Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 36)

6. Cấu trúc của luận văn

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.5.1. Phương pháp phân tích tài liệu

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua các bài viết trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu về mạng lưới xã hội, về vấn đề tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi ra trường. Đồng thời, qua đó có sự so

sánh, đối chiếu làm phong phú nội dung đang tiến hành tìm hiểu. Các thông tin thu thập được tác giả kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc, sáng tạo.

1.5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này giúp cho tác giả có những lý giải sâu hơn về vấn đề nghiên cứu thông qua việc làm rõ hơn động cơ, mục đích cũng như bản chất của vấn đề. Cụ thể như tại sao lại sử dụng loại mạng lưới xã hội đó trong tìm kiếm công việc hiện tại, hoặc những hệ quả mà mạng lưới xã hội đem lại trong quá trình tìm kiếm việc làm. Trong đề tài này tác giả thực hiện 05 phỏng vấn sâu. Trong đó gồm: 01 phỏng vấn sâu cựu sinh viên khoa Xã hội học, 01 phỏng vấn sâu cựu sinh viên khoa kế toán, 01 phỏng vấn sâu cựu sinh viên tài chính ngân hàng, 01 phỏng vấn sâu cựu sinh viên quản trị kinh doanh và 01 phỏng vấn sâu cựu sinh viên khoa bảo hộ lao động.

1.5.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến

Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chủ đạo để thu thập thông tin cho nghiên cứu này. Tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến các cựu sinh viên để thu được các câu trả lời vào các phiếu thu thập thông tin. Câu trả lời của cựu sinh viên được hỏi chính là nguồn thông tin đáng giá cho đề tài.

Công cụ thu thập thông tin là phiếu hỏi – bảng hỏi được thiết kế sẵn. Bảng hỏi sau khi thu về sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS để xử lý ra số liệu sử dụng cho quá trình viết báo cáo.

Bên cạnh đó, việc chọn mẫu điều tra cho đề tài được tính theo công thức sau:

Tổng số sinh viên tốt nghiệp của trường Đại học Công đoàn trong năm 2015 là 1136 sinh viên. Từ đó, để được mẫu đại diện tác giả sử dụng cách tính mẫu tỷ lệ theo công thức sau [40]:

n = Nt² x pq N² + t² pq

Trong đó: n: Dung lượng mẫu cần chọn N: Tổng thể nghiên cứu t: Hệ số tin cậy của thông tin : Phạm vi sai số chọn mẫu

Pq: Phương sai của tiêu thức thay phiên (0,25) Do p+q = 100% =1 và p=q-1 (tức là p = q = 0,5 và pq = 0,25)

Trong 1136 sinh viên, với yêu cầu mức độ tin cậy là 99,7% (t = 3), sai số không vượt quá 10% (0,1). Áp dụng công thức trên ta có:

n = 1136 x 3² x 0,25

= 188 (người) 1136 x 0,1² + 3² x 0,25

Từ kết quả trên, tác giả đã chọn ra 200 cựu sinh viên để khảo sát điều tra thông tin, thu thập số liệu. Tính đại diện của thông tin được đảm bảo bằng cách phân chia đồng đều các bảng hỏi tới những cựu sinh viên. Trong tổng số phiếu thu về là 197 phiếu, sau quá trình kiểm tra và xử lý số phiếu hợp lệ là 189 phiếu.

Sau khi thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tác giả đã thống kê được cơ cấu mẫu của đề tài như sau:

Bảng 1.1 Cơ cấu mẫu STT Tiêu chí Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Ngành học Bảo hộ lao động 12 6.3 Công tác xã hội 25 13.2 Kế toán 26 13.8 Luật. 20 10.6

Quản trị kinh doanh 25 13.2

Quản trị nhân lực 26 13.8 Tài chính ngân hàng. 27 14.3 Xã hội học 28 14.8 2 Giới Nam 86 45.5 Nữ 103 54.5 3 Xếp loại tốt nghiệp Xuất sắc 0 0.0 Giỏi 7 3.7 Khá 174 92.1 Trung bình khá 8 4.2 Trung bình 0 0.0

