1 .7Đánh giá hiệu quả của việc can thiệp rối loạn trầm cả mở trẻ em
3.5 Quy trình can thiệp trị liệu
Quá trình đánh giá tâm lý được thực hiện trong hai buổi đầu tiên làm việc với thân chủ. Sau khi đánh giá xác định vấn đề của thân chủ, chúng tôi đã đề ra hướng trị liệu cho thân chủ và thực hiện theo các buổi với nội dung sau:
Buổi thứ nhất: Thực hiện can thiệp rối loạn giấc ngủ của thân chủ Thời gian: Từ 19h đến 20h30 ngày 23/9/2018
Mục tiêu:
Đây là vấn đề mà thân chủmong muốn có thể cải thiện nhất hiện tại đó là cải thiện giấc ngủ của thân chủ.Với mục đích của buổi trị liệu là giúp thân chủ làm rõ hơn về sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với sinh hoạt của thân chủ.Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ và cùng tìm ra biện pháp cải thiện các rối loạn về giấc ngủ.
Các kỹ thuật thực hiện trong buổi trị liệu:
o Tái cấu trúc nhận thức. o Các bài tập yoga.
Nội dung thực hiện trong buổi trị liệu:
1. Cùng thảo luận với thân chủ về vấn đề khó ngủ của thân chủ: biểu hiện, sự ảnh hưởng của giấc ngủ đến thân chủ.
2. Tìm hiểu nguyên nhân khiến thân chủkhó ngủ, loại bỏ những suy nghĩ không hợp lý của thân chủ liên quan đến bản thân khi đi ngủ.
3. Cùng thân chủthảo luận các giải pháp điều chỉnh cải thiện giấc ngủ. 4. Hướng dẫn thân chủ các bài tập thở, thiền, và các động tác yoga giúp cơ thể dễ chịu, dễ đi vào giấc ngủ.
Trong 2 buổi đánh giá và xác định các vấn đề của thân chủ, thân chủ có chia sẻ về việc gặp khó khăn đối với giấc ngủ và đây cũng là vấn đề mà thân chủ mong muốn được giải quyết nhất: “ Em muốn giải quyết nhất bây giờ là làm sao cho dễ ngủ, đêm nào em cũng khó đi vào giấc ngủ, nằm cả tiếng cũng không ngủ được nên sáng ra thì chẳng dậy được đi học mệt lắm ạ. Mẹ thì cũng kiểu tỏ thái độ khó chịu khi các em dậy hết mà em mãi mới dậy”. Do vậy nhà trị liệu đã đưa vấn đề
rối loạn giấc ngủ là nội dung làm việc đầu tiên và là mục tiêu ưu tiên trước nhất trong quá trình trị liệu cho thân chủ.
Các biểu hiện vấn đề khó ngủ của thân chủ: Thân chủ thường lên giường đi ngủ trong khoảng thời từ lúc 9 giờ 30 phút đến 10 giờ nhưng mãi đến sau 1 giờ sáng vẫn chưa ngủ được. Đến gần 4 giờ rưỡi lại hay bị thức giấc (1 tuần thì 3, 4 hôm là bị thức giấc như vậy ) và nằm cố ngủ tiếp nhưng ngủ chập chờn, thường cố ngủ đến 6 giờ rưỡi mới dậy để đi học.
