Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ bạn bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 59 - 64)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3. Sinh viên tìm kiếm việc làm thông qua các mối quan hệ bạn bè

Trong quá trình trưởng thành và phát triển của mỗi cá nhân, bên cạnh những mối quan hệ thân thiết ngay từ lúc sinh ra như gia đình, họ hàng; thì cũng có những mối quan hệ xã hội được hình thành từ rất sớm thông qua sự giao tiếp hay tương tác trong cuộc sống hằng ngày. Những mối quan hệ đó chính là những mối quan hệ bạn bè.

Bạn bè là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh. Bạn bè là những người biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, là một người bản thân mình có thể tin tưởng để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Một người bạn luônn ở cạnh, động viên và nhắc nhở, giúp đỡ những lúc bản thân gặp khó khăn ...(tuy nhiên những người này không phải là những người có quan hệ máu mủ).

Nguyễn Quý Thanh và Cao Thị Hải Bắc (2012) cũng đo lường qui mô mạng lưới quan hệ xã hội trong giới hạn ở những người bạn thân - là những người được xem như là nguồn giúp đỡ đầu tiên có thể huy động khi cá nhân cần đến[4,tr.6].

Những mối quan hệ bạn bè có thể được phát triển thông qua quá trình giao tiếp, tương tác xã hội. Sự tương tác này có thể xuất hiện ở nhiều những

tình huống và nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc sống. Mạng lưới quan hệ bạn bè của mối cá nhân có thể là hàng xóm, bạn học những cấp học khác nhau, và bạn bè của những người bạn của mình. Tất cả những mối quan hệ đó tổng hợp lại thành một mạng lưới xã hội rộng lớn, có sự liên kết với nhau. Bằng nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng tựu trung cốt lõi của mạng lưới xã hội đều xoay quanh sự phức thể của các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của họ với tư cách là thành viên của xã hội [3]. Điều này thể hiện đúng với những gì mà lý thuyết về mạng lưới xã hội đã mô tả.

Bảng 2.3 Tƣơng quan giữa thời gian có đƣợc công việc và mạng lƣới xã hội sử dụng (N=44)

Thời gian nhận đƣợc công việc Tổng

Có việc làm trước khi nhận bằng tốt nghiệp Từ 1- 3 tháng Từ 3- 6 tháng Từ 6- 12 tháng Trên 12 tháng

Thông qua các mối quan hệ bạn bè

Số lượng 0 6 15 20 3 44

Tỷ lệ % 0.0 13.6 34.1 45.5 6.8 100.0

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Đối với những cựu sinh viên sử dụng các mối quan hệ bạn bè để tìm kiếm được công việc hiện tại, có 44 người (chiếm tỷ lệ 24.6 %). Trong đó, có 3 cựu sinh viên (chiểm tỷ lệ 3.9%) có được công việc hiện tại trước khi nhận bằng tốt nghiệp; 10 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 13.2%) có được công việc hiện tại sau khi nhận bằng tốt nghiệp từ 1 đến 3 tháng; 15 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 34.1%) có được công việc hiện tại từ 3 đến 6 tháng; 20 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 45.5%) có được công việc hiện tại từ 6 đến 12 tháng. Còn lại 3 cựu sinh viên (chiếm tỷ lệ 6.8%) tìm được công việc hiện tại trên 12 tháng.

Trong quá trình từ khi sinh ra đến khi học tập và tốt nghiệp tại trường Đại học Công đoàn, sinh viên của tất cả các ngành chắc chắn đều có cho mình những mối quan hệ bạn bè. Vậy, họ đã sử dụng những mối quan hệ bạn bè đó để tìm kiếm việc làm như thế nào ?

4.5% 15.9% 11.4% 18.2% 11.4% 15.9% 2.3% 20.5% BHLĐ CTXH Kế toán Luật QTKD QTNL TCNH XHH

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ bạn bè

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Trong số tất cả 8 ngành có sinh viên tốt nghiệp vào năm 2015, thì ngành có nhiều cựu sinh viên sử dụng mạng lưới quan hệ bạn bè để có được công việc hiện tại mình đang làm nhất chính là ngành Xã hội học (chiếm tỷ lệ 20.5%). Đứng thứ hai là ngành luật (chiếm tỷ lệ 18.2%). Ngành Kế toán và Quản trị nhân lực có tỷ lệ cựu sinh viên dùng những mối quan hệ bạn bè để tìm kiếm việc làm hiện tại bằng nhau là 15.9 %. Tiếp sau đó là ngành Công tác xã hội và Quản trị kinh doanh có tỷ lệ 11.4%. Ngành Bảo hộ lao động có tỷ lệ cựu sinh viên sử dụng mạng lưới xã hội này là 4.5%. Thấp nhất là ngành Tài chính ngân hàng với tỷ lệ sử dụng khoảng 2.3%.

Qua đó ta thấy, trừ ngành Tài chính ngân hàng có tỷ lệ cựu sinh viên tìm được việc làm thông qua những mối quan hệ bạn bè ít hơn những ngành khác khá nhiều, thì chúng ta thấy đối với 7 ngành còn lại, có tương đối nhiều cựu sinh viên đã có được công việc hiện tại thông qua mối quan hệ này. Điều này

không có nghĩa rằng những sinh viên học ngành Tài chính ngân hàng ít bạn bè hơn những ngành học khác. Đối với những cựu sinh viên của ngành Xã hội học, tỷ lệ họ tìm kiếm được công việc hiện tại thông qua mối quan hệ bạn bè là cao nhất trong tất cả các ngành học.

Tương tự với việc sử dụng những mối quan hệ trong gia đình, chúng ta cũng thử nhìn nhận về khía cạnh giới tính trong việc sử dụng những mối quan hệ bạn bè của sinh viên xem giữa nam và nữ có sự khác biệt nào trong việc sử dụng loại mạng lưới xã hội này hay không.

45.5 54.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nam Nữ

Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ sinh viên các ngành sử dụng mối quan hệ bạn bè theo giới tính

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra của đề tài

Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy rằng, tỷ lệ cựu sinh viên nữ sử dụng loại mạng lưới xã hội này có nhiều hơn so với tỷ lệ cựu sinh viên nam sử dụng một chút (chệnh lệch khoảng 9%). Điều đó chứng tỏ rằng, cũng không có sự khác biệt nhiều giữa nam và nữ khi tìm kiếm công việc thông qua những mối quan hệ bạn bè.

Đối với việc sử dụng những mạng lưới quan hệ bạn bè trong tìm kiếm công việc, chúng ta đã nhận thấy được kết quả mà những bạn cựu sinh viên đã nhận được. Nhìn chung, mạng lưới bạn bè cũng đóng vai trò là một kênh tìm

việc làm gần gũi và hữu hiệu đối với các bạn cựu sinh viên, nhất là khi họ mới ra trường và chưa tích lũy được nhiều vốn xã hội cho bản thân mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường đại học công đoàn (nghiên cứu trường hợp cựu sinh viên trường đại học công đoàn tốt nghiệp năm 2015) (Trang 59 - 64)