1 .7Đánh giá hiệu quả của việc can thiệp rối loạn trầm cả mở trẻ em
3.1 Mô tả trƣờng hợp
Họ và tên thân chủ: Đ.N.H, Giới tính: Nữ Tuổi:15 tuổi 2 tháng
Ngày sinh: 3/7/2003 Nơi sinh: Hà Nội
Địa chỉ: Làng trẻ em SOS Hà Nội
Thời gian sống trong Làng trẻ em SOS Hà Nội: 15 năm 2 tháng.
Lý do vào sống trong Làng trẻ em SOS Hà Nội: Thân chủ bị mẹ đẻ bỏ rơi.
Lý do gặp nhà tâm lý: Kết quả đánh giá sàng lọc những trẻ em có khó khăn tâm lý bằng bảng kiểm YSR cho thấy, thân chủ có một số dấu hiệu, triệu chứng trầm cảm. Được sự cho phép của Ban quản lý làng trẻ em SOS, Nhà tâm lý đã chủ động gặp thân chủ thể hiện mong muốn được giúp đỡ thân chủ và được sự đồng ý từ thân chủ.
Hoàncảnh gia đình của thân chủ trong Làng trẻ em SOS Hà Nội
Thân chủ là trẻ bị bố mẹ đẻ bỏ rơi khi 10 ngày tuổi, được Làng trẻ em SOS Hà Nội nhận nuôi.Trong Làng trẻ em SOS, trẻ được giao cho một gia đình.Trong gia đình có một mẹ nuôi và sáu trẻ khác ở các độ tuổi khác nhau.Thời điểm thân chủ được nhận vào gia đình trong Làng, thân chủ là người ít tuổi nhất. Đến năm thân chủ học lớp 8, mẹ nuôi về hưu, gia đình của thân chủ được giao cho một người mẹ nuôi mới, trẻ hơn, chăm sóc và quản lý. Hiện nay, trong gia đình, thân chủ sống cùng với tám trẻ khác.Thân chủ là trẻ lớn tuổi nhất.
Tiểu sử của Thân chủ
Theo chính thân chủchia sẻ, thân chủ được đưa vào làng lúc 10 ngày tuổi. Khi mẹ nuôi nhận trẻ thì thân chủ được đặt tên mới và theo họ của mẹ nuôi. Đến năm thân chủ học lớp 8 thì mẹ nuôi nghỉ hưu do nhiều tuổi và hay ốm đau.Nhà của thân chủ được một người khác vào thay làm mẹ nuôi mới của nhà.Thân chủ biết được xuất thân của mình lúc học lớp 5 từ một người chị ở cùng nhà tại làng.Thân
chủchia sẻ trong một lần hai chị em có cãi nhau chính chị ấy bảo rằng: “Bố mẹ mày ở gần làng này, rồi sẽ đến đón mày đi thôi”. Khi nghe chị ấy nói vậy thân chủ cảm thấy sợ bị bố mẹ đẻ đến đưa đi không được ở trong Làng nữa nên thân chủ đi hỏi mẹ nuôi về xuất thân của mình.Thân chủđược mẹ nuôi kể lại cụ thể cho thân chủ nghe. Thân chủ được mẹ đẻ đưa đến cổng Làng trẻ em SOS Hà Nội vào buổi tối và thấy mẹ nuôi của thân chủ đang đi tập thể dục có hỏi rằng ở Làng có nhận trẻ không để cho. Mẹ nuôi có bảo với mẹ đẻ của thân chủ nên trực tiếp gặp giám đốc của Làng và hỏi chứ bản thân bà không quyết định được.Sáng hôm sau thì mẹ đẻ và bà ngoại của thân chủmang thân chủ đến Làng gặp giám đốc và thân chủđược nhận vào Làng. Lúc thân chủ được mẹ đẻ mang đến với một tờ giấy ghi họ tên là H.H (mẹ đẻ có bảo với giám đốc Làng đây là tên của cháu là tên của bố thân chủ ) và ngày tháng năm sinh của thân chủ. Sau khi thân chủ được mẹ nuôi nhận về nhà mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng thì thấy tên này không hợp với tên con gái nên quyết định xin đổi tên khác cho thân chủ.
