Đánh giá, chẩn đoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả can thiệp rối loạn trầm cảm ở trẻ em luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 43 - 45)

1 .7Đánh giá hiệu quả của việc can thiệp rối loạn trầm cả mở trẻ em

3.2. Đánh giá, chẩn đoán

Kết quả trắc nghiệm DASS:

Trắc nghiệm DASS được thực hiện tại buổi gặp thứ hai sau khi đã thiết lập mối quan hệ với thân chủ:

Bảng 3.1. Kết quả trắc nghiệm DASS

Mức độ Trầm cảm Lo âu stress

Điểm Kết quả Điểm Kết quả Điểm Kết quả

Không có 0-9 0-7 0-14

Nhẹ 10-13 8-9 15-18 17

Vừa 14-20 14 10-14 10 19-25

Nặng 21-27 15-19 26-33

Rất nặng >= 28 >=20 >=34

Kết quả thang đo DASS cho thấy, thân chủcó dấu hiệu trầm cảm mức độ vừa: điểm D = 14; có biểu hiện lo âu mức độ vừa: điểm A = 10 và stress mức độ nhẹ: điểm S = 17.

Kết quả thang PHQ-9

Kết quả thang đo PHQ-9 thân chủ đạt 19 điểm. Với kết quả này cho thấy thân chủ có dấu hiệu trầm cảm mức độ trầm cảm ở mức trung bình

Kết quả quan sát và hỏi chuyện theo bảng phân loại bệnh DSM- 5:

Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm trong DSM – 5 của Hội Tâm thần học Hoa Kỳ (2013), phương pháp quan sát và hỏi chuyện lâm sàng bán cấu trúc đã được sử dụng trong quá trình đánh giá lâm sàng và thu được một số kết quả sau:

- Thân chủcó khí sắc trầm, buồn bã, ánh mắt nhìn xuôi.

- Sự quan tâm hứng thú đối với các hoạt động diễn ra trong ngày giảm: Theo thân chủ hiện nay hằng ngày ngoài phải đi học ở trường thì về nhà thân chủ không thích làm gì, các công việc sinh hoạt chung trong nhà đến lịch của thân chủ mới chịu làm và làm với thái độ cho xong việc.

- Thân chủ không muốn ăn uống, ăn không có cảm giác ngon miệng, đến bữa thì ăn cho xong bữa.

- Thân chủ gặp các vấn đề rối loạn giấc ngủ như khó vào giấc ngủ, lên giường nằm trằn trọc hơn 2,3 tiếng mới ngủ được.Thân chủcòn hay bị giật mình thức giấc khoảng thời gian từ 4h đến 4h30 sau lại ngủ lại (trong tuần có khoảng hai đến ba lần như vậy). Sáng khó thức giấc và cảm thấy rất mệt, uể oải.Thỉnh thoảng đến trường còn bị ngủ quên trong giờ học. Buổi trưa ngủ trưa trẻ gặp vấn đề ngủ không dậy được và ngủ nhiều, ít nhất gần hai tiếng ngủ trưa với ngày nào buổi chiều đi học, những hôm nghỉ sẽ ngủ đến tận chiều.Sau giấc ngủ trưa thì lại rất mệt.Tuy nhiên nếu không ngủ trưa thân chủ còn cảm thấy mệt hơn.

- Tâm lý dễ bị kích động, dễ cáu gắt:Thân chủcảm thấy bản thân hễ gặp việc gì không ưng ý một chút là khó chịu và hay cáu gắt, đặc biệt là với bạn bè ở lớp và các em ở cùng nhà.

- Cảm giác vô dụng, có mặc cảm tội lỗi:

- Đã từng có ý nghĩ về cái chết: theo thân chủ chia sẻ: “N hiều khi em muốn chết quách đi cho xong”

- Khả năng suy nghĩ, tập trung chú hay khả năng ra quyết định trong cuộc sống hằng ngày giảm: học hành không tập trung như năm trước, “nhiều khi em cảm thấy em càng ngày càng ngu hơn, nhiều việc bản thân cảm thấy không biết làm như thế nào

Kết luận chẩn đoán ban đầu

Từ kết quả quan sát, hỏi chuyện lâm sàng và thang đo lâm sàng: DASS và YSR, căn cứ vào tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm trong DSM – 5, có thể chẩn đoán, thân chủ bị trầm cảm ở mức độ vừa. Vấn đề trầm cảm của trẻ đã ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động hằng ngày của trẻ, ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa trẻ với bạn, anh chị em trong gia đình và những người xung quanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả can thiệp rối loạn trầm cảm ở trẻ em luận văn ths tâm lí học lâm sàng (chuyên ngành đào tạo thí điểm) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)