1 .7Đánh giá hiệu quả của việc can thiệp rối loạn trầm cả mở trẻ em
3.4. Lập kế hoạch can thiệp
- Mô hình trị liệu nào được sử dụng
Mô hình được sử dụng trong quá trình trị liệu cho thân chủ là mô hình trị liệu theo thuyết nhận thức hành vi thông qua liệu pháp kích hoạt hành vi, kết hợp với liệu pháp chánh niệm yoga và thiền định
- Tiến trình trị liệu (thời gian, thời lượng): Quá trình trị liệu được tiến hành sau 8 buổi.
- Xác định mục tiêu đầu ra:
1. Cải thiện vấn đề giấc ngủ của thân chủ
Trong quá trình hỏi chuyện tìm hiểu thông tin về thân chủ, vấn đề về cải thiện giấc ngủ là vấn đề đang khiến cho thân chủcảm thấy khó chịu và mong muốn được cải thiện nhất hiện nay. Vậy nên, nhà trị liệu xác định vấn đề giúp thân chủcải thiện giấc ngủ là mục tiêu đầu ra được ưu tiên đầu tiên trong quá trình trị liệu. Để
giúp thân chủ giải quyết vấn đề về giấc ngủ nhà trị liệu đã định hướng sử dụng liệu pháp nhận thức với kỹ thuật tái cấu trúc nhận thức và liệu pháp thư giãn bằng việc thực hành yoga ( các bài tập thở, các asana- các động tác và bài thiền thở ngắn).
Theo kế hoạch thực hiện mục tiêu này trong phiên trị liệu đầu tiên với thân chủ
2. Giảm thiểu các triệu chứng về trầm cảm qua việc kích hoạt hành vi cảm xúc của thân chủ
Đây được xem là mục tiêu trọng tâm trong quá trình trị liệu với thân chủ. Nguyên nhân hàng đầu gây ra trầm cảm ở thân chủlà chưa kích hoạt được các hứng thú xã hội; thiếu sự chấp nhận, tôn trọng và thấu cảm từ những người xung quanh đặc biệt là người thân của thân chủ; thiếu những cũng cố tích cực từ môi trường xung quanh. Việc bị giảm các hứng thú khiến thân chủ không chú ý để thực hiện những hoạt động mà mình thích thú dễ chịu như trước. Do đó, mục tiêu can thiệp nhằm tăng tần suất những hoạt động thích thú màthân chủ có thể tham gia trong cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này, nhà trị liệu định hướng thực hiện liệu pháp kích hoạt hành vi đối với thân chủ. Các phiên của liệu pháp kích hoạt hành vi với các nội dung: xác định những hoạt động nào mà thân chủđã từng thích làm; cho đến hiện tại có những gì cản trở khiến thân chủ không còn tham gia được các hoạt động đó và thảo luận cùng thân chủ về những cản trở đó để tìm ra giải pháp; sau đấy cần đưa ra được một danh sách các hoạt động yêu thích để yêu cầu thân chủ thực hiện. Và để đảm bảo tránh những khó khăn phát sinh nhà trị liệu cần cùng thân chủthực hiện trong thực tế. Liệu pháp sẽ được thực hiện trong năm phiên trị liệu tiếp theo sau phiên trị liệu can thiệp về cải thiện giấc ngủ cho thân chủ. Bên cạnh đó, nhà trị liệu cũng cần xây dựng được mối quan hệ trị liệu tích cực với thân chủ đó là thể hiện sự tôn trọng, chấp nhận vô điều kiện và thấu cảm với thân chủ để thân chủ cảm nhận được sự tin cậy trong mối quan hệ này.
3. Giúp thân chủ cải thiện các mối quan hệ với người xung quanh, đặc biệt giải quyết mâu thuẫn và cải thiện mối quan hệ với mẹ nuôi.
Những yếu tố khiến thân chủ không có được những mối quan hệ tốt đặc biệt là mối quan hệ với mẹ bao gồm có nhận thức sai lệch của thân chủ về người khác; ít những trải nghiệm về mối quan hệ tích cực trong gia đình; thiếu các kỹ năng xã hội.Đặc biệt thân chủ có mối quan hệ không được tốt với mẹ nuôi mới, thân chủ có mong muốn giải quyết những mâu thuẫn với mẹ nuôi. Do vậy mục tiêu quá trình ở đây là tái cấu trúc lại nhận thức nhằm loại bỏ những niềm tin và nhận thức sai lệch về bản thân, về người khác đặc biệt là người mẹ nuôi mới của thân chủ; hướng dẫn thân chủ luyện tập và hình thành một số kỹ năng xã hội cần thiết; khuyến khích thân chủthực hiện các kỹ năng này trong các tình huống giao tiếp thực trong cuộc sống.
- Xác định mục tiêu quá trình
Dự kiến nội dung tiến hành trong các buổi trị liệu:
Buổi 1: Can thiệp về rối loạn giấc ngủ
Buổi 2: Thực hiện phiên trị liệu thứ nhất LPKHHV: Giới thiệu về LPKHHV giúp thân chủ có cái nhìn tổng quát về liệu pháp để thân chủ có thể hiểu được mối quan hệ qua lại giữa tâm trạng và hoạt động
Buổi 3: Thực hiện phiên thứ 2 LPKHHV:
Buổi 4: Thực hiện phiên trị liệu thứ 3 LPKHHV: Xác định những trở ngại có thể gặp trong quá trình thân chủ thực hiện cách hoạt động mới các hoạt động có lợi ích cho sức khỏe và cùng thân chủ tìm ra biện pháp cách thức để vượt qua các trở ngại đó.
Buổi 5:Thực hiện phiên trị liệu thứ 4 LPKHHV :Vượt qua trở ngại thực hiện các hoạt động có lợi để phòng ngừa và loại bỏ trạng thái trầm cảm
Buổi 6: Thực hành phiên trị thứ 5 LPKHHV :Tiến hành các hoạt động có lợi cho sức khỏe để hướng đến tương lai.
Buổi 7: Giúp thân chủ giải quyết mâu thuẫn với mẹ nuôi thứ hai, thân chủ nhận thức được vai trò của bản thân trong quá trình vượt qua trầm cảm, động viên khích lệ sự tự tin tự điều trị và nêu ra các tình huống cần tư vấn thêm
Buổi 8: Kết thúc quá trình trị liệu, thực hiện đánh giá sau trị liệu. Lên kế hoạch theo dõi sau trị liệu.