Sự ảnh hưởng của vấn đề giấc ngủ đến với thân chủ: Khi được nhà trị liệu hỏi về vấn đề ảnh hưởng của giấc ngủ: “Việc gặp những vấn đề khó khăn về giấc ngủ như em vừa chia sẻ nó ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của em?”. Thân chủ cũng tự cảm nhận thấy vấn đề khó ngủ khiến cho bản thân thấy mệt mỏi, đi học không tập trung vào việc học: “Sáng ra rất mệt mỏi, nhiều hôm chỉ muốn nằm ì ngủ ở nhà không muốn đi học, đến lớp còn buồn ngủ, có tiết em còn ngủ gật trong lớp”. Theo thân chủ nhận thấy việc buổi tối khó ngủ sớm nên khiến buổi sáng hay thức dậy muộn dù có đặt chuông báo thức. Và vấn đề buổi sáng khó thức dậy cũng khiến cho mối quan hệ giữa mẹ và thân chủ càng căng thẳng hơn: “ Em khó dậy sớm được như các em trong nhà nên mẹ cũng khó chịu hơn với em, mẹ toàn nhắc em gắng dậy sớm đi học, làm chị mà không biết làm gương cho các em, em thấy khó chịu khi bị mẹ nói thế, nhưng mà nhiều lần em có bảo nhờ mẹ gọi con dậy như các em nhưng mẹ gọi với giọng gắt gắt với em không như các bạn trong nhà khác”.
- Tìm hiểu về nguyên nhân khiến bản thân khó ngủ: Mặc dù thân chủ lên giường để chuẩn bị đi ngủ từ rất sớm nhưng tận 2, 3 tiếng vẫn không ngủ được. Khi được hỏi trong khoảng thời gian này thân chủ đã làm những gì thì thân chủ chia sẻ bình thường không là gì cả, nhưng hay bị nghĩ về những điều khiến bản thân không vui, suy nghĩ nhiều thứ lung tung mà không thể cho nó ngừng được, mỗi lần nghĩ đến là cả người cứ khó chịu không ngủ được: “Em hay tự tưởng tượng ra em có một gia đình cả bố mẹ nuôi em, mà em không bị đưa vào đây, em được sống vui hơn. Rồi em lại nghĩ đến việc mẹ em hay nói em hoặc hôm nào có cãi nhau với mẹ
là tối lại nghĩ đến chuyện đó, rồi lại khó chịu không ngủ được. Cứ toàn phải nghĩ về những điều khó chiu thôi ạ. Em toàn phải đọc truyện để cho nó khỏi nghĩ đến nhưng càng đọc càng tỉnh ra ấy chị, rồi toàn đến lúc người nó mệt quá tự ngủ quên lúc nào luôn”.
Thân chủ đã dùng cách thức giải quyết bằng việc lấy truyện ra đọc cho bớt nghĩ nhưng càng không thể ngủ được cho đến khi người mệt và tự nó ngủ quên đi
- Hướng dẫncácliệu pháp thư giãn: Thiền thở, các động tác yoga, bài tập thở:
Nhận thấy việc khó ngủ của thân chủ là do sự căng thẳng, có nhiều suy nghĩ tiêu cực khiến cảm xúc lẫn cơ thể khó chịu khiến khó đi vào giấc ngủ. Nhà trị liệu định hướng liệu pháp thư giãn cho thân chủ bao gồm: Hướng dẫn thân chủthực hiện các bài tập thở, bài thiền trong thời gian ngắn nhằm giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực khi đi ngủ và các bài yoga giúp cơ thể thư giãn trước khi đi ngủ.
Phần tự nhận xét của nhà trị liệu đối với buổi trị liệu: Buổi đầu tiên tiến hành can thiệp trị liệu cho thân chủ. Thân chủ có khí sắc trầm, mệt mỏi. Thân chủ có sự e dè, ngại ngùng khi nói chuyện với nhà trị liệu. Tuy nhiên, khi nhà trị liệu hướng dẫn các bài tập về yoga giúp ích cho giấc ngủ thân chủ rất hợp tác, thể hiện sự hứng thú với các bài tập. Trong quá trình hướng dẫn và luyện tập thân chủ tiếp thu và thực hành cùng nhà trị liệu rất tốt.
Buổi trị liệu thứ 2: Phiên làm việc thứ nhất của LPKHHV Thời gian:Từ 17h đến 18h30 ngày 7/10/2018.