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1, tác giả luận văn đã làm rõ nội hàm và phạm vi của một số khái niệm cơ bản của đề tài như: mạng lưới xã hội, việc làm, sinh viên tốt nghiệp... cũng như cách vận dụng trong nghiên cứu của luận văn. Đồng thời luận văn cũng phân tích rõ lý thuyết lựa chọn duy lý và lý thuyết về mạng lưới xã hội được áp dụng trong nghiên cứu về việc sử dụng mạng lưới xã hội để tìm kiếm việc làm của sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Công đoàn năm 2015. Ngoài ra, một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu trường Đại học Công đoàn đã giúp

tác giả lý giải, phân tích cho việc đưa ra những hệ quả của mạng lưới xã hội đến việc tìm kiếm việc làm của các cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2015.

CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN SỬ DỤNG MẠNG LƢỚI XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI

HỌC CÔNG ĐOÀN

2.1. Thực trạng tìm kiếm việc làm của sinh viên trƣờng Đại học Công đoàn

Ngay sau khi tốt nghiệp, phần lớn sinh viên nói chung đều có nguyện vọng sẽ tìm kiếm được một công việc phù hợp với khả năng để có thể tham gia vào thị trường lao động ; từ đó có thể kiếm được nguồn thu nhập nhất định để trang trải cuộc sống, lo cho gia đình và phục vụ cho những nhu cầu cá nhân của bản thân mình, và một phần nào đó để thể hiện bản thân. Số những sinh viên đã tốt nghiệp còn lại thì họ có nhu cầu tiếp tục học tập. Có thể họ sẽ theo học những chương trình cao học trong nước hoặc quyết định du học thể thực hiện những mục tiêu cá nhân của bản thân mình. Nhưng tựu chung lại, mục đích mà sinh viên đã tốt nghiệp hướng đến và mong đợi, thì đều là mục đích sẽ tìm được một công việc để làm .

Trong khảo sát của đề tài, khi tác giả tìm hiểu về hệ quả của mạng lưới xã hội đến việc tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn tốt nghiệp năm 2015, để tìm hiểu một cách chi tiết, một trong những thông tin được tác giả quan tâm là hiện nay các cựu sinh viên có việc làm hay không, hoặc nếu như chưa có việc làm, thì từ sau khi tốt nghiệp họ đã từng có được bất cứ việc làm nào hay chưa? Bởi lẽ, đối với những sinh viên đang hoặc đã từng tham gia thị trường lao động, chắc chắn họ cũng đã từng sử dụng những mạng lưới xã hội xung quanh mình với nhiều mức độ khác nhau, có thể ít hoặc có thể nhiều để hỗ trợ trong việc tìm kiếm được việc làm. Trên thực tế, không hiếm những trường hợp sinh viên tự tạo việc làm cho chính bản thân mình, ví dụ như bán hàng trên các mạng xã hội (facebook, lazada, tiki, shopee…), hoặc tự mở cửa hàng để kinh doanh… Tuy nhiên, trong khuôn khổ nội dung đề tài này đang nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung vào tìm hiểu những sinh viên có sử dụng mạng lưới xã hội

trong tìm kiếm việc làm nên đối những trường hợp tự tạo việc làm nêu trên sẽ không được đưa vào. Thay vào đó, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn ở những đề tài sau.

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sinh viên hiện nay đang có việc làm.

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Qua biểu đồ trên, ta nhận thấy được một điều rằng trong số những sinh viên được khảo sát, tỷ lệ sinh viên hiện tại đang có một công việc lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng những sinh viên hiện tại chưa có việc làm (179 sinh viên (chiếm tỷ lệ 94.71%) so với 10 sinh viên (chiếm tỷ lệ 5.29%)). Đây thực sự là một con số tích cực đối với thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp hiện nay, khi chỉ có rất ít cựu sinh viên chưa có việc làm.

