) Tần suất Tỷ lệ % BHLĐ 4 5.71 CTXH 13 18.57 Kế toán 10 14.29 Luật 8 11.43 QTKD 9 12.86 QTNL 6 8.57 TCNH 11 15.71 XHH 9 12.86 Tổng 70 100

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Trong số 189 những bạn cựu sinh viên được hỏi, chỉ có 70 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 37%) đã từng tham gia các hoạt động đoàn thể hoặc câu lạc bộ trong quá trình học tập nhà trường. Đối với những nhóm ngành khác nhau, thì sự tham gia của các bạn cựu sinh viên có sự khác biệt. Với đặc trưng của ngành học về cộng đồng, xã hội; các bạn cựu sinh viên khoa CTXH có sự tham gia nhiều nhất về các câu lạc bộ sinh viên tình nguyện hoặc cộng tác viên của một số tổ chức xã hội (chiếm tỷ lệ 18.57%). Theo sau đó là các bạn sinh viên thuộc

gia nhiều trong Đội hành trang khởi nghiệp của nhà trường. Với việc khoa chủ quản thành lập CLB Nhà quản trị tương lai (FMC), các bạn sinh viên ngành QTKD có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động và cũng đã tham gia khá nhiều vào CLB này trong quá trình học tập (với tỷ lệ 12.86%). Tương tự với ngành CTXH, những cựu sinh viên ngành XHH cũng tham gia khá tích cực trong những hoạt động và các CLB tình nguyện với tỷ lệ 12.86%. Các bạn cựu sinh viên ngành luật cũng thể hiện được sự tích cực năng động của mình với tỷ lệ 11.43% sinh viên có tham gia các hoạt động đoàn thể. Số lượng cựu sinh viên ngành QTNL và BHLĐ tham gia các tổ chức (CLB, đội nhóm…) trong thời gian học tập tại trường thể hiện rằng họ cũng có tham gia các hoạt động, tuy rằng có ít hơn các nhóm ngành khác với tỷ lệ lần lượt là 8.57% và 5.71%.

Nếu như so sánh đối với những loại mạng lưới xã hội khác như gia đình, bạn bè hay thầy cô thì sự tương tác của những sinh viên đã tốt nghiệp trong loại mạng lưới xã hội đoàn thể này có ít hơn, vì trên thực tế không phải cựu sinh viên nào cũng đã từng tham gia các tổ chức (CLB, đội nhóm…) trong quá trình học tập. Vậy nên, tỷ lệ những cựu sinh viên trường Đại học Công đoàn tìm kiếm được công việc hiện tại thành công bằng loại mạng lưới xã hội này cũng ít hơn so với những loại mạng lưới khác. Chỉ có 16 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 8.9%) có được công việc hiện tại nhờ việc sử dụng mạng lưới xã hội của các tổ chức (CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia.

56.2% 18.8%

25.0%

CTXH QTKD

XHH

Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ trong tổ chức (CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Trong số tất cả 8 ngành học, thì chỉ có 3 ngành có cựu sinh viên sử dụng mạng lưới quan hệ này. Đó chính là ngành CTXH, QTKD và XHH. Ngành CTXH là ngành có số lượng cựu sinh viên tham gia các tổ chức (CLB, đội nhóm…) nhiều nhất, và cũng là ngành có tỷ lệ cựu sinh viên tìm kiếm được công việc hiện tại qua mạng lưới tổ chức nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 56.2%). Như đã giải thích ở trên, với đặc thù ngành học, những cựu sinh viên ngành này có sự tham gia nhiệt tình các tổ chức(CLB, đội nhóm…) cũng như chủ động tham gia làm cộng tác viên tại những tổ chức khác ngoài trường học. Vì vậy, sự tương tác cũng như mạng lưới quan hệ của họ đem lại nhiều khả năng để tiếp cận công việc hơn một chút.

Với ưu thế có một câu lạc bộ FMC do chính khoa chủ quản thành lập, các cựu sinh viên ngành QTKD có nhiều điều kiện để tham gia, và tiếp cận những

cơ hội việc làm khác nhau từ ngay trong quá trình vẫn học tập tại trường. Số lượng những bạn cựu sinh viên khoa QTKD đã tìm được công việc hiện tại thông qua các tổ chức mà mình đã tham gia là 4 sinh viên (chiếm tỷ lệ 25%).

Cuối cùng, với sinh viên tốt nghiệp ngành XHH, cũng đã có một số sinh viên tìm được việc làm hiện tại dựa vào những tổ chức (CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành XHH tìm được việc làm qua loại mạng lưới xã hội này là 18.8%.