Mục tiêu:
- Đánh giá việc thực hiện các bài tập giúp cải thiện giấc ngủ của thân chủ trong hai tuần qua cùng thảo luận với thân chủ những khó khăn gặp phải.
- Giới thiệu về LPKHHV giúp thân chủ có cái nhìn tổng quát về liệu pháp để thân chủ có thể hiểu được mối quan hệ qua lại giữa tâm trạng và hoạt động; Giúp thân chủ xác định lại những hoạt động yêu thích trong quá khứ và chọn hoạt động có thể thực hiện tại thời điểm hiện tại.
- Liệu pháp kích hoạt hành vi: Liệu trình buổi thứ nhất trong năm buổi. - Bài tập yoga và kỹ thuật chánh niệm.
Nội dung thực hiện:
- Thảo luận về việc thực hành các bài tập thư giãn cải thiện vấn đề về giấc ngủ của thân chủ trong tuần qua:
Thân chủ có phản hồi rằng bản thân có thực hành các bài tập thở, các động tác yoga trước khi đi ngủ.Trong hai ngày đầu tiên sau khi gặp nhà trị liệu thân chủ có luyện tập được gần 20 phút thì mệt và nằm xuống ngủ được luôn.Đến ngày thứ ba cảm thấy hơi lười chỉ tập được 10 phút xong sau đây lại tiếp tục quay lại đọc truyện và lại bị ngủ muộn.Ngày thứ tưthân chủkhông tập vì cảm thấy lười, lại tiếp tục đọc truyện và cũng khó ngủ.Đến ngày thứ năm nhà trị liệu có gọi điện hỏi về tình hình luyện tập thì thân chủ mới có tập lại.Và thân chủ có nguyện vọng nhờ nhà trị liệu nhắc nhở thân chủ vì cảm thấy bản thấy khó để tự mình tập luyện nếu không có ai nhắc. Đáp ứng nguyện vọng của thân chủ, cách hai ngày trong tuần tiếp theo nhà trị liệu có gọi điện theo dõi và khuyến khích việc tập luyện của thân chủ và em đã thực hiện được việc luyện tập các bài tập yoga và thiền được đều hơn tuần thứ nhất. Sau hai tuần thân chủ có phản hồi thân chủ sau khi tập luyện xong thì dễ đi ngủ hơn, tuy nhiên vẫn chưa thức dậy được sớm đúng giờ đi học.
Nhà trị liệu phản hồi khen ngợi thân chủ đã có sự cố gắng luyện tập và động viên thân chủ tiếp tục thực hành trong những ngày tiếp theo.
o Thực hiện thang đánh giá tâm trạng: Đánh giá tâm trạng trong hai tuần qua thì thân chủ cho bản thân được 4 điểm và hơn buổi trị liệu trước 1 điểm : “Em cảm thấy tâm trạng em đỡ hơn một chút vì em ít bị khó ngủ hơn, và nhiều hôm đi ngủ được sớm hơn nhưng mà vẫn thấy chán”.
o Thực hiện bảng PHQ-9:Thân chủ đạt 19 điểm. o Thực hiện liệu pháp kích hoạt hành vi buổi thứ nhất
Cùng thân chủ thảo luận về vấn đề ảnh hưởng của việc không hoạt động đến những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.Giúp thân chủ nhận thấy việc ở trong tình trạng rảnh rỗi, không làm gì sẽ khiến xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc tiêu
cực bi quan chán nản.Hướng thân chủ đến việc để giảm suy nghĩ cảm xúc tiêu cực thì cần hoạt động, làm việc tránh thời gian rảnh rỗi.
Giới thiệu về LPKHHV cho thân chủ, giúp thân chủ hiểu liệu pháp có ý nghĩa với tình trạng sức khỏe của thân chủ, tạo cho thân chủ cảm giác LPKHHV là những công việc thân thuộc và có khả năng thực hiện được.