Đối với những sinh viên hiện tại đang có việc làm này, chúng ta cần tìm hiểu thực trạng tìm kiếm việc làm của họ ra sao, công việc hiện tại của họ có mức thu nhập như thế nào để có thể có được một cái nhìn tổng quát nhất. Không chỉ dừng lại ở đó, khi dựa vào số lượng sinh viên hiện tại đã có việc làm này,

chúng ta có thể tìm hiểu được họ đã sử dụng loại mạng lưới xã hội nào để tìm kiếm công việc này, từ đó tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn về tần suất sử dụng mạng lưới quan hệ của sinh viên nói chung, và phân tích sâu hơn sự khác biệt giữa những ngành học trong việc lựa chọn các loại mạng lưới xã hội nhằm phục vụ mục đích của bản thân mình. Liệu rằng có sự khác biệt giữa những ngành học trong việc sử dụng các loại mạng lưới xã hội để tìm kiếm các cơ hội việc làm hay không? Hoặc nói cách khác, những ngành học khác nhau có xu hướng lựa chọn những mạng lưới xã hội ra sao? Điều này sẽ được quan tâm làm rõ trong những phần sau.

Trở lại với biểu đồ trên, trong số 10 sinh viên hiện nay chưa có việc làm, chúng ta cũng nên quan tâm đến việc từ trước đến nay, họ đã từng nhận được bất kỳ một công việc nào để đem lại thu nhập hay chưa? Nếu có, thì từ khi tốt nghiệp, họ đã từng thay đổi bao nhiêu công việc? Bởi lẽ có thể họ cũng đã từng sử dụng mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình không ít thì nhiều. Theo khảo sát của đề tài, thì cả 10 sinh viên hiện nay tuy rằng chưa có việc làm, nhưng trong quá khứ họ cũng đã từng tham gia thị trường lao động với nhiều những công việc khác nhau.

Qua những thông tin thu thập được của đề tài, trong số 10 sinh viên hiện nay chưa có việc làm, thì có 7 sinh viên đã từng có 1 công việc từ sau khi tốt nghiệp. Còn lại, có 3 sinh viên đã từng làm 2 công việc từ sau khi tốt nghiệp, và không có sinh viên nào thay đổi từ 3 công việc trở lên. Sau đó, vì những lí do cá nhân nên họ đã quyết định không tiếp tục làm những công việc đó nữa. Nhưng kết quả này cũng phần nào chứng tỏ rằng họ có thể đã sử dụng mạng lưới xã hội để có được một hoặc vài công việc từ sau khi tốt nghiệp. Vì vậy, họ cũng sẽ nhận biết được những hệ quả của việc sử dụng mạng lưới xã hội đến quá trình tìm kiếm việc làm.

Đối với những cựu sinh viên hiện tại đang có việc làm, thời gian tìm kiếm được công việc hiện tại của các bạn cũng không giống nhau. Có những trường hợp đặc biệt mà các bạn cựu sinh viên đã có được cho mình một công việc từ trước khi tốt nghiệp, và đó chính là công việc hiện tại của các bạn luôn. Nhưng cũng có những bạn đã thử qua những công việc khác nhau sau khi tốt nghiệp một thời gian rồi mới tìm kiếm được cho mình công việc hiện tại nên khoảng thời gian từ khi tốt nghiệp đến khi có được công việc hiện tại cũng sẽ dài hơn.

3.91

13.97

37.43 37.99

6.7

Có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp

Từ 1- 3 tháng

Từ 3-6 tháng

Từ 6-12 tháng

Trên 12 tháng

Biểu đồ 2.2: Thời gian có đƣợc việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Theo số liệu khảo sát của đề tài về thời gian phần lớn các bạn cựu sinh viên có được công việc hiện tại, có 37.99% các bạn cựu sinh viên có được công việc hiện tại sau khi tốt nghiệp từ 6- 12 tháng, chiếm số lượng lớn nhất. Tiếp ngay sau đó với tỷ lệ chênh lệch thực sự rất ít, là 37.43% các bạn cựu sinh viên có được công việc hiện tại sau khi tốt nghiệp từ 3- 6 tháng. Những bạn cựu sinh viên có việc làm sau khi nhận bằng tốt nghiệp từ 1- 3 tháng có tỷ lệ ít hơn khá nhiều chiếm 13.97%. Bên cạnh những bạn cựu sinh viên có khoảng thời gian

tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp trung bình từ 12 tháng đổ lại thì cũng có 6.7% số lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp mất tới trên 12 tháng để nhận được việc làm hiện tại. Đồng thời cũng có một số lượng khá ít sinh viên có được việc làm từ trước khi nhận bằng tốt nghiệp và tiếp tục làm nó đến bây giờ, tương ứng với 3.91%. Như vậy, chúng ta thấy được thời gian để có được công việc hiện tại của các bạn cựu sinh viên tuy dao động trong những khoảng thời gian khác nhau từ trước khi tốt nghiệp đến trên 12 tháng, nhưng nhìn chung đều ở mức trung bình từ 3- 12 tháng sau khi tốt nghiệp là các bạn đã có được công việc cho mình và tiếp tục làm công việc đó ở hiện tại. Đây là một khoảng thời gian duy lý đối với những bạn cựu sinh viên vừa ra trường và đang tìm kiếm việc làm cùng với sự hỗ trợ của những mạng lưới xã hội họ đang có.

Đối với những bạn cựu sinh viên hiện tại đang tham gia vào thị trường lao động, vấn đề tiền lương và thu nhập cũng là một khía cạnh đáng quan tâm nghiên cứu. 3 45 88 29 10 4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 4 triệu 5 triệu 6 triệu 7 triệu 8 triệu 9 triệu

Biểu đồ 2.3 Mức lƣơng bình quân hiện nay (N= 179)

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Lương là một trong những tiêu chí phần nào có phản ảnh hiệu quả làm việc, đóng góp cho cơ quan làm việc, thâm niên của người lao động, đồng thời tiền lương cũng phản ánh mức sống của họ. Kết quả nghiên cứu thể hiện, chiếm

số lượng lớn nhất về mức lương đang nhận hàng tháng là mức lương trung bình 6 triệu đồng, mức lương này chiếm 49.2% tổng số lượng người được hỏi. Đây là mức lương phổ biến trong xã hội hiện nay. Tỷ lệ sinh viên sau khi ra trường có mức lương trung bình 5 triệu đồng trở lên cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao, trong đó có 25,1% sinh viên sau khi ra trường có mức lương khoảng 5 triệu đồng, có 16.2% sinh viên sau khi ra trường có mức lương trung bình khoảng 7 triệu đồng. Ngoài ra, cũng có những sinh viên có thu nhập cao hơn mức trung bình. Có 5.6% sinh viên có được công việc với mức lương 8 triệu, và 2.2% sinh viên có thu nhập hàng tháng khoảng 9 triệu đồng. Như vậy, với mức lương nhận được hàng tháng xét về góc độ trung bình trung hiện nay trong xã hội thì các bạn cựu sinh viên nhận được ở mức trung bình khá. Có những trường hợp thu nhập của các bạn cựu sinh viên cao hơn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá ít. Mặt khác, bên cạnh đó vẫn có những bạn cựu sinh viên hàng tháng vẫn nhận được mức lương khoảng 4 triệu, dù chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp là 1.7% trong tổng số tất cả số người được hỏi, những cũng đã cho thấy, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp những khó khăn nhất định khi chọn việc làm, tìm việc làm và có việc làm với đồng lương phù hợp, đủ trang trải cuộc sống.

Tóm lại, theo kết quả khảo sát của đề tài, chúng ta đã biết được hiện tại những cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2015 trường Đại học Công đoàn đều đã từng hoặc đang làm một công việc nào đó để tham gia vào thị trường lao động. Đối với những sinh viên đang có việc làm, thời gian để tìm kiếm được công việc của họ là trong khoảng 1 năm đổ lại. Mức thu nhập hiện tại cũng đang ở mức trung bình khá. Đối với những cựu sinh viên hiện tại tuy chưa có việc làm, nhưng trong quá khứ họ cũng đã từng làm một công việc nào đó. Điều này thể hiện được rõ sự năng động của các bạn cựu sinh viên khi luôn cố gắng tham gia vào thị trường lao động để có thể thể hiện được bản thân mình.

Trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình, với những hy vọng sẽ nhận được những công việc phù hợp với chuyên môn, sở thích, và những mong đợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 36)