Cuộc sống của thân chủ trong Làng trẻ em SOS Hà Nội
Kết quả hỏi chuyện lâm sàng thân chủcho thấy, từ lúc được nhận vào Làng, thân chủsống với mẹ nuôi thứ nhất. Đến năm lớp 8 thì mẹ nuôi của thân chủdo tuổi già và hay bị đau ốm nên phải nghỉ hưu không quản lý nhà của thân chủ. Gia đình của thân chủ được thay bởi một người mẹ nuôi khác.Theo như lời thân chủ thì thân chủ và mẹ nuôi mới không hợp nhau vì ngay từ đầu khi vào nhà thì mẹ đều bỏ qua những trẻ lớn tuổi chỉ chăm sóc những em nhỏ tuổi. Những trẻ lớn mẹ nuôi mới thường hay mặc kệ và không thân thiện. Bản thân thân chủlà trẻ lớn tuổi nhất nhà và gần gũi thân thiện với mẹ cũ nhất nên không được mẹ nuôi mới chỉ bảo, gần gũi và động viên mỗi khi có chuyện buồn. Mẹ mới luôn xoi mói những việc làm sai của thân chủ và đi nói với các mẹ nhà khác trong làng và luôn miệng đổ lỗi cho mẹ cũ của thân chủ rằng không biết dạy và hay chiều chuộng, làm thân chủhư hỏng như vậy. Trong sinh hoạt hằng ngày trong gia đình thân chủ luôn tự cảm thấy mẹ nuôi mới luôn tách thân chủvà đối xử khác với các trẻ còn lại như buổi sáng thức dậy sẽ gọi các trẻ khác trừ thân chủ, khi thân chủ nhắc mẹ nhờ mẹ gọi thức dậy sợ muộn
học thì mẹ nhăn nhó khó chịu, và gọi kiểu gắt gỏng. Mẹ nuôi mới luôn đi nói với các nhà khác rằng thân chủ không xem bà là mẹ, không tâm sự với mẹ và không nghe lời bà. Tuy nhiên thân chủ không gần gũi được với mẹ nuôi mới, khi có vấn đề về sức khỏe hay những vấn đề tế nhị của con gái hỏi ý kiến mẹ thì mẹ im lặng bỏ đi không nói gì với thân chủ, có khi còn không chờ thân chủnói hết. Nhưng sau đấy người mẹ lại đi hỏi một người bạn chơi thân của thân chủ ở nhà khác hỏi và khiến thân chủ cảm thấy điều đấy như chính mẹ tự suy diễn ra vấn đề khác theo hướng tiêu cực về thân chủ xem thân chủnhư một đứa trẻ hư hỏng. Người mẹ mới khắt khe với thân chủ, hễ thân chủcó một lỗi sai nhỏ trong nhà thì bà lại đi nói với các nhà khác theo hướng làm lớn chuyện lên như việc: thân chủ chỉ có một lần cắm cơm quên bật nút nồi cơm điện khiến cả nhà ăn cơm muộn hơn. Hay trong lúc thân chủ đang làm việc xếp quần áo thì mẹ lại yêu cầu cả nhà dọn vườn, tưới cây và lại lấy việc thân chủlười làm nên giả vờ lấy quần áo xếp trong khi việc xếp quần áo của thân chủlàm trước thời gian mẹ lên phân công dọn vườn, hay việc nhiều lần thân chủgiặt quần áo nhiều một lúc thì bà hay cất và dấu bớt quần áo của thân chủ khiến thân chủ tìm mấy hôm mới đưa cho thân chủ, khi thân chủ hỏi sao mẹ lại làm thế thì bà chỉ nói một câu: “Tao làm gì cũng có lí do, tại chúng mày cả” và bỏ đi không nói gì khác nữa.Thân chủ chỉ thân thiết với mẹ cũ, nên thân chủ hay thường xuyên lên khu nhà giành cho các mẹ nghỉ hưu để thăm mẹ cũ. Nhưng mẹ nuôi mới hay can thiệp và báo lên Làng nên thân chủkhông được lên gặp mẹ nuôi trước hay tới nhà mẹ ngủ lại với mẹ.
Theo thân chủ chia sẻ từ khi nhà đổi mẹ khác quản lý thân chủluôn cảm thấy khó chịu, cảm thấy bản thân luôn bị mẹ mới cô lập trong nhà. Thân chủ không muốn ở nhà, học xong luôn cố tình ở lại trường hay đi đến nhà một bạn thân ở khác lớp để về nhà muộn để bớt thời gian gặp mẹ. Nhưng mẹ lại nói thân chủ hư hỏng hay đi chơi bời và luôn đi nói với các mẹ khác là do mẹ cũ chiều thân chủ không biết dạy thân chủ nên giờ thân chủ hư như vậy.