Giải thích cho thân chủ hiểu về mô hình tương tác hai chiều giữa việc trầm cảm và hoạt động: Trầm cảm khiến cho cá nhân cảm thấy không còn hứng thú làm việc gì cả và đồng thời khi ít hoạt động hoặc các hoạt động tiêu cực sẽ làm cho cá nhân càng buồn chán thêm. Với việc giải thích này, thân chủcó phản hồi đã hiểu về mối quan hệ giữa khi bị trầm cảm và việc làm của mình hằng ngày.Thân chủ có tự lấy ví dụ về việc khi thân chủ bị mẹ mắng thì cảm thấy chán nản lại càng không muốn làm việc nhà rồi lại cảm thấy chán hơn.
Cùng thân chủ xác định các hoạt động có thích thú trong quá khứ và cảm nhận khi thực hiện các hoạt động yêu thích.Khi yêu cầu thân chủlựa chọn các hoạt động mà trước đây thân chủ vẫn yêu thích thân chủ có lựa chọn hoạt động nấu ăn, đánh cầu lông.Thân chủ chỉ nói rằng cảm nhận trước đây khi được thực hiện các hoạt động yêu thích thì sẽ vui hơn các hoạt động khác. Khi cùng thân chủ thảo luận lựa chọn hoạt động đã từng yêu thích có thể thực hiện trong thời gian này thì thân chủcó sự đắn đo và sau đấy lựa chọn hoạt động nấu ăn: “ Em nghĩ là em sẽ nấu ăn, trong tuần mẹ cho em lịch nấu ăn hai bữa trưa nhưng hầu như trưa đi học về thì mẹ nấu xong rồi nên ít khi em được nấu”…. “chắc buổi chiều về em sẽ xin đổi lịch nấu với em Hào” (người em trong nhà với thân chủ ). Cùng thân chủ cam kết thực hiện hoạt động này và có yêu cầu thân chủ đánh giá tâm trạng sau khi thực hiện hoạt động.
- Cùng thân chủ luyện tập bài tập thiền thở và hướng dẫn thân chủ các bài tập yoga mới.
Buổi trị liệu thứ 3: Phiên làm việc thứ hai của LPKHHV: Thực hiện các hoạt động mới
Mục tiêu:
Giúp thân chủ thực hiện hoạt động ngay cả khi thân chủ không thích hoạt động đó.
Giúp thân chủ hiểu lí do tại sao mình có thể thích hoạt động đó.
Cùng thân chủ tìm ra một hoạt động và cam kết thực hiện hoạt động đó.
Các kỹ thuật thực hiện trong buổi trị liệu:
o Liệu pháp kích hoạt hành vi: liệu trình buổi thứ hai trong năm buổi. o Các bài tập yoga và chánh niệm.
Nội dung thực hiện:
o Đánh giá cảm xúc của thân chủ trước buổi điều trị:
Với thang đánh giá tâm trạng nhanh thân chủ tự đánh giá tâm trạng hiện tại ở mức 2. Thân chủ có chia sẻ điều khiến tâm trạng hiện tại không tốt là vì trong nhà có một em cãi nhau với mẹ và bị mẹ gọi các chú trên ban quản lý xuống và khiến thân chủ và các trẻ khác trong nhà đều bị nhắc nhở theo.
- Đánh giá việc thực hành của thân chủ và ôn lại các kiến thức của buổi trước. Hỏi thân chủ về tình hình thực hành các hoạt động tuần qua như thế nào. Đánh giá về tâm trạng trong tuần thông qua bảng đánh giá tâm trạng, mối tương quan giữa hoạt động và suy nghĩ, cảm xúc của thân chủ trong tuần qua.