Bảng 2.6 Tƣơng quan giữa thời gian có đƣợc công việc và mạng lƣới xã hội sử dụng (N=16)

Thời gian nhận đƣợc công việc Tổng

Có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp Từ 1- 3 tháng Từ 3- 6 tháng Từ 6- 12 tháng Trên 12 tháng Thông qua các tổ chức (CLB, đội nhóm…) bản thân đã tham gia

Số lượng 0 4 3 7 2 16

Tỷ lệ % 0.0 25.0 18.8 43.8 12.5 100.0

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Đối với những cựu sinh viên sử dụng các mối quan hệ trong những tổ chức (CLB, đội nhóm…) mà bản thân đã tham gia để tìm kiếm được công việc hiện tại, có 16 người (chiếm tỷ lệ 8.9%). Trong đó, có cựu sinh viên (chiểm tỷ lệ 0%) có được công việc hiện tại trước khi nhận bằng tốt nghiệp; 4 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 25%) có được công việc hiện tại sau khi nhận bằng tốt nghiệp từ 1 đến 2 tháng; 3 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 18.8%) có được công việc hiện tại từ 3 đến 6 tháng; 7 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 43.8%) có được công việc hiện tại từ 7

đến 12 tháng. Còn lại 2 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 12.5%) tìm được công việc hiện tại trên 12 tháng.

Tiểu kết chƣơng 2

Hiện nay, phần lớn các sinh viên tốt nghiệp trường Đại học công đoàn năm 2015 đã kiếm được việc làm, và họ khá hài lòng với công việc hiện tại của mình. Thời gian tìm kiếm việc làm của các cựu sinh viên đa phần rơi vào khoảng thời gian từ 3-12 tháng sau khi nhận bằng tốt nghiệp. Có những trường hợp đặc biệt cựu sinh viên có được công việc trước khi nhận bằng tốt nghiệp.

Đối với những cựu sinh viên hiện tại chưa kiếm được việc làm, nhưng trong quá khứ họ đã từng có một công việc nào đó để kiếm thu nhập cho bản thân. Có những cựu sinh viên đã đổi nhiều công việc khác nhau. Họ cũng đã từng sử dụng những loại mạng lưới xã hội khác nhau để kiếm được công việc đó.

Các cựu sinh viên đa phần sử dụng những mối quan hệ trong gia đình, họ hàng để tìm kiếm được công việc hiện tại. Sử dụng mạng lưới quan hệ bạn bè phổ biến thứ hai. Tiếp sau đó là việc sử dụng những mối quan hệ do thầy cô giới thiệu. Cuối cùng là tìm kiếm qua các tổ chức (CLB, đội nhóm…) mà bản thân đã tham gia.

Đối với mỗi loại mạng lưới xã hội khi sử dụng để tìm kiếm công việc, sinh viên có những mức độ hài lòng khác nhau. Đối với việc sử dụng những mối quan hệ của thầy cô và thông qua các tổ chức (CLB, đội nhóm…), cựu sinh viên đều nhận được những công việc mang lại sự hài lòng. Trong tương lai, cần lưu ý đến 2 loại mạng lưới xã hội này để hỗ trợ sinh viên tốt nghiệp trong việc tìm kiếm việc làm.

CHƢƠNG 3: HỆ QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG MẠNG LƢỚI XÃ HỘI ĐẾN QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN

3.1 Hệ quả của việc sử dụng mạng lƣới xã hội đến quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên

Ở chương 2, tác giả đã đưa ra thực trạng việc làm hiện nay của các cựu sinh viên, cũng như thực trạng việc sử dụng mạng lưới xã hội của các cựu sinh viên đó. Từ đó tìm hiểu được sự khác biệt của sinh viên giữa những ngành học khác nhau đối với việc sử dụng mạng lưới xã hội.

Trong chương 3, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những hệ quả của mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của cựu sinh viên trường Đại học Công đoàn. Qua quá trình sử dụng mạng lưới xã hội để tìm kiếm được việc làm, dù là công việc trước đây hay công việc bây giờ, các cựu sinh viên đều có nhận định rằng việc sử dụng mạng lưới xã hội đem lại những hệ quả khác nhau đến việc tìm kiếm việc làm của họ. Chúng ta đều nghĩ rằng, việc sử dụng mạng lưới xã hội sẽ mang lại cho các cựu sinh viên những lợi thế hoặc thuận lợi hơn trong quá trình xin việc. Nhưng liệu rằng, có thật sự việc sử dụng những mạng lưới xã hội mang lại cho họ những lợi thế hoặc thuận lợi gì hơn trong quá trình tìm kiếm việc làm hay không? Và việc sử dụng mạng lưới xã hội có gây ra cho các bạn cựu sinh viên những hệ quả không mong đợi nào hay không? Chúng ta cùng đi phân tích để làm rõ những vấn đề vừa được nêu trên.

Đối với việc sử dụng mạng lưới xã hội để tham gia vào thị trường lao động, tác giả có đưa ra cho các bạn cựu sinh viên một số những nội dung để tìm hiểu về những thuận lợi hoặc những điểm tích cực khi có được sự hỗ trợ của các loại mạng lưới này. Những nội dung này được trên những tiêu chí sự hài lòng về việc làm hiện tại đã được nêu ở chương 1, cùng với sự bổ sung của một số những nội dung khác giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn đối với những điểm thuận lợi mà các bạn đạt được.