Thân chủ có phản hồi về tuần qua: Vẫn tập các bài tập yoga đều đặn trước khi đi ngủ với thời lượng từ 30 đến 45 phút, chỉ trừ những hôm xuống nhà mẹ nuôi trước của thân chủthì không tập được. Còn buổi sáng thân chủđã cố dậy sớm được hai ngày và thực hiện các bài tập yoga vào buổi sáng, tuy nhiên rồi sau đó vẫn không thể dậy và bị muộn học. Về việc thực hành hoạt động thân chủ đã có thực hiện lại một vài lần hoạt động mà thân chủ có thích. Khi đánh giá tâm trạng của bản thân trong tuần thì thân chủ nhận thấy tâm trạng tuần qua tùy theo ngày chán hôm vui hơn, tuy nhiên tâm trạng cao nhất của thân chủ chỉ đạt 6 điểm vào hôm thứ 3 trong tuần khi được đổi việc lịch nấu ăn cho bạn khác và dậy sớm đi học không bị muộn. Tâm trạng tồi tệ nhất ở mức 2 điểm vào hôm nay vì việc hôm nay các chủ
quản lý xuống nhắc nhở và thân chủ cũng bị mẹ mách quản lý làng về việc không chịu dậy sớm.
- Cùng thân chủ nhắc lại các kiến thức buổi trị liệu trước - Tiến hành các hoạt động mới :
o Nhận biết mối quan hệ giữa hoạt động và tâm trạng là một chuỗi các hoạt động.
Định hướng giúp thân chủnhận thấy rằng chính bản thân là người quyết định chọn các hoạt động để thực hiện, và hoạt động đó sẽ dẫn đến tâm trạng nhất định. Có những hoạt động sẽ khiến tâm trạng tồi tệ hơn và cũng có những hoạt động làm cho tâm trạng tốt hơn và chính bản thân TC có thể làm tâm trạng của chính mình tốt hơn bằng các hoạt động thích hợp.
o Thực hiện các hoạt động ngay cả khi không thích điều đó.
o Trình bày về “hoạt động như thể”: Định hướng thân chủ thực hiện hoạt động khi có tâm trạng không tốt như thể đang có tâm trạng tốt. Hướng dẫn thân chủđể dễ tiến hành hoạt động, cần xác định hoạt động khởi động dù rất nhỏ.
o Tìm hiểu về việc làm thế nào để tạo ra các ý tưởng cho hoạt động. Cùng thân chủ tìm hiểu về các hoạt động mà thân chủ muốn làm theo loại hoạt động: các hoạt động có lợi ích cho sức khoẻ và hoạt động gây hứng thú. Thân chủđã có phản hồi sau:
Hoạt động có ích cho sức khỏe
Hoạt động gây hứng thú
Thân chủcũng có mong muốn thực hiện các hoạt động có ích cho sức khỏe khi được hỏi về điều này. Thân chủ lựa chọn việc thức dậy sớm để tập thể dục.
Thân chủ lựa chọn hoạt động Nấu ăn
Lí do thích hoạt động nấu ăn: Thân chủ cảm thấy vui khi nấu, cảm thấy không bị mẹ nhắc nhở khi nấu ăn:
“Em thích nấu ăn, em có thể được tự nấu những món mình thích ăn, kiểu khi nấu ăn thì em thấy vui hơn chút, với lại em thấy là khi em mà nấu là mẹ em ( mẹ nuôi mới của thân chủ)
ít để ý xem em có chịu làm hay không, cũng không bị mẹ nói kiểu như “mày không chịu làm à”, “tao biết mày làm cho có thế thôi””
- Thảo luận cùng thân chủ về bốn nhóm hoạt động có thể được phân chia theo nhóm: Hoạt động làm một mình, hoạt động làm với người khác, hoạt động ít tốn thời gian, hoạt động ít tồn tiến.Lấy ví dụ từng hoạt động cho từng nhóm hoạt động.Yêu cầu sự phản hồi của thân chủ về lợi ích từng nhóm hoạt động mà thân chủ cảm thấy. Sự phản hồi của thân chủ về lợi ích của từng hoạt động:
Hoạt động một mình Hoạt động cùng