Bảng 3.1 Hệ quả mạng lƣới xã hội đem lại trong quá trình tìm kiếm việc làm(N=189)

Nội dung Không Tổng T/s % T/s % T/s %

1. Nhận được thông tin về công việc đầy đủ

188 99.5 1 0.5 189 100.0

2. Thời gian tìm được công việc ngắn. 101 53.4 88 46.6 189 100.0 3. Tìm được công việc phù hợp với

chuyên ngành đào tạo.

136 72.0 53 28.0 189 100.0

4. Tìm được công việc phù hợp sở thích của bản thân.

85 45 104 55 189 100.0

5. Tìm được công việc có mức thu nhập phù hợp.

84 44.4 105 55.6 189 100.0

6. Được ưu tiên hơn trong quá trình xin việc.

124 65.6 65 34.4 189 100.0

7. Tìm được công việc mang tính ổn định lâu dài

99 52.4 90 47.6 189 100.0

8. Có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xin việc

189 100 189 100 189 100.0

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Kết quả nghiên cứu thể hiện, việc sử dụng mạng lưới xã hội sẽ giúp các cựu sinh viên có nhiều sự lựa chọn hơn trong quá trình xin việc, có 100% cựu sinh viên trả lời có. Tỷ lệ cựu sinh viên trả lời có với nội dung này chiếm tỷ lệ cao nhất cho thấy, có rất nhiều lý do khiến cho các bạn có thể tiếp cận được nhiều nguồn thông tin từ công việc khác nhau, vì trong quá trình sinh hoạt hay học tập, các bạn đều có thể tiếp cận được những nguồn thông tin này. Tiếp đến là nội dung nhận được thông tin về công việc đầy đủ, các cựu sinh viên trả lời có chiếm 99.5%, không chiếm 0.5%. Rõ ràng, việc sử dụng mạng lưới xã hội để

tìm kiếm việc làm sẽ giúp cho các cựu sinh viên tiếp nhận được nguồn thông tin đáng tin cậy hơn. Vì đa phần, khi được người thân, bạn bè, đặc biệt là thầy cô giới thiệu, thì họ luôn nhận được những thông tin cụ thể họ muốn biết (thông qua trao đổi). Mặt khác, khi người giới thiệu là người thân, bạn bè hay thầy cô thì họ cũng sẽ có phần nào chịu trách nhiệm về những thông tin mình đưa ra. Từ đó, hạn chế được tối đa những vấn đề lừa đảo trong khi tìm kiếm việc làm. Chính vì vậy, hai nội dung này được các cựu sinh viên đánh giá “ có” chiếm tỷ lệ cao nhất.

Về nội dung tìm được công việc phù hợp với chuyên ngành đào tạo, số lượng cựu sinh viên trả lời có chiếm tỷ lệ 72.0%, trả lời không chiếm 28.0%. Nội dung được ưu tiên hơn trong quá trình xin việc có 65.6% cựu sinh viên đồng ý, 34.4 % cựu sinh viên không đồng ý. Tiếp sau đó là nội dung thời gian tìm được công việc ngắn, các cựu sinh viên trả lời có chiếm 53.4%, không chiếm 46.6%. Nội dung tìm được công việc mang tính ổn định lâu dài có 52.4 % cựu sinh viên tra lời có, 47.6% cựu sinh viên trả lời không. Nhìn chung, các nội dung này được cựu sinh viên đồng tình khá cao. Điều đó chứng tỏ rằng việc sử dụng mạng lưới xã hội có đem lại cho họ những cơ hội tiếp cận công việc một cách thuận lợi hơn.

Bên cạnh những nội dung được cựu sinh viên đồng tình như trên, thì cũng có những nội dung không được cựu sinh viên đồng tình. Ví dụ như nội dung tìm được công việc phù hợp sở thích của bản thân có 45% cựu sinh viên đồng ý, 55% không đồng ý. Nội dung tìm được công việc có mức thu nhập phù hợp có 44.4% cựu sinh viên đồng ý, 55.6 % không đồng ý. Điều này cũng được thể hiện qua những bảng số liệu ở trên khi chúng ta tìm hiểu về mức độ hài lòng của các cựu sinh viên với công việc hiện tại. Tiêu chí công việc phù hợp sở thích của bản thân cũng như tiêu chí thu nhập của công việc là 2 tiêu chí ít nhận được sự hài lòng của các bạn cựu sinh viên nhất.

Nhìn chung, rõ ràng việc sử dụng mạng lưới xã hội có sự hỗ trợ nhất định đối với việc tìm kiếm việc làm của các cựu sinh viên. Và họ cũng không phủ nhận điều đó. Tuy vậy, việc mang lại thuận lợi trong tìm kiếm công việc là một chuyện, còn việc các cựu sinh viên có tự tin với khả năng tự tìm kiếm được công việc hiện tại của bản thân hay không là chuyện khác.

8 164 7 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Chắc chắn Ít chắc chắn Không chắc chắn

Biểu đồ 3.1. Khả năng tìm kiếm đƣợc công việc hiện tại không sử dụng mạng lƣới xã hội

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy rằng nếu như không sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 68)